Cho HS nhập va

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM THIẾT kế các CHỦ đề dạy học THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực QUA các HOẠT ĐỘNG đọc VIẾT nói NGHE từ CHỦ đề TRỮ TÌNH dân GIAN VIỆT NAM (Trang 55 - 57)

VD: Hãy nhập thân vào Nguyễn Du tái hiện lại tư thế và xúc cảm của tác giả khi khi đọc “nhất chỉ thư” của Tiểu Thanh bên cửa sổ.

GV hỏi HS nhập vai ND: Tiểu Thanh là cô gái đời Minh, cách ngài cả một khoảng cách lịch sử, vậy điều gì khiến cho ngài cảm thương nàng sâu sắc đến như vậy?”

Hoạt động nhập vai Nguyễn Du là một trải nghiệm thực tế rất thú vị cho học sinh, kích thích sự hứng thú của học sinh. Hoạt động này dựa trên tri thức nền về đời sống xã hội của bản thân. Và từ sự trải nghiệm này học sinh sẽ biết cách đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia phát triển tri thức nền cho bản thân mình. Nói cách khác điều này sẽ phát triển ở học sinh năng lực tự quản bản thân và năng lực giao tiếp Tiếng Việt. Tuy nhiên, giáo viên không nên lạm dụng hình thức này vì có thể sẽ làm loãng giờ dạy và mất thời gian.

*Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm phát huy tri thức nền tập thể

VD: Thảo luận nhóm theo kĩ thuật “khăn trải bàn”: Từ số phận của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du mở rộng ra vấn đề gì về số phận con người nói chung và về chính bản thân ông. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì ?”

Hoạt động thảo luận nhóm được đưa ra nhằm mục đích phát huy năng lực hợp tác của học sinh và có sự tương tác giữa tri thức nền của các học sinh. Ở đây chúng tôi lựa chọn hình thức thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn để tất cả các thành viên của nhóm đều làm việc, sau đó trong quá trình thống nhất của cả nhóm thì mỗi thành viên của nhóm sẽ tự mình điều chỉnh nhận thức, cũng như cảm nhận của cá nhân. Đây là một năng lực rất cần thiết với mỗi học sinh để hướng tới mục tiêu thiết thực: học để chung sống. Khi thảo luận nhóm giáo viên cần đưa ra một câu hỏi thảo luận, đó là câu hỏi có vấn đề nhưng không yêu cầu trả lời dài để vừa kích thích học sinh, vừa không dàn trải nội dung bài học và mất thời gian

*Kinh nghiệm hệ thống lại tri thức nền sau khi đọc

-Bài tập yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch. Hoạt động này nhằm kiểm tra sự thu nhận kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh sau khi học. Bài tập này sẽ giúp học sinh hệ thống lại tri thức nền sau khi bổ sung những tri

thức mới, từ đó việc ghi nhớ có hệ thống và nhớ được những vấn đề cơ bản và cốt lõi.

VD: Từ bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” em rút ra được bài học gì? Viết theo những gợi ý sau:

- Về nội dung...Về nghệ thuật...

- Về cách ứng xử với cái đẹp, với người nghệ sĩ.”

5.2. Kinh nghiệm tổ chức dạy đọc hiểu văn bản có mục đích

Mục tiêu của bài học cần căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng, yêu cầu về thái độ trong chương trình và dựa vào đối tượng dạy học cụ thể, phải xác định rõ năng lực cần hướng tới. Xây dựng kế hoạch bài học có mục đích rõ ràng: Kế hoạch bài học là sự hình dung về tiến trình lên lớp, dự kiến các tình huống diễn ra, xác định nội dung kiến thức cần phải đạt được với từng đơn vị kiến thức. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM THIẾT kế các CHỦ đề dạy học THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực QUA các HOẠT ĐỘNG đọc VIẾT nói NGHE từ CHỦ đề TRỮ TÌNH dân GIAN VIỆT NAM (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)