Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL-CBCĐ về công tác phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong công tác quản lý và chỉ đạo

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) CÔNG đoàn với VAI TRÒ PHỐI hợp TRONG CÔNG tác QUẢN lý và CHỈ đạo dạy học tại TRƯỜNG THPT cửa lò (Trang 26 - 28)

II. Biện pháp phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học tại trường THPT Cửa Lò

1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL-CBCĐ về công tác phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong công tác quản lý và chỉ đạo

lý và chỉ đạo hoạt động dạy học tại trường THPT Cửa Lò

1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL - CBCĐ về công tác phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong công tác quản lý và chỉ đạo phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học

1.1. Mục tiêu thực hiện:

Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Công

việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì thế, yêu cầu đặt ra là

phải xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo ở cơ sở có năng lực, trình độ, sáng tạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, có lề lối làm việc, phong cách lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu của biện pháp đó là tạo sự chuyển biến về nhận thức cho CBQL- CBCĐ về vai trò, chức năng, tầm quan trọng của việc phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học đáp ứng xu thế toàn cầu hóa của ngành giáo dục - đào tạo và của xã hội. Có nhận thức đúng thì mới hành động đúng, có hành động đúng thì hoạt động mới đi đúng hướng và đạt hiệu quả như mong muốn.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của CBQL-CBCĐ cơ sở có vai trò hết sức quan trọng, vì CBQL - CBCĐ đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động của nhà trường. Do vậy, Bí thư Chi bộ và Chủ tịch công đoàn cơ sở cần quan tâm thường xuyên đến công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ đảng viên, giáo viên.

1.2. Nội dung thực hiện:

Tuyên truyền lịch sử phát triển của công đoàn như nhiệm vụ, vai trò, chức năng của Công đoàn trong trường học.

Tìm hiểu, nghiên cứu về Luật pháp, chế độ chính sách như Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chế độ, chính sách có liên quan đến CBNGLĐ (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, tiền thưởng, chế độ thai sản,...). Khi có những kiến thức cơ bản về pháp luật thì bản thân mỗi người CBNGNLĐ sẽ “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, đồng thời để tuyên truyền chính xác đường lối, chủ trương về luật pháp, chế độ chính sách thì hơn ai hết, cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn cần am hiểu pháp luật, nhất là pháp luật lao động và những chế độ, chính sách liên quan đến CBNGNLĐ.

Làm tốt công tác xây dựng cán bộ nguồn ở cơ sở, qua đó tạo điều kiện để các đồng chí ấy có điều kiện nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,…

CBQL - CBCĐ là những người phải nắm vững tình hình thực tế tại nơi mình công tác, nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của các công đoàn viên từ đó xây dựng và ban hành quy chế hợp lý tạo điều kiện cho CBNGNLĐ phát huy hết khả năng làm việc của bản thân.

1.3. Cách thức thực hiện:

Xây dựng đội ngũ CBQL - CBCĐ có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ nhà trường đề ra, bảo đảm, xây dựng đủ nguồn cán bộ cho mỗi kỳ đại hội tiếp theo.

Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của CBQL - CBCĐ, tập trung các nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực đội ngũ CBQL - CBCĐ, nhất là năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, năng lực đối thoại, thực hiện tốt nội quy, quy chế dân chủ tại trường học. Đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học, đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, tăng thu nhập cho CBNGNLĐ.

Xây dựng mô hình tổ chức công đoàn theo hướng mở, linh hoạt, năng động nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động, có khả năng nhạy bén xử lý các thông tin, thấu hiểu tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của CBNGNLĐ, biết tổ chức, tập hợp thu hút quần chúng tạo thành sức mạnh tổng hợp, để thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà trường đề ra.

Xây dựng đội ngũ CBQL - CBCĐ nắm vững về các văn bản, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong việc phối hợp chỉ đạo quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường như tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động đầu năm; xây dựng kế hoạch chuyên môn; kế hoạch giáo dục; kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, thực hiện tốt các đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh, các cuộc thi Tin học trẻ, Tiếng anh qua mạng, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, đồng thời phối hợp giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, chế độ chính sách, pháp luật lao động.

Xây dựng đội ngũ CBQL – CBCĐ có khả năng chăm lo lợi ích cho CBNGNLĐ theo hướng phục vụ trực tiếp, đúng đối tượng, đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm. Từ đó, thu hút, tập hợp, gắn kết chặt chẽ các công đoàn viên với nhau tạo thành một sức mạnh tổng hợp, thực hiện thường xuyên công tác chăm lo đến đời sống, việc làm, thu nhập của CBNGNLĐ, có khả năng phối hợp trong

công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người lao động.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) CÔNG đoàn với VAI TRÒ PHỐI hợp TRONG CÔNG tác QUẢN lý và CHỈ đạo dạy học tại TRƯỜNG THPT cửa lò (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)