III. Kết quả đạt được sau khi thực hiện các biện pháp phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong việc quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học
2. Kết quả về sự phối hợp công đoàn với chính quyền trong hoạt động chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học.
2.3.4. Kết quả đạt được đối với nội dung phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong công tác nghiên cứu khoa học
chính quyền trong công tác nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nhà trường. Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giảng dạy của giáo viên. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên diễn ra theo đúng kế hoạch xây dựng. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, các giáo viên có điều kiện trau dồi kiến thức, kỹ năng trong lao động khoa học, đồng thời bổ sung, tích lũy kiến thức thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy, góp phần hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
Trong những năm học vừa qua, trường THPT Cửa Lò đã thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học, đó là sự nỗ lực của Ban lãnh đạo nhà trường, sự phối hợp hài hòa giữa các Ban trong nhà trường và sự cố gắng của các công đoàn viên cùng học sinh.
Với cán bộ quản lý và giáo viên công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm luôn được Nhà trường chú trọng, Công đoàn động viên, khích lệ các công đoàn viên tham gia, đồng thời tham mưu Ban giám hiệu có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để đoàn viên công đoàn phát huy tối đa tinh thần sáng tạo. Các sáng kiến kinh nghiệm đều bám sát thực tiễn dạy và học, được hình thành, hoàn thiện bằng sự nỗ lực của mỗi cá nhân, sự góp ý xây dựng của nhóm, tổ chuyên môn. Năm học 2020-2021 có 02 SKKN cấp tỉnh, 9 SKKN cấp nghành với 04 loại 4A và 05 loại 4B, 15 SKKN cấp trường.
Ban chấp hành Công đoàn phối hợp với Ban chuyên môn triển khai Chương trình "75 ngàn sáng kiến vượt khó, phát triển", động viên CBGVNLĐ phát huy sáng kiến, ý tưởng sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ tham gia cuộc thi. Sau gần 1 thángcó 11sáng kiến nhập vào phần mềm trực tuyến, 02 sáng kiến gửi về CĐGD Nghệ An và 01 sáng kiến được LĐLĐ Nghệ An biểu dương khen thưởng.
Hình ảnh Cô giáo Nguyễn Thị Tuấn Anh tại Hội nghi “Biểu dương tập thể cá nhân có thành tích triển khai và thực hiện chương trình“75 nghìn sáng kiến vượt
khó, phát triển”
Với học sinh từ đầu năm học Công đoàn với hợp Ban chuyên môn phát huy tinh thần tự học, sáng tạo, kết hợp kiến thức trong sách vở vào thực tiễn, khuyến khích các em học sinh tự nghiên cứu khoa học thông qua các cuộc thi "Tin học trẻ", cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp Tỉnh, cuộc thi Olympic tiếng Anh, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọcvà đạt được các kết quả đáng ghi nhận.
Năm học 2020-2021nhà trường có 01 giải nhì và 01 giải ba KHKT cấp Tỉnh; 01giải khuyến khích Olympic Tiếng Anh cấp Quốc gia và 01 giải Nhì Đại sứ văn hóa đọc cấp Tỉnh.
Hình ảnh học sinh đạt giải Nhì và giải Ba tại cuộc thi KHKT cấp Tỉnh năm học 2020-2021
Năm học 2021-2022 trong kỳ thi KHKT cấp tỉnh, Nhà trường có 01 giải Nhất, 02 giải Ba KHKT cấp Tỉnh và được vinh dự là 1 trong 6 trường trên toàn tỉnh được Giám đốc Sở tặng Giấy khen.
Hình ảnh Thầy giáo Nguyễn Hồng Hải (Bí thư Chi bộ)và cô giáo Nguyễn Thị Bích Trà cùng hai em học sinh đạt giải Nhất tại lễ trao giải cuộc thi KHK cấp tỉnh,
Hình ảnh Thầy giáo Nguyễn Hồng Hải đại diện nhà trường nhận giải một trong các trường có thành tích tốt, tại lễ trao giải cuộc thi KHKT cấp tỉnh
năm học 2021-2022
Kết quả đạt được là sự nỗ lực của CBNGNLĐ, học sinh, sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo và sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chức trong nhà trường. Trong thời gian tới Ban chấp hành Công đoàn tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được đồng thời tiếp tục thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn trong tình hình mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo mục tiêu chương trình GDPT 2018.
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Công đoàn với vai trò phối hợp trong công tác quản lý và chỉ đạo dạy học tại trường THPT Cửa Lò”,
chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Đề tài đã sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học từ đó xây dựng cơ sở lý luận phối hợp giữa công đoàn với chính quyền trong quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học tại trường THPT Cửa Lò. Nội dung phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học gồm: Quản lý hoạt động giảng dạy, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn hỗ trợ CBNGNLĐ, và phát triển kỹ năng mềm cho học sinh.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn tại trường THPT Cửa Lò, nhóm tác giả đã mạnh dạn đề xuất các biện pháp về sự phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền trong việc phối hợp quản lý và chỉ đạo hoạt động dạy học để thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Thực tế đã chứng minh các biện pháp đưa ra được sự đồng thuận cao của CBNGNLĐ, và bước đầu đã chứng minh các biện pháp trên có hiệu quả thiết thực trong Nhà trường.
2. Kiến nghị
1. Với Sở giáo dục và Đào tạo Nghệ An:
Tiếp tục chỉ đạo các trường thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền trong công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học để các hoạt động được triển khai đầy đủ và nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn.
Có sự động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện để Công đoàn ngành phát động tốt các phong trào thi đua khen thưởng kịp thời, luôn nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn nguồn có năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sát quần chúng.
2. Với CĐGD Nghệ An:
Tăng cường các lớp bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ công đoàn cơ sở, đặc biệt là công tác nữ công.
Đề xuất các chính sách đãi ngộ cho cán bộ công đoàn cơ sở nhằm giữ chân và thu hút những cán bộ công đoàn có năng lực và tâm huyết.
Tiếp tục triển khai, đẩy mạnh các phong trào thi đua “Dạy tốt- học tốt”
sự ủng hộ hưởng ứng nhiệt tình của các công đoàn cơ sở tại các trường học và các phong trào phải mang thiết thực hướng tới việc hoàn thiện mục tiêu của Bộ giáo dục và đào tạo.
Xây dựng nhân tố điển hình trong “Dạy tốt- học tốt” trong toàn tỉnh, chia sẻ các kinh nghiệm tốt về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học cho các giáo viên , phân tích rút kinh nghiệm những điểm còn hạn chế cho các Công đoàn cơ sở tại các trường học
Tư vấn cho Sở Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng đội ngũ CBCĐ cơ sở có năng lực và nhiệt huyết, tận tâm với nghề, dám nói , dám làm và dám chịu trách nhiệm.
3. Với Ban Giám Hiệu:
Cần phối hợp chặt chẽ với Công đoàn trong mọi hoạt động, quan tâm hỗ trợ kịp thời cán bộ Công đoàn.
Tác động đến tập thể CBNGNLĐ để họ tích cực tham gia các phong trào và các cuộc vận động có hiệu quả.
Quan tâm nhiều hơn đến nữ CBNGNLĐ nhất là vấn đề bình đẳng giới trên mọi phương diện.
Nâng cao vai trò của Ban chấp hành Công đoàn trong nhà trường thông qua sự phối hợp giữa Công đoàn với các Ban trong mọi hoạt động nhà trường.
Tạo điều kiện cho Ban chấp hành Công đoàn tổ chức tốt các buổi giao lưu giữa các trường THPT để công đoàn viên có thể chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tổ chức các buổi giao lưu, thi đấu thể thao, tham quan, du lịch. Qua đó xây dựng tinh thần đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong toàn trường.