Các kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) các BIỆN PHÁP tạo sự HỨNG THÚ học TOÁN CHO học SINH THPT THÔNG QUA VIỆC dạy, học PHẦN VECTƠ – CHƯƠNG TRÌNH HÌNH học lớp 10 (Trang 52 - 55)

1. Với Sở GD&ĐT Nghệ An

Cần có thêm nhiều chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng lại cho các giáo viên để thích ứng với dạy học theo phương pháp mới.

2. Với trường THPT Quỳnh Lưu 3

Có kế hoạch áp dụng rộng rãi Đề tài này trong dạy-học, để có tư liệu cho giáo viên và học sinh, đồng thời Tác giả có thể tiếp nhận được các ý kiến phản hồi từ học sinh và các đồng nghiệp để Đề tài ngày càng hoàn thiện và có tính ứng dụng cao hơn.

3. Với học sinh

HS cần mạnh dạn, chủ động hơn nữa trong việc chia sẽ kiến thức toán học và trình bày các giải pháp toán học .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Nội dung Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, Hà Nội.

4. Hoàng Chúng (1995), Phương pháp dạy học toán học ở trường phổ thông trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. G.Polya (1995), Toán học và suy luận có lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên (2010), Hình học 10, NXB Giáo dục Việt Nam.

7. Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm. 8. Mạng xã hội.

1

PHỤ LỤC: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM BÀI 2: TỔNG VÀ HIỆU HAI VEC TƠ BÀI 2: TỔNG VÀ HIỆU HAI VEC TƠ

Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán – Hình học: 10

Thời gian thực hiện: 05 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu cách xác định tổng, hiệu hai vectơ, quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành và các tính chất của tổng vectơ: giao hoán, kết hợp, tính chất của vectơ-không.

- Biết được a b+  +a b .

- Vận dụng được: quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành khi lấy tổng hai vectơ cho trước.

- Vận dụng được quy tắc trừ OB OC− =CB vào chứng minh các đẳng thức vectơ. Vận dụng được kiến thức về tổng và hiệu hai vectơ vào giải quyết bài toán thực tiễn (ví dụ: giải thích tại sao: Hai người cùng kéo một chiếc thuyền theo hai hướng khác nhau. Tuy nhiên, chiếc thuyền lại không di chuyển theo cùng hướng với một trong hai người đó mà di chuyển theo một hướng khác,...).

2. Năng lực

- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.

- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học.

3. Phẩm chất:

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Năng động, trung thực sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) các BIỆN PHÁP tạo sự HỨNG THÚ học TOÁN CHO học SINH THPT THÔNG QUA VIỆC dạy, học PHẦN VECTƠ – CHƯƠNG TRÌNH HÌNH học lớp 10 (Trang 52 - 55)