KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu SKKN văn hóa sử DỤNG MẠNG xã hội của học SINH dân tộc nội TRÚ (Trang 52 - 53)

1. Kết luận

Qua thực tế khảo sát, nghiên cứu, phân tích văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

Văn hóa sử dụng mạng xã hội có ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến toàn bộ đời sống tinh thần của học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ nhận thức đến thái độ, cảm xúc, làm tăng khả năng dẫn đến những hành vi tiêu cực, hành vi xấu, không kiểm soát.

Phần lớn học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có kỹ năng sống, chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về hiện tượng này đã bị lôi kéo, bị ảnh hưởng, bị tác động và để mình bị cuốn theo tâm lý đám đông, sa đà vào hiện tượng này mà chưa có sự chủ động, độc lập trong quan điểm, cách đánh giá. Cũng đa số học sinh chưa biết cách ứng phó với vấn đề, thường tự để bản thân rơi vào tình trạng tâm lý bất ổn, bị chi phối bởi những suy nghĩ tiêu cực, bế tắc, những cảm xúc chán nản, bi quan và tình trạng mất phương hướng.

Vấn đề này có tác động rất nguy hại đến tâm lý, ảnh hưởng lớn học tập và cuộc sống của học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Để khắc phục được những tác động tiêu cực của vấn đề này với học sinh chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với từng nhóm đối tượng. Thực hiện tốt những giải pháp này sẽ góp phần giúp học sinh nâng cao nhận thức, độc lập trong suy nghĩ, đánh giá, giảm thiểu đáng kể những ảnh hưởng tiêu cực mà trên mạng xã hội mang lại. Đối với những học sinh đã từng là nạn nhân của mạng xã hội, những giải pháp này sẽ phần nào giúp các em vượt qua những khó khăn khi phải đối mặt với những áp lực nặng nề từ xã hội và sự khủng hoảng tinh thần của bản thân.

2. Kiến nghị:

- Xây dựng phần mềm quản lý mạng xã hội: phần mềm này đưa ra chủ yếu là để phát hiện và thay thế hoặc xóa bỏ nhưng từ ngữ tiêu cực, nhục mạ người khác trên mạng xã hội.

- Đề xuất Sở Giáo dục và Đào tạo sớm nghiên cứu ban hành quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đến trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn và xây dựng ngôi trường hạnh phúc.

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu là đối tượng học sinh THPT, THCS nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các học sinh dân tộc nội trú ở Việt Nam.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gustave Le Bon, Tâm lí học đám đông, Nxb Tri Thức, 2006. 2. Hải Băng, mạng xã hội có thể trở thành nơi “Tiếp tay tội phạm”,

http://songmoi.vn/mang - xa - hoi - co - the - tro - thanh - noi - tiep - tay - toi - pham - 50924.html

4. Thùy Chi, Đề xuất bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội,

http://baochinhphu.vn/Xa - hoi/De - xuat - bo - quy - tac - ung - xu - tren - mang - xa - hoi/302985.vgp

5. Nghị định 97/2008/NĐ - CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.

6. Phạm Hải Chung, Giấy phép chơi đàn và chuyện ‘thiêu thân’ thế giới ảo, http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/giay - phep - choi - dan - va - chuyen - thieu - than - the - gioi - ao - 388415.html

7. Phạm Hải Chung, “Vấn nạn '“ném đá” giấu tay', bôi nhọ trên mạng xã hội”, https://news.zing.vn/van - nan - nem - da - giau - tay - boi - nho - tren - mang - xa - hoi - post735769.html

8. Đoàn Thuỳ Dương, “Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển vốn xã hội”, Luận văn Thạc sĩ, ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, 2014.

9. Hoàng Điệp - Ngọc Hà - Quang Khải, Cấm xe máy, tranh luận hay '“ném đá”?, https://tuoitre.vn/cam - xe - may - tranh - luan - hay - nem - da - 1306743.html

10. Đặng Hoàng Giang, Thiện, ác và smartphone, Nxb Hội Nhà văn, 2015. 11. Nguyễn Thị Phương Hoa, Cuộc chiến tuổi dậy thì, Nxb Phụ nữ, 2015. 12. Bùi Thu Hoài, “Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ”, Luận văn Thạc sĩ, ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, 2014.

13. Đặng Minh Hoàng, “Tác động của game nhập vai online đến đời sống của sinh viên hiện nay”, Khóa luận tốt nghiệp, ĐH Văn hóa Hà Nội, 2015.

14. Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Lan Nguyên, “Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý tập 32 số 2 (2016), 68 - 74.

15. Châu Anh, Hội chứng “ném đá” trên mạng xã hội và những hậu quả đau lòng, http://baodansinh.vn/hoi - chung - nem - da - tren - mang - xa - hoi - va - nhung - hau - qua - dau - long - d11716.html

Một phần của tài liệu SKKN văn hóa sử DỤNG MẠNG xã hội của học SINH dân tộc nội TRÚ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)