CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
3.1. Giải pháp văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú:
3.1.1. Nhóm giải pháp chung
- Phụ huynh phải giáo dục con từ các giá trị đạo đức trong mối quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Cha mẹ phải có quan tâm đúng mức tới cảm xúc của con để giúp chúng cảm được đầy đủ tình yêu thương của gia đình, bởi gia đình là cái gốc giúp định hình nhân cách con trẻ. Ở trường, ngoài những bài học được thường xuyên lồng ghép nội dung về mạng xã hội, cần có những buổi học ngoại khóa hướng dẫn học sinh ứng xử với tình huống cụ thể. Việc lập những trang giới thiệu tấm gương, hành động đẹp trong học đường là việc làm cần thiết. Ngoài ra, trường học phải đưa ra những quy chế đánh giá điểm rèn luyện thông qua văn hóa giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
- Để vượt qua bình luận tiêu cực trên mạng xã hội giáo viên hướng dẫn các học sinh cần làm những điều sau:
+ Trong thế giới đa chiều và đầy biến động như hiện nay, các em hãy làm quen với các quan điểm, chính kiến, chỉ trích khác nhau. Hãy bình tĩnh trước mọi lời chỉ trích, vì người chỉ trích sẽ càng phấn khích, chiến thắng khi họ biết bạn đang bị hoặc đang quan tâm tới những chỉ trích của họ.
+ Đừng quan tâm tới các lời chỉ trích, bình luận vì rốt cuộc rồi nó cũng sẽ tự hết. + Hãy tìm đến những người thân và những người ủng hộ bạn. Rất nhiều người tốt sẽ hiểu và cảm thông với bạn.
+ Nếu có cơ hội hoặc có đầy đủ chứng cứ, hãy bình tĩnh để các chứng cứ và thực tế chứng minh đúng hay sai. Bạn nên nhớ “mọi lý thuyết đều là màu xám chỉ có cây đời mãi xanh tươi”.
+ Hãy vui vẻ tiếp nhận mọi lời bình phẩm, chỉ trích vì dù sao thì đó cũng là sự quan tâm của cư dân mạng.
+ Hãy để cơ thể của bạn được nghỉ ngơi (bằng cách tránh tiếp cận với mạng xã hội một thời gian) và giải tỏa mọi căng thẳng thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao. Nếu buồn khóc hãy khóc, nếu tức giận hãy tìm cách giải tỏa cơn giận một cách khôn ngoan, và nếu có cảm giác cô đơn, thất vọng hãy tìm đến những người thân để chia sẻ… Bằng cách đó, bạn sẽ lấy lại niềm tin và nghị lực để đối phó với mọi áp lức từ cư dân mạng.
+ Khi sử dụng mạng xã hội nếu không nói được những điều lạc quan thì nên giữ im lặng; tế nhị tôn trọng người khác; hãy nhớ rằng những gì chia sẻ trên mạng xã hội là một sự phản ánh của con người bạn hay tính cách, lối sống của bạn;
Không nên và không cần thiết phải đăng tải hình ảnh của bản thân lên mạng xã hội; tuyệt đối không nên tham gia vào các cuộc tranh luận trên mạng; nhận diện và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải; thể hiện quan điểm, chính kiến trong việc xây dựng
xã hội, đất nước; chú trọng chia sẻ những điều hay. Ngoài ra rèn luyện cho bản thân một số kỹ năng về việc kiểm soát bản thân, những kỹ năng xử lý thông tin và đánh giá những tác động của mạng xã hội lên bản thân để không bị nghiện mạng xã hội. Trong đó là xác định rõ mục tiêu sử dụng mạng xã hội, tắt các chế độ báo cáo… Nhu cầu thể hiện bản sắc cá nhân của người trẻ rất lớn tuy nhiên khả năng của bản thân thì không đáp ứng được. Do đó, có một số học sinh đã tìm những cách thể hiện một cách khác biệt, bị lệch lạc. Vì vậy, nên có mục đích, mục tiêu sử dụng mạng xã cho bản thân trong tương lai. Đồng thời chú ý chất lượng like hơn là số lượng like, cũng ý thức, trách nhiệm hơn trong việc sử dụng, biết tự bảo vệ mình.
+ Thông qua các buổi học hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp, học nghề tuyên truyền học sinh được trang bị kỹ năng chọn lọc thông tin, sử dụng mạng xã hội để phục vụ nhu cầu học tập, giải trí lành mạnh. Em Vi Đức Hưng, lớp 12C1, trường THCS dân tộc nội trú Qùy Châu - Nghệ An cho biết, mỗi ngày em thường dành khoảng 2 giờ để vào Facebook và zalo, mạng internet tìm hiểu thông tin hữu ích cho việc học. Em thường lên mạng tra cứu và tham khảo những bài giải toán hay, học thêm tiếng Anh trên mạng (Hình 3.1).
Hình 3.1. Học sinh trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An sử dụng mạng internet hiệu quả trong việc học tập tại trường.
Các thầy, cô giáo luôn nhắc nhở các em học sinh sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả, nhất là đối với các em học sinh nội trú phải xa gia đình. Theo thầy giáo Nguyễn Đậu Trương - Hiệu trưởng trường PT dân tộc nội trú THPT Số 2 Nghệ An tại các buổi họp cơ quan, sinh hoạt chào cờ đầu tuần, trường đều nhắc nhở các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm lớp thường xuyên định hướng cho học sinh cần đọc những trang báo điện tử chính thống. Đồng thời, hướng dẫn các em sử dụng mạng xã hội phải cảnh giác với những thông tin xấu, độc, video clip lừa đảo, bịa đặt nói xấu, kích động, lôi kéo học sinh… Khi phát hiện mâu thuẫn cá nhân giữa các em trên mạng, giáo viên nhà trường sẽ gặp gỡ từng học sinh để tư vấn, giải thích để các em có ứng xử đúng mực trên mạng xã hội. Thầy thường nói chuyện, trao đổi và định hướng cho con nên vào những trang mạng bổ ích cho việc học tập và tìm hiểu thông tin. Ngoài ra, thầy chủ động tìm hiểu những trang web phục vụ việc học tập để cùng các học sinh tìm hiểu, tạo sự thoải mái, gần gũi và tin tưởng cho các học sinh. Sử dụng mạng xã hội là nhu cầu tất yếu
trong xu thế toàn cầu hóa, mong rằng, các phụ huynh, thầy cô giáo luôn đồng hành với học sinh và con em mình trong việc sử dụng mạng xã hội. Từ đó, giúp các em có nhận thức đúng đắn, hành động tích cực khi dùng mạng xã hội, góp phần phục vụ thiết thực cho học tập và cuộc sống. Học sinh nên tập trung xây dựng hình ảnh đẹp, đồng thời đưa góc nhìn của mình vào các sự kiện xã hội, dù đúng dù sai thì quan điểm cá nhân luôn được chất nhận. Điều đó không chỉ thể hiện văn hóa mạng, nó thể hiện chính tính cách và con người các bạn. Tiếp thị hình ảnh bản thân là một cách cho mọi người xung quanh nhìn vào giá trị tiềm năng, sự lan tỏa đối với cộng đồng của bạn.
Nhìn vào mặt tích cực thì các trang mạng xã hội giúp học sinh học tập tốt hơn, giao tiếp, tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc dùng để kết nối các bạn có chung mục đích bằng các trang mạng có tính đặc thù riêng. Nhờ đó, khoảng cách đã được kéo gần lại về cả mặt địa lý lẫn tinh thần của các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì việc sử dụng mạng xã hội gây ra không ít những tác động xấu. Mạng xã hội khiến học sinh sao nhãng học tập và các hoạt động ngoại khóa. Quỹ thời gian tự học của các bạn bị giảm đi do dành quá nhiều cho việc lướt web; vô tình gây ra hậu quả nhiều bạn trẻ hiện nay có những suy nghĩ sai lệch, hành động sống “ảo” quá khích và ứng xử thiếu văn minh trên các cộng đồng mạng chúng ta hiện đang quá lạm dụng mạng xã hội khiến cho các trang mạng xã hội có ảnh hưởng xấu đến hành vi của nhiều bạn trẻ. Điều hại đầu tiên các bạn có thể nhìn thấy đó chính là hại sức khỏe, bởi dành nhiều thời gian để online, thị lực sẽ bị suy giảm; trí não làm việc liên tục không được nghỉ ngơi. Các biểu hiện suy giảm sức khỏe này chưa thể hiện ngay nên vô hình chung là chúng ta đang chủ quan và coi nhẹ nó. Không ít trường hợp các bạn trẻ bị “nghiện” mạng xã hội mà không hay biết, tần suất sử dụng trong ngày quá nhiều, lượng đăng ảnh và dòng trạng thái liên tục…
Cộng đồng mạng như một xã hội chung, mỗi bạn trẻ khi tham gia cần có trách nhiệm với chính mình và bạn bè xung quanh. Nhất là các học sinh đăng tải hình ảnh, dòng trạng thái cá nhân không nên lấy quan điểm của người khác để đăng lên trang cá nhân của mình, điều đó chứng tỏ các bạn đang đánh mất ý kiến bản thân. Chúng ta cần nói lên tiếng nói, dù có giống với các bài viết tâm trạng trên mạng thì cũng nên có cách xử lý khéo léo hơn bằng cách sao chép có ghi nguồn, thêm vào những câu nói của bản thân… như vẫn là khẳng định mình.
Khi tham gia vào một cộng đồng thì các bạn buộc phải tôn trọng những người đang dõi theo trang mạng xã hội. Khi bạn gặp sự cố trong công việc, làm sai việc gì đó, điều đầu tiên cần làm là công khai đưa lời xin lỗi trên các trang mạng xã hội. Đây là
hành động thể hiện sự văn minh, biết nhận lỗi và xoa dịu những người xung quanh bạn; nếu né tránh sẽ chỉ làm chúng ta sai càng thêm sai. Bên cạnh đó, tính trung thực trên mạng xã hội là điểm không thể thiếu, vì dân cư mạng rất thông minh, khi bạn đăng ảnh có chỉnh sửa, thông tin sai sự thật… rất dễ bị phát hiện. Cho nên, tôi khuyên các em học sinh đừng quá sống ảo, hãy là chính các bạn, thể hiện sự gần gũi và trung thực thì ắt sẽ mọi người được yêu quý. Trang mạng xã hội cũng chính là một cách để chúng ta nhìn nhận một người ra sao thông qua các phát ngôn, các bức ảnh của họ. Do đó, các em hãy nhớ những chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói, thông tin hình ảnh quá phản cảm khiến người khác phải chịu đựng cảm xúc của riêng bản thân bạn, đó là hành động ứng xử văn minh trên cộng đồng mạng xã hội.
* Xây dựng khẩu hiệu THINK trong nhà trường
+ T (true): Đó có phải là sự thật không? + H (helpful): Việc đó có lợi ích không?
+ I (inspiring): Điều đó có tạo cảm hứng không? + N (necessary): Việc này có cần thiết không? + K (kind): Việc đó có tử tế không?
* Thiết kế các poster, móc chìa khóa, bookmark, tờ rơi tuyên truyền: Nhằm
để tuyên truyền rộng rãi hơn cho mọi người đều biết đến hiện tượng “bạo lực ngôn ngữ” trên mạng xã hội cũng như có nhận thức đúng đắn về bản thân, chúng tôi đã tiến hành thiết kế một số sản phẩm tiện lợi, phù hợp với lứa tuổi như móc khóa, bookmark và poster... Đối tượng đầu tiên chúng tôi muốn hướng đến là các học sinh tại trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An, trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An , THCS dân tộc nội trú Qùy Châu…sau đó đến một số trường khác trong địa bàn tỉnh Nghệ An và cuối cùng là tuyên truyền trong xã hội. Chúng tôi dự kiến thiết kế đồ dùng với nhiều mẫu mã khác nhau cùng với học sinh nhưng đều mang khẩu hiệu THINK mà chúng tôi đề ra. Đồng thời, chúng tôi hy vọng mọi người sẽ truyền tay nhau để góp phần giảm bình luận tiêu cực trong cộng đồng (hình 3.2, hình 3.3).
Hình 3.2. Poster tuyên truyền Hình 3.3. Poster tuyên truyền
Ngoài móc khóa, chúng tôi cũng đưa ra các mẫu tờ rơi giới thiệu nguyên nhân, đặc điểm, hướng dẫn các bạn phòng tránh và vượt qua bình luân tiêu cực (chúng tôi sẽ mời Ban giám hiệu kiểm duyệt). Như vậy các học sinh có thể nhận tờ rơi miễn phí từ
tổ văn phòng, tổ tư vấn tâm lý học đường hoặc văn phòng Đoàn trường và nhận được các thông tin hữu ích cho mình.
* Tận dụng quyền báo cáo (report) của người dùng trên mạng xã hội:
Mạng xã hội hiện nay đã phát huy tối đa khả năng tương tác của người dùng, tức là người dùng không chỉ có thể tương tác với nhau mà còn có khả năng tương tác với nhà sản xuất hay đội ngũ quản lý chuyên nghiệp của trang mạng xã hội đó. Khả năng này đã được các nhà mạng tích hợp trong nút report. Report là một nút chức năng có tác dụng thông báo và phản hồi của người dùng tới những nhà quản lý websites chuyên nghiệp về nội dung xấu hoặc những hình ảnh vi phạm chính sách nội dung của các nhà quản trị.
Với trang mạng phổ biến nhất hiện nay là Facebook, nút report này đã sớm được đưa vào sử dụng. Sau khi nhấn nút report người dùng sẽ được hỏi lý do vì sao muốn báo nội dung xấu, và câu trả lời sẽ được đưa đến đội ngũ nhân viên tương tác khách hàng. Đội này được chia làm bốn nhóm với các thành viên túc trực 24/24 trên toàn cầu, gồm có nhóm An toàn nội dung, nhóm Chống phiền nhiễu, nhóm Chống giả danh và nhóm Ngăn chặn truy cập trái phép. Từng nhóm sẽ xử lý nội dung được báo cáo dựa trên phân loại câu trả lời của bạn. Sau khi phát hiện nội dung vi phạm, ban quản lý Facebook sẽ xóa bỏ nội dung ấy và đưa lời cảnh báo đến người đã đăng tải. Thêm vào đó, có thể người này sẽ bị Facebook giới hạn một số nội dung được chia sẻ trên tường của họ, hoặc hạn chế một số chức năng trong tài khoản. Nếu vấn đề là nghiêm trọng, Facebook sẽ khóa tài khoản đó lại, hoặc nhờ đến sự can thiệp của pháp luật nếu cần thiết. Nếu những người dùng mạng xã hội đều có thể sử dụng nút report này đúng cách thì sẽ giảm thiểu được không ít trường hợp bình luận tiêu cực trên mạng xã hội. Khi thấy một đối tượng nào đó có phát ngôn bừa bãi, lăng nhục hay miệt thị một cá nhân, tổ chức một cách quá khích, chúng ta hoàn toàn có thể nhấn nút report. Dù không ngăn chặn và đã giảm thiểu phần nào hành vi tiêu cực này.