CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
3.2. Đối với những lực lượng xã hội khác:
3.2.4. Về phía các cơ quan truyền thông
Một thực trạng rất không tốt khi sử dụng mạng xã hội là có rất nhiều thanh thiếu niên vẫn chưa hiểu rõ về hành vi này hoặc đang lạm dụng hành vi làm nhục công cộng. Có những hành động mang tính tiêu cực cao như trầm cảm, đánh người, tự tử,... học sinh THPT,THCS vốn đang ở độ tuổi thay đổi về tâm sinh lý và bình luận tiêu cực giống như là nhu cầu sinh lý mỗi ngày. Trách nhiệm của các nhà chức trách là phải kiểm soát gắt gao những sách, truyện được xuất bản, kể cả các bộ phim và các chương trình truyền hình thực tế, tránh cổ xúy cho hành vi tiêu cực này.
Chúng tôi đề xuất mô hình chương trình thực tế như sau: + Số lượng tham gia: 10 người
+ Thời gian phát sóng: Mỗi tuần một lần
+ Cách thức: 10 người tham gia sẽ dùng bất kì hình thức nào để chia thành 2 đội (bốc thăm, chơi trò chơi phân đội…). Mỗi đội gồm 5 người sẽ được chương trình cử đi trò chuyện, chơi trò chơi, giúp đỡ các nạn nhân bị cộng đồng mạng “ném đá”. Sau chuyến đi giúp đỡ, có thể tổ chức cuộc thi: Dùng kính “thực tế ảo” trải nghiệm cảm nhận khi bị “ném đá”. Mỗi đội sẽ lần lượt chọn ra một người để trải nghiệm cùng một người của đội kia, 2 người sẽ cùng xem một nội dung bằng kính thực tế ảo, mỗi đoạn phim sẽ có một quy định thắng thua phù hợp. Qua các lượt chuyển tiếp 1 - 1 giữa hai đội, đội nào giành nhiều điểm hơn sẽ thắng.
+ Ý nghĩa: Qua chương trình thực tế, những người tham gia sẽ có cơ hội tiếp xúc, thông cảm với nạn nhân bị “ném đá”, từ đó có cách nhìn tốt đẹp hơn và có thể tự chấn chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình. Đồng thời, kính thực tế ảo sẽ giúp cho người tham gia trải nghiệm như thật khoảnh khắc bị mọi người “ném đá”. Từ đây, càng nhiều người tham gia chương trình thì mức độ lan truyền càng rộng hơn, hành vi “ném đá” người khác từ đây sẽ có thể được khắc phục dần dần, đem lại lợi ích cho cả người tham gia, người xem…
Bên cạnh đó, phải dò soát chặt hơn nữa những bài viết sai lệch được đăng trên các trang mạng cá nhân. Bằng một cách nào đó, cơ quan chức năng phải kiểm duyệt được những trang cá nhân này. Các cơ quan truyền thông cũng có thể lồng ghép những hậu quả của nạn nhân của mạng xã hội trong một số bài báo, chuyên mục tin tức… để mức độ người xem được phổ biến rộng rãi hơn.