CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
3.2. Đối với những lực lượng xã hội khác:
3.2.2. Về phía nhà trường
* Phát huy vai trò của tổ tư vấn tâm lí xã hội
Hiện nay nhiều trường dân tộc nội trú trên toàn quốc đã thành lập và đưa tổ tư vấn tâm lý xã hội vào môi trường học đường. Ngay tại tỉnh Nghệ An, nhiều trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng đã áp dụng mô hình này và thu về được những hiệu quả nhất định. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục đề xuất giải pháp này đối với các trường khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi thành viên trong công tác tư vấn tâm lý học đường nên hiểu rõ nhiệm vụ của tổ tư vấn tâm lý có trách nhiệm trợ giúp tâm lý cho học sinh để nâng cao hiểu biết về bản thân, các mối quan hệ xã hội; tiến hành các tư vấn các kỹ năng phòng ngừa, định hướng, hỗ trợ và can thiệp khi học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để các em tìm được hướng giải quyết phù hợp. Tổ tư vấn có thể có sự tham gia của ban giám hiệu nhà trường, giáo viên phụ trách, Đoàn trường kiêm nhiệm, thầy cô từ tổ xã hội trong nhà trường (giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, nhân viên y tế học đường, …). Hoạt động tổ Tư vấn tâm lý nên xây dựng kế hoạch hàng năm, đa dạng hóa các nội dung tư vấn định hướng; tư vấn định hướng trọng điểm hàng tháng, phù hợp lứa tuổi; gắn với giáo dục đạo đức, lối sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cùng với đó là phát hiện và tư vấn riêng cho học sinh bằng hình thức: tư vấn trực tiếp, gmail, điện thoại...; tư vấn đối với phụ huynh để họ biết cách quản lý con cái và phát hiện tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
Quy trình hoạt động của tổ tư vấn tâm lí xã hội hiện nay
Chúng tôi nhận thấy quy trình hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý tại một số trường hiện nay hiệu quả chưa cao. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi đề xuất một quá trình hoạt động cụ thể và hiệu quả hơn cho tổ tư vấn tâm lí học đường (xem hình trang 42).
* Tổ chức các buổi ngoại khóa
Nhà trường có thể tận dụng ở mức tối đa các buổi ngoại khóa sẵn có hoặc cuối các buổi học để tổ chức các buổi tọa đàm hay sinh hoạt tập thể, có thể theo phạm vi toàn trường hoặc theo từng khối lớp. Nếu mở rộng hơn có thể tổ chức giao lưu giữa các trường, trong đó buổi ngoại khóa không chỉ giới thiệu, đưa ra số liệu và phân tích thực trạng vấn đề mà còn có thể lồng ghép các tiết mục kịch để giáo dục. Đồng thời có thể đưa trải nghiệm kính thực tế ảo đến buổi ngoại khóa để các bạn học sinh đều có cơ hội dùng thử, qua đó có nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề. Ban tổ chức có thể mời thêm các bác sĩ tâm lý, những diễn giả nổi tiếng để trò chuyện, giao lưu với các học sinh.
Đối với những cá nhân thường xuyên hoặc đã từng bình luận tiêu cực người khác trên mạng xã hội, sau khi trải nghiệm kính thực tế ảo được chúng tôi áp dụng trong chương trình buổi ngoại khóa cũng như giáo dục mềm thông qua các thông tin được truyền tải và các tiểu phẩm công diễn, có đến 53% (159 câu trả lời) cho biết họ sẽ không bình luận tiêu cực trên mạng xã hội nữa. Số lượng cho biết sẽ hạn chế tối đa hành vi này là 41% (tương ứng 123 câu trả lời). Đối với những học sinh là nạn nhân hoặc chưa là nạn nhân, các phương pháp hữu ích nếu gặp phải tình trạng này cũng được truyền tải tới các bạn, cụ thể là 86% (258 câu trả lời) cho biết đã biết rõ các giải pháp cần thiết. Đặc biệt 94% các bạn học sinh (282 câu trả lời) mong muốn mô hình buổi ngoại khóa này tiếp tục được duy trì ở các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An thường xuyên hơn. Những số liệu khảo sát ban đầu về hiệu quả của mô hình ngoại khóa là cực kì khả quan, những tiêu chí mà chúng tôi đưa ra như phổ biến kiến thức, giáo dục tư tưởng cho các học sinh thường xuyên bình luận tiêu cực trên mạng xã hội hay cung cấp các giải pháp cần thiết... mô hình này đều có thể đáp ứng rất tốt. Các học sinh cực kì hào hứng và bày tỏ thiện cảm với mô hình này, vì vậy chúng tôi đề xuất mô hình sinh hoạt ngoại khóa như vậy cho các trường còn lại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
* Giáo dục nhận thức cho học sinh
Để giáo dục học sinh tốt, cần phải có những phương pháp giảng dạy thực sự hiệu quả. Nhà trường vẫn định hướng cho học sinh những chuẩn mực của đạo đức và xã hội, dạy cho học sinh biết đánh giá thế nào là một sự việc đúng, cái nào là sai và cái nào là tốt, cái nào là xấu, nhưng hiệu quả tác động tới học sinh chưa cao. Giáo viên cần quan tâm đến từng học sinh của mình hơn để hiểu tâm lý của lứa tuổi nhạy cảm này. Khi học sinh có những suy nghĩ và hành động lệch chuẩn, giáo viên cần có những cách giải quyết khôn khéo, tránh gây tác dụng ngược và trao đổi thẳng thắn với học sinh đó. Nếu cần thiết, giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh để cùng nhau giải quyết vấn đề.
* Khuyến khích lối tư duy phản biện vào môi trường học đường
Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là việc chúng ta không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó hấp dẫn và có vẻ dễ tin đến đâu. Luôn có nhiều mặt cần xem xét đối với vấn đề ấy và phải trải qua quá trình tư duy, bao gồm các giai đoạn từ thu thập dữ liệu, phân tích, lập luận, đánh giá rồi mới đi đến kết luận cuối cùng. Chính nhờ lối tư duy phản biện này mà tri thức con người đã tiến xa hơn rất nhiều. Từ "phản biện" (critical) theo nhận thức chung thiên về yếu tố "suy xét" trong tư duy. Nhưng trong tiếng Việt, nó lại thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực, là các ý kiến phê phán, chống đối. Vô cùng đáng tiếc, đây lại là rào cản chưa được tháo bỏ. Vì vậy, khi nhận được một thông tin, phản ứng đầu tiên trên mạng thường là chỉ trích, thiếu quá trình xác minh thông tin đó đúng hay không, có các mặt tốt và xấu nào. Trở thành một netizen (cư dân mạng), khá đông người trẻ vì thiếu góc nhìn riêng, lười suy xét, cảm thấy khó khăn khi phân biệt đúng sai, nên sẽ tìm đến một số cá nhân có tiếng nói mạnh hơn, chờ đợi ý kiến và quan điểm của họ. Chính từ đây hình thành nên những đám đông dễ bị kích động, với những vụ “ném đá” tập thể đã và sẽ còn tiếp tục xảy ra.
Từ tất cả những điều trên, có thêm một vấn đề nữa được đặt ra từ môi trường học đường; đó chính là vấn đề rèn luyện lối tư duy phản biện. Một học sinh khi đã được rèn luyện lối tư duy phản biện lành mạnh, đúng mực trước hết sẽ giảm khả năng tùy tiện bình luận tiêu cực trên mạng xã hội, nếu có nảy sinh ý kiến trái chiều thì bản thân học sinh đó đã được trang bị đủ khả năng để nêu lên ý kiến của mình một cách văn minh với tính xây dựng cao. Có rất nhiều phương pháp để tăng khả năng phản biện cho học sinh, trong đó chúng tôi xin đề xuất phương pháp xây dựng cuộc thi hùng biện dành cho học sinh xuất phát từ kinh nghiệm cuộc thi CBG’s Talk của trường THPT Chuyên Đại học Vinh. Đây là mô hình một cuộc thi hùng biện dành cho học sinh trong nhà trường tham gia. Học sinh có thể đăng kí thành một nhóm ba người, vượt qua vòng tuyển chọn sẽ được đến với vòng loại diễn ra hàng tháng. Khi tham gia hùng biện, hai đội chơi sẽ dùng lối tư duy phản biện để phản bác lại đối phương và bảo vệ lập luận của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Mô hình này chắc chắn sẽ rất khả thi và hiệu quả đối với các trường trên địa bàn tỉnh.
* Quản lý chặt chẽ hơn nữa các trang confession ở trường học
Hiện nay hầu hết các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều có một trang confession công khai của trường mình với hàng nghìn lượt like và theo dõi. Tuy nhiên đây chính là một nơi để các học sinh bình luận công khai với quy mô lớn. Vì vậy đây cũng là một điểm đáng được các nhà trường quan tâm. Phương thức hoạt động của
các trang mạng xã hội như thế nên được kiểm soát chặt chẽ hơn. Đội ngũ admin nên có thêm các thầy cô để kiểm duyệt những bài viết được đăng, tránh tình trạng ủy thác hoàn toàn cho các học sinh dễ nảy sinh hiện tượng tiêu cực công khai và chính quy.
* Phát huy cao độ vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên
Đoàn trường tổ chức nhiều hoạt động tập thể mang tính chất kết nối hơn nữa để hạn chế các bạn học sinh sử dụng mạng xã hội. Đồng thời phát huy hơn nữa khả năng hoạt động của các câu lạc bộ của học sinh như: bơi lội, Bóng rổ, học võ Karate, Đội Xung kích, ... Từ các hoạt động đó mà các bạn được giao lưu và trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn như tổ chức các hoạt động giúp đỡ cộng đồng, làm vệ sinh trục đường gần trường học, vệ sinh nghĩa trang hay tổ chức các buổi thiện nguyện. Tổ chức các hoạt động gây quỹ tập thể như bán đồ handmade thân thiện với môi trường hay bán tăm tre nhân đạo... Hoặc tổ chức vẽ, trang trí địa điểm công cộng.
* Xây dựng mô hình tủ sách học đường
Xuất phát từ kinh nghiệm của trường PT dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An, chúng tôi đề xuất giải pháp xây dựng mô hình tủ sách học đường, ngoài thư viện trường học. Mỗi lớp học đều có một tủ sách riêng với khoảng 30 đầu sách được xây dựng từ nguồn quỹ của nhà trường và nguồn quỹ của hội cựu học sinh. Hàng tháng các lớp có thể trao đổi tủ sách cho nhau. Như vậy nếu mô hình này cũng được áp dụng rộng rãi trong các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng ta có thể tăng cường sách về giáo dục kĩ năng sống, sách tư vấn tâm lý lứa tuổi cũng như các sách hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn. Như vậy học sinh vừa đọc sách mà cũng có thể được tư vấn tâm lý nhanh. Hàng tháng sau khi đọc sách mỗi học sinh có thể viết bài thu hoạch về những kiến thức hay đầu sách mà bản thân đọc được, chhia sẻ và giới thiệu những đầu sách hay dành cho lứa tuổi THPT, THCS đến các bạn trong lớp vào các giờ sinh hoạt. Học sinh không chỉ hình thành thêm kĩ năng, kiến thức cuộc sống và sự hứng thú với sách mà còn giảm thời gian sử dụng mạng xã hội, sống văn minh hơn, giảm khả năng trở thành một “thủ phạm” của hành vi “ném đá” trên mạng xã hội.
* Đưa ra quy định sử dụng mạng xã hội phù hợp với từng trường
Qua khảo sát các học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Nghệ An về vấn đề quy định sử dụng mạng xã hội, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 56,5% muốn có quy định sử dụng mạng xã hội; 40,1% không muốn có quy định sử dụng mạng xã hội; 3,4% không chọn đáp án nào trong các đáp án nêu ra (hình 3.4).
Qua đây, ta thấy tỉ lệ học sinh muốn có quy định sử dụng mạng xã hội (56,5%) cao hơn tỉ lệ học sinh không muốn có quy định sử dụng mạng xã hội (40,1%) và cao hơn 16,4%. Quy định sử dụng mạng xã hội đã được nhiều trường ở các tỉnh thành phố lớn khác áp dụng tuy nhiên ở tỉnh Nghệ An thì chưa. Chúng tôi thấy cần thiết có quy định sử dụng mạng xã hội nhưng cần phải lưu ý đáp ứng nguyện vọng phù hợp cho học sinh. Mỗi nhà trường có thể xin ý kiến từ các chuyên gia, giáo viên, đặc biệt là các học sinh để thống nhất những quy định chung nhằm thấy được hiệu ứng tốt từ hai bên. Mỗi quy định đưa ra cần thông qua khảo sát để tránh những ý tưởng chống đối và không làm ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh, những câu từ trong quy định cần mềm mại, tránh khô cứng để các quy định đó đạt hiệu quả tốt nhất. Chúng tôi đưa ra một số quy định như sau:
+ Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những thứ viết tắt. Phải sử dụng ngôn ngữ trong sáng, thuần Việt.
+ Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai.
+ Chỉ like status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm. Bởi vậy, cần phải biết đấu tranh, bảy tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh.
+ Tuyệt đối, không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc status. Bởi vậy viết status phải rõ ràng.
+ Facebook cũng là nơi thể hiện được sự văn hóa của mỗi cá nhân, bởi vậy nên cân nhắc kỹ trước khi lên like vào một comment nào đó, hoặc viết status thể hiện tâm trạng của bản thân.
+ Facebook không phải là nhật ký, bởi thế mọi riêng tư không nên đưa lên Facebook.
+ Không tham gia các hội “ném đá” trên Facebook.
+ Nhấn report tài khoản của người khác nếu thấy người đó có phát ngôn sai lệch hoặc có những biểu hiện gây mâu thuẫn.
+ Bỏ theo dõi các trang mạng mang nội dung xấu: các trang mạng xúi giục, khích bác, phản động…
+ Kết bạn có chọn lọc, bởi một số người bạn ảo không tốt sẽ rất dễ làm hại đến chúng ta.
* Giáo viên trong nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm nên có tài khoản mạng xã hội:
Mỗi giáo viên trong nhà trường cần có tài khoản mạng xã hội để tương tác nhiều hơn với học sinh, đồng thời theo dõi được tình hình của học sinh để có những biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm khuyên bảo, chỉ dạy cho học sinh nếu học sinh có dấu hiệu bất thường hoặc những phát ngôn sai lệch. Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên vẫn chưa thể theo dõi các học sinh của mình, nhiều khi những sự việc đã xảy ra rồi thì giáo viên mới biết đến, vì vậy chưa thể kịp thời ngăn chặn những sự việc đó.
Có thể một giáo viên chưa thể kết bạn được nhiều với học sinh, vậy mỗi giáo viên chủ nhiệm hãy làm bạn với các học sinh ở trong lớp mình, lắng nghe, theo dõi, góp ý, tương tác nhiều hơn với học sinh của mình ở cả ngoài đời thực và trên mạng xã hội. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên định hướng học sinh cần đọc những loại báo chính thống, hướng dẫn các em sử dụng Facebook, phải cảnh giác với những trang thông tin phản động, những video clip lừa đảo, bịa đặt, nói xấu, kích động, lôi kéo học sinh… bằng cách tranh thủ các tiết sinh hoạt, tiết trống, qua nhóm lớp trên mạng xã hội hoặc qua chính tài khoản cá nhân của giáo viên chủ nhiệm. Nếu như một sự việc có quá nhiều thông tin bịa đặt mà học sinh khó phân biệt, chính giáo viên chủ nhiệm hãy chia sẻ những bài viết đáng tin cậy và cảnh báo các học sinh về một số bài bịa đặt, không đáng tin tưởng. Khi phát hiện mâu thuẫn cá nhân giữa các em trên mạng, Giáo viên chủ nhiệm sẽ nói chuyện, tư vấn, giải thích rồi yêu cầu học sinh xóa bỏ comment với lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa gây mất đoàn kết. Với sự kết hợp giữa các giáo viên trong nhà trường và sự quan tâm đến học sinh trên mạng xã hội, chúng tôi tin nó sẽ góp phần đẩy lùi tác hại của mạng xã hội