CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
3.1. Giải pháp văn hóa sử dụng mạng xã hội của học sinh dân tộc nội trú:
3.1.2. Nhóm giải pháp riêng
* Khi học sinh là nạn nhân trên mạng xã hội:
- Tham câu lạc bộ THINK – một cộng đồng của những người bị bình luận tiêu
cực, tập hợp lại và cùng giúp đỡ nhau
+ Thời gian
- Có thể tổ chức sinh hoạt định kì theo tuần/tháng/quý với hình thức phong phú như tổ chức tọa đàm, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, …
- Có thể tổ chức thường xuyên trong các ngày bình thường với hình thức như: Nhận thông tin từ hòm thư cố định, nhận và trả lời các email hỏi - đáp…
+ Về thành phần
- Để câu lạc bộ có thể đi vào hoạt động, cần có sự đồng ý, ủng hộ, tạo điều kiện của các thầy cô cố vấn, các thầy cô giáo trong ban lãnh đạo các nhà trường.
- Ban chủ nhiệm câu lạc bộ có thể là thầy cô giáo giảng dạy các bộ môn như Sinh học, Ngữ văn, Giáo dục công dân - những bộ môn có thể thường xuyên tích hợp việc dạy học với tư vấn sức khỏe, tâm sinh lý cho học sinh. Cũng có thể là sự tham gia của nhân viên y tế nhà trường.
- Thành viên của câu lạc bộ là các học sinh có nhiệt tình, trách nhiệm, ham hiểu biết đến từ các khối/lớp trong nhà trường, những nạn nhân trực tiếp của hiện tượng “ném đá”.
+ Về nội dung
- Tổ chức tuyên truyền về giá trị cá nhân, nâng cao nhận thức của học sinh về thẩm mỹ, thái độ tôn trọng người khác…
- Giải đáp các khúc mắc về tâm sinh lý, các triệu chứng liên quan đến tác động do “ném đá” như stress, trầm cảm…
- Tư vấn cách thức đối mặt với những chỉ trích, chế giễu từ người khác.
- Tổ chức các dự án học tập, liên kết – tích hợp kiến thức từ các môn học trong nhà trường để góp phần nâng cao hiểu biết cho học sinh về bình luận tiêu cực trên mạng xã hội và những hậu quả của nó.
- Liên hệ với các tổ chức y tế trong trường hợp tình trạng sức khỏe tâm sinh lý của học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Liên hệ, phối hợp với gia đình học sinh để hỗ trợ các nạn nhân khi cần thiết…
* Tự là một bác sĩ tâm lý của bản thân
- Tham gia các lớp học kĩ năng sống để học cách vượt qua các sang chấn tâm
lý, học một số kĩ năng như kiểm soát cảm xúc, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng tìm sự hỗ trợ, kĩ năng giải quyết vấn đề…, đây là những kĩ năng liên quan trực tiếp đến các hành vi xã hội. Nạn nhân sẽ được biết cách ứng phó sao cho hiệu quả và phù hợp nhất hoặc ít nhất cũng giảm sự tiêu cực về tinh thần mà họ phải gánh chịu. Chính những kĩ năng sống này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nạn nhân trong quá trình điều trị và vượt qua những tác động tiêu cực trên mạng xã hội đem lại.
- Tham gia các lớp học Yoga để tìm trạng thái cân bằng cho bản thân: Yoga là phương pháp tập luyện đòi hỏi sự kết hợp cao độ của tinh thần và thể xác tại cùng một thời điểm dựa trên nguyên tắc kiểm soát hơi thở và giữ cơ thể ở nguyên một tư thế, qua đó làm chủ và điều khiển được sự dẻo dai của cơ thể, nâng cao trí tuệ, sức khỏe và tìm được chân giá trị hạnh phúc. Sự kỳ diệu của Yoga chính là thông qua việc luyện tập của thể xác để khai tâm, giúp con người giác ngộ, từ bỏ lối sống không lành mạnh, những tính xấu và hoàn thiện bản thân hơn. Được cho là phương pháp tập luyện tin cậy và lâu đời nhất trên thế giới, Yoga phù hợp với tất cả các lứa tuổi và giới tính. Vì vậy chúng tôi đề ra phương pháp luyện tập Yoga với các nạn nhân của mạng xã hội. Với những bài tập thiền, tập thở, tập thể dục thông qua việc điều chỉnh Khí của cơ thể sẽ giúp các nạn nhân thực sự tĩnh tâm, nhập tâm vào những âm thanh thư giãn, lắng nghe cơ thể từ
đó quên hết muộn phiền, lo âu. Những giờ phút tập thiền, hoặc chú tâm vào việc điều khiển hơi thở sẽ giảm căng thẳng và áp lực mà các nạn nhân phải hứng chịu xuống mức độ thấp nhất đồng thời đem lại niềm tin vào cuộc sống, phòng tránh những ý nghĩ và việc làm tiêu cực.
Chính các nạn nhân phải học cách tự yêu và trân trọng bản thân mình nhiều hơn. Chúng tôi xin đề ra một gợi ý cho các nạn nhân: “12 ngày học yêu bản thân” từ Tạp chí BuzzFeed:
Ngày 1: Cười nhiều hơn trước gương
Một nụ cười thực sự với chính bạn - vì bạn là một người tuyệt vời và luôn xinh đẹp. Hãy nhớ rằng "You may only be one person to the world but you may be the world to one person" - Đối với thế giới, bạn chỉ là một người nhưng với một người, bạn là cả thế giới.
Ngày 2: Cười nhiều hơn với người khác
Hãy dành ra một nụ cười thực sự với những người khác. Tất cả những người bạn gặp, cho dù đó là người thân, bạn đời, con cái, bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí, chỉ là một người nào đó thoáng qua và bạn muốn mỉm cười với họ. Hãy để vẻ đẹp tâm hồn của bạn được tỏa sáng ra bên ngoài.
Ngày 3: Tự khen một phần nào đó trên cơ thể mình
Bạn luôn cảm thấy mình không sở hữu khuôn mặt V - Line, không có đôi mắt thiên thần, có mái tóc xù kém mượt, đôi chân cong, gầy gò, ốm yếu chẳng giống như mấy anh chàng cơ bắp. .... Đừng phàn nàn nữa mà hãy dành một ngày thử tập khen một bộ phận trên cơ thể mình mà bị bạn cho là "xấu" đi nhé.
Ngày 4: Ghi ra giấy một thứ gì đó bạn thích về mình
Chẳng hạn như "tôi thích cách mà mắt của tôi nhăn lên mỗi khi cười, tôi thấy yêu bản thân nhiều hơn vì có thể làm việc dưới áp lực lớn, tôi thích cách mà tôi khiến bạn bè cười phá lên....". Hãy viết xuống một thứ gì đó mà bạn nhớ về mình, cảm thấy tự hào về nó và đặt nó ở một nơi mà bạn có thể nhìn thấy nhé.
Ngày 5: Làm thứ gì đó khiến bạn cảm thấy hạnh phúc
Đi bộ trong công viên, xem bộ phim yêu thích, rủ bạn bè đi hát, nhảy, tham gia một câu lạc bộ thể hình hay thậm chí là đóng kín cửa, bật nhạc và nhảy múa một mình.... miễn là điều đó khiến bạn thấy hạnh phúc. Đừng gò bó bản thân vào những rập khuôn vì lúc đó là chính bạn đang "bớt" yêu bản thân đi đấy.
Ngày 6: Tự hào về bản thân, tự chúc mừng bản thân vì đã làm được điều gì đó mỗi ngày
Bắt đầu từ hôm nay, hãy tự chúc mừng mình vì đã hoàn thành điều gì đó, dù rất nhỏ, chẳng hạn như dậy sớm hơn, đi làm đúng giờ, đọc được 5 trang sách (dù chưa bao giờ thích đọc sách), giúp đỡ ai đó qua đường, đi bộ về nhà thay vì đi xe bus.... Luôn nhớ là những thành công nhỏ, những nỗ lực nhỏ của bạn không phải ai cũng biết và quan tâm. Chỉ có bạn mới nhận ra điều đó nên hãy biến chúng trở thành động lực cho chính bạn nhé
Ngày 7: Tự thưởng cho bản thân
Ăn một miếng socola loại bạn thích. Ngủ muộn hơn một chút để xem hết bộ phim bom tấn trên Netflix, cho phép bản thân thêm bơ vào bánh sandwich hay ngủ thêm 5 phút nữa vào cuối tuần.... Chậm một chút thôi để cảm nhận được nhiều hơn. Bạn xứng đáng được nhận điều đó.
Ngày 8: Không so sánh bản thân với người khác
Rèn luyện thói quen không bao giờ so sánh chính mình với người khác. Bởi, quá dễ để nhìn vào họ và ước được giống như họ nhưng thật khó để nhìn lại bản thân và biết ơn tất cả những gì bạn đang có.
Ngày 9: Khen người khác nhưng không để sự ghen tị lấn át bạn
Ai cũng thích được khen vì một thành quả nào đó và dành tặng lời khen cho người khác cũng tuyệt vời như lúc bạn được khen vậy. Nếu bạn thích trang phục của đồng nghiệp, hãy nói với họ. Nếu bạn thấy ấn tượng với cách mà đồng nghiệp phát biểu vấn đề, đừng ngần ngại nói ra.... Hãy chân thành nhất có thể!
Ngày 10: Hãy khen bản thân vì hôm nay bạn đã làm tốt rồi
Bạn có lập một danh sách công việc cần làm không? Nếu có thì bạn rất ấn tượng đấy. Chúng đều được đánh dấu "hoàn thành" rồi chứ? Nếu đã xong tất cả thì điều này còn tuyệt vời hơn. Vậy tại sao lại không tự dành cho mình một lời khen nhỉ?
"Thần chú" ở đây chính là một câu nói truyền động lực, một câu trích dẫn ý nghĩa, một lời động viên hay đơn giản là một lời nói của người khác có ảnh hưởng tích cực tới bạn. Chẳng hạn như bạn có thể thức dậy mỗi ngày và nói rằng
"Tôi có thể làm được"....
Ngày 12: Nếu bạn nói điều gì đó không tốt với chính mình, hãy tắt điện thoại 30 phút
Đây là một sự trừng phạt cho việc không tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Bạn không nên làm điều đó với chính mình. Hãy tự sửa lỗi bằng cách dành cho bản thân thứ yêu thích thay vì cầm điện thoại lên và bắt đầu ca thán với bạn bè nhé. Nếu làm như vậy nghĩa là bạn đang tự hủy hoại chính bạn đấy.
Hoàn thành liệu pháp “12 ngày học yêu bản thân này” chắc chắc rằng các nạn nhân đã phần nào yêu bản thân mình hơn. Khi các nạn nhân tự biết trân trọng bản thân mình, những tác động tiêu cực trên mạng xã hội sẽ giảm xuống thấp nhất đồng thời giúp nạn nhân rèn luyện sự bản lĩnh vượt qua khó khăn. Như thế kể cả có lặp lại vấn đề “bạo lực ngôn ngữ” một lần nữa, họ có thể dễ dàng vượt qua.
• Khi học sinh là thủ phạm
- Lập trang Facebook ảo thực nghiệm để học sinh thấy rõ hiện tượng “bạo lực ngôn ngữ” có tác động như thế nào đến mọi người
- Giáo dục tư tưởng, cách phát ngôn và bình luận:
Nếu như có các lớp học hoặc có những bài giảng online về sử dụng gmail đúng cách thì chúng ta hoàn toàn có thể làm tương tự đối với các phát ngôn và bình luận công khai. Tức là tổ chức và đăng tải các bài giảng online dạy học sinh THPT cách đưa ra các bình luận hoặc đánh giá một cách văn minh và bình đẳng. Kể cả cách góp ý hoặc chê trách một ai đó qua trang cá nhân của mình hay để lại các bình luận công khai trên mạng xã hội thế nào cho đúng.