Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Bối cảnh nghiên cứu
2.1.2. Hoạt động Đảm bảo chất lượng trong Học viện Kỹ thuật quân sự
2.1.2.1. Hoạt động ĐBCL bên trong Học viện kỹ thuật quân sự trước khi thành lập Phòng khảo thí và ĐBCL giáo dục-đào tạo
Là một thành viên trong hệ thống các học viện, nhà trường của QĐND Việt Nam, vì vậy cơ cấu tổ chức của Học viện tuân thủ theo quy định chung của Bộ Quốc phòng và Điều lệ công tác nhà trường QĐND Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của Học viện là tương đồng với mô hình chung của các trường Đại học khác ở trong nước và cơ bản phù hợp với Điều lệ trường Đại học. Hệ thống văn bản về tổ chức, quản lý được ban hành đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Học viện và theo các quy định chung của Bộ Quốc phòng.
Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận và cá nhân trong Học viện được phân định rõ ràng và định kỳ rà soát, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
Học viện đã xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với yêu cầu phát triển của Quân đội, phù hợp với khả năng
của Học viện. Việc tổ chức quán triệt, phổ biến các kế hoạch và chiến lược phát triển đến tập thể cán bộ, giảng viên của Học viện được thực hiện chu đáo, nghiêm túc.
Hệ thống tổ chức Đảng của Học viện thực hiện theo quy định chung của hệ thống tổ chức Đảng trong QĐND Việt Nam, hoạt động có hiệu quả, có sự thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Các Tổ chức Đoàn thanh niên, Công đoàn, Phụ nữ của Học viện hoạt động tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Học viện.
Khi xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT), Học viện luôn bám sát vào chương trình khung của Bộ GD&ĐT và các quy định bắt buộc riêng của Tổng cục Chính trị về thời lượng khối kiến thức khoa học xã hội nhân văn và quy định của Cục Nhà trường - Bộ Tổng tham mưu. Tham gia xây dựng chương trình có đầy đủ các thành phần là giảng viên, các nhà quản lý và được thông qua Hội đồng KH&ĐT, một số CTĐT khi xây dựng đã có tham khảo ý kiến của cơ quan, đơn vị Quân đội và CTĐT của các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước.
CTĐT của Học viện có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có tính lôgic và được thiết kế một cách hệ thống. Đảm bảo tính liên thông dọc giữa các bậc học trong Học viện; có một số chuyên ngành đã đảm bảo tính liên thông ngang với một số trường đại học khác trong nước. Học viện bước đầu đã có chương trình liên kết đào tạo hai giai đoạn với một số trường đại học lớn của Liên bang Nga và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Định kỳ hàng năm Học viện đều tiến hành điều chỉnh, cải tiến và nâng cao chất lượng CTĐT, trên cơ sở căn cứ kết luận của Hội nghị rút kinh nghiệm về công tác đào tạo của Hội đồng KH&ĐT các cấp và của Hội đồng tốt nghiệp quốc gia.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công việc, đảm bảo và nâng cao chất lượng chưa được thực hiện đồng bộ ở các đơn vị trong nhà trường, chưa trở thành “văn hóa chất lượng” của nhà trường, trong đó đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bộ phận (Khoa, Phòng, Ban...), của cả chủ thể và khách thể quản lý (cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên). Các phần tử của quá trình quản lý chất lượng chưa được xác định cụ thể và đầy đủ, chưa xây dựng được quy trình cho từng nội dung quản lý cũng như việc xây dựng tiêu chí đánh giá cho từng nội dung chưa được hoàn thiện, các tiêu chí cho việc kiểm tra đánh giá chưa hợp lý... Mỗi bộ phận, cá nhân thực hiện công tác đảm bảo chất lượng theo cách hiểu và nhận thức của bản thân. Ví dụ như chất lượng đào tạo được hiểu như là trách nhiệm của Phòng Đào tạo, của giảng viên; trong khi đó chất lượng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của công tác cán bộ của Thường vụ Đảng ủy Nhà trường, của cấp ủy các cấp và của Phòng chính trị. Chính việc thực hiện quản lý chất lượng một cách thiếu đồng bộ, nhất quán, thiếu sự liên kết tác động lẫn nhau hay nói cách khác là chưa thành hệ thống là nguyên nhân chủ yếu của việc chất lượng của nhà trường còn chưa được thường xuyên giám sát, cải tiến và nâng cao.
Khi chưa có cơ quan chuyên trách về đảm bảo chất lượng, hoạt động đảm bảo chất lượng còn có những đặc điểm sau:
+ Chưa tiến hành tự đánh giá để có cái nhìn tổng thể về các hoạt động của Học viện để thường xuyên giám sát chất lượng, cải tiến, và đánh giá chúng để từ đó đề ra các chủ trương biện pháp và kế hoạch hành động nhằm khắc phục những tồn tại, phát huy những mặt mạnh để không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Chưa công bố chuẩn đầu ra của các chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên việc thiết kế chương trình khung, nội dung và chương trình đào tạo đã được chú trọng.
+ Việc kiểm tra đánh giá kết quả của người học do chính giáo viên giảng dạy tự kiểm tra, đánh giá, do chưa xây dựng được ngân hàng câu hỏi. Từ đó có thể dẫn đến việc cắt xén nội dung giảng dạy, ra đề thi không phủ hết chương trình, nội dung giảng dạy không được thống nhất trong nhóm môn học, trong Bộ môn.
+ Việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên chưa tiến hành.
+ Các ý kiến phản hồi về chất lượng đào tạo của học viên, sinh viên vừa tốt nghiệp và học viên sinh viên đang công tác tại các cơ quan đơn vị chỉ được thông tin qua các hội nghị toàn quân đầu năm, hội nghị về công tác đào tạo của Bộ Quốc phòng.
2.1.2.2. Hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng trong từ khi thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục-đào tạo.
Ngay từ khi thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo (2008). Nhận thấy Phòng là cơ quan chuyên trách về ĐBCL, cơ quan tham mưu cho Thường vụ, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện về ĐBCL, là đầu mối hiệp đồng các cơ quan đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Phòng đã tìm hiểu hệ thống các chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về ĐBCL, cử cán bộ đi dự các lớp tập huấn về tự đánh giá trường, CTĐT, kiểm định chất lượng; đi học hỏi kinh nghiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ ĐBCL của các trường đại học, Viện Đảm chất lượng giáo dục- ĐHQGHN. Từ đó, triển khai đẩy mạnh hoạt động ĐBCL một cách bài bản theo các văn bản quy phạm pháp luật. Các hoạt động cụ thể như sau:
a. Xây dựng chính sách và những quy trình ĐBCL
Sứ mạng của Học viện là đào tạo và NCKH đáp ứng đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nghệ quân sự có trình độ đại học và sau đại học cho quân đội để nghiên cứu, quản lý, khai thác sử dụng, cải tiến, thiết kế chế tạo vũ khí, trang
bị kỹ thuật ngày càng hiện đại; đồng thời đào tạo cán bộ và nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đa ngành phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Mục tiêu của Học viện luôn được xác định rõ ràng và phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại luật giáo dục, phù hợp với sứ mạng đã tuyên bố. Được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu thực tiễn, phù hợp với nhiệm vụ của Quân đội giao cho Học viện.
Mục tiêu đó được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh thông qua việc xây dựng các đề án và nghị quyết lãnh đạo năm học cuả Đảng ủy Học viện. Mục tiêu hiện nay được xác định trong Quy hoạch phát triển Học viện đến năm 2020 là:
1. Củng cố và phát triển Học viện đáp ứng yêu cầu phát triển nhiệm
vụ đào tạo, NCKH, phát triển công nghệ, bảo đảm là một trung tâm đào tạo và NCKH chất lượng cao, một trường đại học trọng điểm của quân đội và Nhà nước;
2. Xây dựng Học viện theo mô hình gắn kết giữa đào tạo - nghiên cứu KHCN với sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN;
3. Đào tạo cán bộ KHKT và Công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
b. Tự đánh giá
Đánh giá và kiểm định chất lượng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của các tổ chức giáo dục nói chung và trong trường đại học nói riêng. Thông qua đánh giá chất lượng, cơ sở đào tạo biết được những điểm mạnh, điểm yếu nào, từ đó đề ra chủ trương, biện pháp và kế hoạch hành động khắc phục những điểm yếu, phát huy những mặt mạnh, để vươn lên đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo phục vụ ANQP và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Nhận thức được việc trên, Học viện đã chủ động thành lập bộ phận Đảm bảm chất lượng (Phòng Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo) và là trường đầu tiên trong khối học viện, nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng thành lập bộ phận này. Học viện đã triển khai công tác tự đánh giá theo đúng chỉ đạo của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD&ĐT và Cục Nhà trường - Bộ Tổng tham mưu. Công tác tự đánh giá của Học viện được thực hiện theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học ban hành kèm theo quyết định số: 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Kết quả tự đánh giá sẽ là căn cứ để nhà trường triển khai công tác đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hoá chất lượng trong GD&ĐT, nhằm vươn tới hoàn thành tốt hơn sứ mạng và mục tiêu mà Học viện đã đề ra, xứng đáng với vai trò là một trong trường trọng điểm Quốc gia, một cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật quan trọng của toàn quân.
Trong thời gian qua, công tác tự đánh giá của Học viện được triển khai theo trình tự các bước như sau:
1. Thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo. Quyết định số 2371/QĐ-HV, ngày 23/6/2008 của Giám đốc Học viện.
2. Thăm quan học hỏi kinh nghiệm và mời các chuyên gia của Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội về làm việc và trao đổi với đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường về: Kiểm định chất lượng giáo dục và Xây dựng văn hoá chất lượng trong nhà trường vào ngày 15/08/2008.
3. Cử cán bộ của Phòng Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo dự lớp tập huấn về công tác tự đánh giá do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục tổ chức vào các ngày 22-24/09/2008.
4. Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng trường. Quyết định số 4147/QĐ-HV, ngày 14/10/2008 của Giám đốc Học viện.
5. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá, Quyết định số 4452/KH- KT&ĐGCLĐT, ngày 31/10/2008 của Giám đốc Học viện.
6. Mời các chuyên gia của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục về tập huấn cho Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký và các Nhóm chuyên trách của Học viện với các nội dung sau: Quy trình thực hiện công tác tự đánh giá; Hướng dẫn thu thập thông tin, minh chứng; Hướng dẫn viết phiếu đánh giá tiêu chí, đánh giá tiêu chuẩn vào các ngày 4&5/11/2008.
c. Đánh giá chương trình
Đồng bộ với tự đánh giá chất lượng trường, Phòng Khảo thí và Đánh gía chất lượng đào tạo đã tham mưu cho Học viện và trực tiếp hướng dẫn, tư vấn cho Khoa Cơ khí, khoa Công nghệ thông tin tổ chức tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy và ngành Công nghệ thông tin theo bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) và mời các chuyên gia có kinh nghiệm đến tập huấn, hướng dẫn, nghiệm thu báo cáo.
d. Hệ thống kiểm tra đánh giá
Đánh giá kết quả học tập của SV là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong HĐGD. Không có đánh giá hoặc đánh giá không hiệu quả thì không thể biết được việc học tập của SV, việc giảng dạy của GV diễn ra như thế nào và những kết quả thu được có phù hợp, có đạt được mục tiêu đề ra hay không?
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV đối với mỗi môn học/học phần cần được thực hiện ngay khi môn học được bắt đầu và thực hiện thường xuyên. Kiểm tra, đánh giá ở đây không thể chỉ hiểu theo nghĩa hẹp là cho điểm SV để tính điểm tổng kết môn học. Kiểm tra, đánh giá
thường xuyên để có thông tin phản hồi giữa GV và SV để từ đó bản thân GV và SV phải tự điều chỉnh lại HĐGD và hoạt động học tập của chính mình.
Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công bằng và khuyến khích được SV say mê trong học tập. Kết quả của kiểm tra, đánh giá phải được sử dụng như là những căn cứ để GV và SV tự điều chỉnh HĐGD và hoạt động học tập của mình.
Sau khi thành lập, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục đã triển khai soạn thảo trình Giám đốc Học viện phê duyệt phân hoạch nhiệm vụ giữa Phòng Khảo thí với các cơ quan khác, đặc biệt là trình Giám đốc ký ban
hành “Quy định tạm thời về tổ chức đánh giá kết quả học tập học phần và
thi lại”. Văn bản này là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện những đổi mới và
là những căn cứ để triển khai đồng bộ các hoạt động đánh giá kết quả học tập học phần cho cả hệ thống đào tạo, từ các cơ quan đến các đơn vị, các giảng viên và học viên, sinh viên. Đồng thời Phòng Khảo thí triển khai xây dựng các qui trình liên quan đến công tác khảo thí như:
+ Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi; + Quy trình nhân bản, bàn giao đề thi, bài thi;
+ Quy trình, qui định chấm thi kết thúc học phần (thi vấn đáp, thi tự luận, làm phách
+ Quy định chấm thi tập trung, phát hành phiếu điểm; + Quy định trả bài cho cho người học;
+ Qui định chấm thi tuyển sinh đại học, sau đại học...
Soạn thảo văn bản hướng dẫn các đối tượng liên quan thực hiện các quy trình, quy định. Thiết kế các mẫu biểu, sổ sách để thực hiện từng quy trình.
Đặc biệt, cho đến nay đã hoàn thành toàn bộ ngân hàng đề thi của các học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo đại học (cả hệ Quân sự và Dân sự) và đã xây dựng và sử dụng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi các
học phần. Phần mềm đã đáp ứng yêu cầu lấy ngẫu nhiên các câu hỏi thi trong ngân hàng câu hỏi để đưa ra số lượng các đề thi theo ý muốn. Ngoài ra, phần mềm gieo phách, nhập điểm cũng đã được đưa vào sử dụng đạt kết quả tốt. Trong 3 năm qua, công tác khảo thí đã đáp ứng được với yêu cầu đặt ra, góp phần tích cực vào mục tiêu chống tiêu cực, đánh giá khách quan kết quả học tập của người học.
e. Hệ thống thanh tra
Cùng với nhiệm vụ khảo thí và đánh giá chất lượng, nhiệm vụ thanh tra đào tạo cũng rất quan trọng. Nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác thanh tra dào tạo, Chỉ huy Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục đã tham
mưu cho Giám đốc Học viện ban hành “Quy định tạm thời về tổ chức và hoạt
động thanh, kiểm tra đào tạo tại Học viện Kỹ thuật quân sự”. Trong đó quy
định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các các tổ chức, cá nhân có liên quan. Cùng với hệ thống các văn bản về giáo dục - đào tạo, sự chỉ