4.1. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CÂY CẢI BẮP VÀ DIỄN BIẾN PHÁT SINH CỦA BỆNH LỞ CỔ RỄ VÀ THỐI HẠCH
4.1.1. Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại cây cải bắp vụđông năm 2015 và vụ xuân năm 2016 tại Đông Anh, Hà Nội
Vụ đông và vụ xuân là 2 vụ trồng rau chính của Đông Anh. Vụ đông năm 2015 diễn ra với thời tiết có rét xen kẽ lẫn mưa nhỏ nhiệt độ trung bình thấp dao động từ 16 – 210C tạo điều kiện thuận lợi cho cải bắp phát triển. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, gây hại. Cải bắp có bộ rễăn nông, chỉ tập trung chủ yếu trong tầng đất màu. Bộ lá khá phát triển, to bản nhưng mỏng, nên chịu hạn kém và dễ
bị sâu bệnh gây hại. Đặc biệt trong vụđông xuân (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại phát triển mà đặc biệt là nấm gây bệnh.
Chính vì vậy, việc điều tra và xác định thành phần bệnh nấm hại cải bắp là việc có ý nghĩa rất quan trọng để làm cơ sở cho công tác nghiên cứu trong bảo vệ
thực vật, từ đó có thể xây dựng được phương pháp phòng trừ hiệu quả giúp tăng năng suất và chất lượng rau.
Tiến hành điều tra thành phần bệnh nấm hại rau cải bắp vụ đông năm 2015 và vụ xuân 2016 tại Đông Anh, Hà Nội.
Kết quảđiều tra bệnh hại cây cải bắp tại Đông Anh, Hà Nội được trình bày ở
bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thành phần và mức độ phổ biến của các bệnh hại cây cải bắp vụđông năm 2015 và vụ xuân 2016 tại Đông Anh, Hà Nội
TT Tên bệnh Tên khoa học V Mức độ phổ biến
ụĐông 2015 Vụ xuân 2016 1 Đốm vòng Alternaria brassicae +++ ++ Alternaria brassicicola ++ ++ 2 Lở cổ rễ Rhizoctonia solani ++ + 3 Thối nâu + + 4 Thối hạch Sclerotina sclerotiorum ++ +++
5 Thối ướt Erwinia carotovora +++ +
6 Sưng rễ Plasmodiophora brassicae + +
7 Sương mai Peronohazianumora
brassicae + 8 Vàng lá Sinh lý + Ghi chú: + : Bệnh ít phổ biến (TLB ≤ 5%) ++ : Bệnh khá phổ biến (TLB: 5 - 25%) +++ : Bệnh phổ biến (TLB ≥ 25%)
Qua bảng 4.1 cho thấy trong 2 vụ (vụđông năm 2015 và vụ xuân năm 2016) ghi nhận sự xuất hiện gây hại của 6 loại nấm, 01 loại vi khuẩn và 01 bệnh sinh lý. Trong đó bệnh xuất hiện ở mức độ khá phổ biến đến phổ biến trong cả hai vụ là bệnh đốm vòng do 2 loại nấm A. brassicae, A. brassicicola và bệnh thối hạch do nấm Sclerotinia sclerotiorum gây ra. Bệnh thối nhũn cải bắp xuất hiện cao ở vụ đông năm 2015 so với mức thấp ở vụ xuân năm 2016 có khả năng do điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao ở vụ đông năm 2015 thích hợp cho bệnh phát triển hơn là
điều kiện nhiệt độ thấp ở vụ xuân 2016. Các bệnh sưng rễ, sương mai, lở cổ rễ ghi nhận xuất hiện ở mức thấp. Bệnh lở cổ rễ mức độ xuất hiện khá phổ biến ở vụđông năm 2015 so với vụ xuân 2016.
4.1.2. Đặc điểm điểm triệu chứng của một số bệnh hại cây cảibắp
Qua điều tra cho thấy không chỉ ghi nhận được sự đa dạng về vị trí gây hại khác nhau của mỗi loại tác nhân gây bệnh mà còn ghi nhận sự khác nhau về vị trí gây hại của cùng một loại tác nhân gây bệnh trên cây Cải bắp, từ các vị trí gây hại này chúng thể hiện các triệu chứng khác nhau để phân biệt. Vị trí gây hại của mỗi loại các mỗi loại tác nhân gây bệnh được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Vị trí gây hại của các tác nhân gây bệnh trên cây cải bắp tại
Đông Anh – Hà Nội STT Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Bgây hộ phận
ại Giai đoạn bắt đầu gây hại Triệu chứng gây hại Nấm bệnh 1 Đốm vòng Alternaria brassicae Lá Trải lá bàng Đốm vòng màu nâu xám
2 Alternaria brassicicola Đốm vòng màu
đen bồ hóng 3 Sưng rễ Plasmodiophora brassicae Rễ Cây con Sưng rễ
4 Sương mai Peronohazianumora
brassicae Lá Trbàng ải lá Cháy lá
5 Thối hạch Sclerotina sclerotiorum Bắp Cuốn bắp Thối hạch 6 Lở cổ rễ Rhizoctonia solani Rễ Cây con Sưng rễ
Thối nâu Bắp Cuốn băp Lở cổ rễ
Vi khuẩn
7 Thối ướt Erwinia carotovora Bắp hoThu ạch Thối nhũn bắp
Sinh lý
Qua bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy ở giai đoạn cây con: cải bắp chịu gây hại chủ yếu của 2 loại nấm Rhizoctonia solani và Plasmodiophora brassicae, đây là những nguyên nhân chính gây chết rạp cây con trên đồng ruộng. Nấm R. solani có triệu chứng đặc trưng nhất là rễ, cổ rễ và gốc thân sát mặt đất bị thâm đen sau đó lan rộng ra rất nhanh bao quanh cổ rễ làm cho cây khô héo và đổ gục.
Ở giai đoạn trải lá bàng thấy bắt đầu có sự xuất hiện gây hại của nấm sương mai Peronohazianumora brassicae và đặc biệt là sự gây hại của 02 loài nấm gây bệnh đốm vòng Alternaria brassicae và Alternaria brassicicola trên các lá già và lá bánh tẻ/ Các loại nấm này sẽ tiếp tục gây hại ở giai đoạn sinh trưởng tiếp theo của cây Cải bắp và chúng gây hại mạnh nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vết bệnh hình tròn, có nhiều vòng đồng tâm màu nâu xám (A. brassicae) và màu nâu đen (A. brassicicola), xung quanh có thể có quâng vàng, nhiều vết bệnh có thể liên kết với nhau thành hình bất định.
Ở giai đoạn cuốn bắp, ngoài sự xuất hiện gây hại của các nấm gây bệnh sương mai, đốm vòng còn bắt đầu xuất hiện sự gây hại của các nấm Rhizoctonia solani, Sclerotina sclerotiorum với các triệu chứng tương ứng cho từng loài là gây lở cổ rễ và thối hạch trên bắp. Khi gặp điều kiện thuận lợi bệnh phát triển mạnh và giai đoạn thu hoạch, đối với nấm S. sclerotiorum với các triệu chứng tương ứng cho từng loài là gây lở cổ rễ và thối hạch trên bắp. Khi gặp điều kiện thuận lợi bệnh phát triển mạnh vào giai đoạn thu hoạch, đối với nấm S. sclerotiorum trên bề
mặt hình thành lớp màu trắng xen lẫn hạch nấm màu đen hình dạng không đều bám chặt lên đó. Đối với nấm R. Solani vết bệnh trên lá có màu nâu vàng hoặc tím nhạt, sợi nấm màu trắng xám. Cả hai loài nấm này đều làm thối bắp, gây thiệt hại về năng suất.
Đặc biệt ở giai đoạn thu hoạch còn có sự xuất hiện của bệnh thối ướt do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra, bệnh có xu hướng phát triển mạnh vào thời vụ có nhiệt độ ấm, ẩm độ cao, đây cũng là nguyên nhân gây giảm năng suất đáng kể trên
đồng ruộng ngay trước và sau thu hoạch.
Mặc dù bệnh đốm vòng khá phát triển nhưng hiện nay người nông dân chưa quan tâm đến việc phòng trừ bệnh đốm vòng, với bệnh này người nông dân thường áp dụng các biện pháp thủ công như ngắt, tỉa lá. Ngược lại, bệnh thối hạch và lở cổ
sau trồng làm chết rạp cây con, gây khuyết mật độ trồng còn bệnh thối hạch gây hại
ở giai đoạn cuốn bắp đến thu hoạch nên làm giảm năng suất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người trồng. Do vậy người nông dân muốn tăng năng suất cải bắp, nâng cao hiệu quả kinh tế thì bên cạnh việc phòng trừ sâu hại cần phải chú trọng việc phòng trừ bệnh nấm hại cây trồng.
A B
C D
E F
A. Bệnh đốm vòng (Alternaria brassicae và Alternaria brassicicola) B. Bệnh lở cổ hại cây con (Rhizoctonia solani)
C, D. Bệnh sương mai (Peronohazianumora brassicae)
E. Bệnh thối hạch (Sclerotina sclerotiorum) F. Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora)
Để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng trừ sâu bệnh nói chung và nấm bệnh nói riêng, việc xác định quy luật phát sinh gây hại của bệnh hại là rất quan trọng. Do vậy tôi đã tiến hành điều tra diễn biến của bệnh lở cổ rễ và thối hạch hại cải bắp trên một số vùng sản xuất rau tại Đông Anh nhằm tìm ra thời điểm xuất hiện và thời gian gây hại nặng giúp cho công tác phòng trừ có hiệu quả cao trong sản xuất.
Để tìm hiểu rõ hơn quy luật phát sinh, gây hại của 2 loài nấm này do vậy đã tiến hành điều tra diễn biến của một số bệnh nấm hại cải bắp tại xã Tiên Dương -
Đông Anh – Hà Nội.
4.1.3. Diễn biến bệnh lở cổ rễ(Rhizoctonia solani) hại cây cải bắp tại Đông Anh – Hà Nội
Bảng 4.3. Diễn biến bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) hại cây cải bắp trên giống Sakata tại Đông Anh vụĐông Xuân 2014 - 2015
Ngày ĐT Giai đoạn sinh trưởng TLB(%)
31/12/2014 Cây con 6,26 07/01/2015 Cây con 5,07 14/01/2015 Hồi xanh 3,86 21/01/2015 Giao tán 2,13 28/01/2015 Trải lá bàng 1,20 04/02/2015 Trải lá bàng 1,07 11/02/2015 Bắt đầu cuốn 0,40 18/02/2015 Cuốn bắp 0,13 Ghi chú: Ngày trồng: 26/12/2014
Hình 4.2. Diễn biến bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) trên giống cải bắp Sakata vụđông xuân năm 2014 – 2015 tại Đông Anh – Hà Nội
Qua bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy, bệnh lở cổ rễ gây hại trong tất cả giai
đoạn sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, bệnh gây hại nặng nhất vào giai đoạn cây con, sau đó TLB có xu hướng giảm dần theo quá trình sinh trưởng của cây.
Ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì TLB khác nhau. Cụ thể là: Ở giai
đoạn cây con TLB là 6,26% đến giai đoạn hồi xanh TLB đã giảm xuống còn 3,86%.
Ở các giai đoạn tiếp theo TLB giảm xuống thấp hơn 2,13% (giao tán); 1,20% (trải lá bàng); 0,40% (bắt đầu cuốn) và đến giai đoạn cuốn bắp thì TLB chỉ còn 0,13%. Bệnh có xu hướng giảm dần trong các giai đoạn sinh trưởng của cây là do ở giai đoạn cây con các tế bào mô còn non, lớp cutin mỏng, tỷ lệ hóa gỗ trong vách tế bào còn thấp, cây rất dễ bị tổn thương. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nấm dễ dàng xâm nhập và phát triển. Ở các giai đoạn sinh trưởng sau lớp cutin dày và cứng hơn, vách tế bào
đã hóa gỗ, hạn chế khả năng xâm nhập của nấm, chống chịu bệnh tốt hơn.
Bảng 4.4. Diễn biến bệnh lở cổ rễ hại cải bắp tại xã Nguyên Khê và Tiên Dương trên giống Sakata vụ xuân năm 2016.
Ngày theo
dõi Giai
đoạn
sinh trưởng Nguyên Khê Tỷ lệ bệnh (%) Tiên Dương
20/1/2016 Cây con 8,80 10,27
27/1/2016 Cây con 5,60 7,73
3/2/2016 Hồi xanh 4,27 5,47
10/2/2016 Giao tán 1,20 2,00
Ghi chú:
Hình 4.3. Diễn biến bệnh lở cổ rễ hại cải bắp trên giống Sakata vụ xuân năm 2016 tại Đông Anh.
Từ bảng 4.4 và hình 4.3 cho thấy nấm R. solani tấn công gây hại mạnh ở giai
đoạn sau trồng 5 ngày, nguyên nhân có thể do nấm dễ dàng xâm nhập vào các vết thương ở vùng rễ của cây con khi được bứng, nhở từ vườn ươm và nấm gây hại nhẹ
dần khi cây được hồi phục sau 15 ngày. Khi bứng nhổ cây con tránh để tổn thương vùng rễ, kết hợp chăm sóc tốt giai đoạn đầu để cây chóng phục hồi là biện pháp hạn chếđược bệnh.
Điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng tới sự gây hại của bệnh. Ở vụ đông xuân năm 2015 thời tiết rét có nhiệt độ trung bình 16-210C làm hạn chế sự phát sinh gây hại của nấm Rhizoctonia solani nên tỉ lệ bệnh thấp hơn vụ xuân năm 2016.
4.1.4. Diễn biến bệnh thối hạch ( Sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp tại Đông Anh – Hà Nội.
Cùng với quá trình điều tra diễn biến bệnh lở cổ rễ thì cũng đã tiến hành điều tra diễn biến bệnh thối hạch trên giống cải bắp Sakata ở vụđông xuân năm 2014 - 2015 tại Tiên Dương – Đông Anh. Kết quảđiều tra được trình bày ở bảng 4.5 và hình 4.4.
Bảng 4.5. Diễn biến bệnh thối hạch ( Sclerotinia sclerotiorum) trên giống cải bắp Sakata vụđông xuân năm 2014 – 2015 tại Đông Anh – Hà Nội
Ngày ĐT Giai đoạn sinh trưởng TLB(%)
11/02/2015 Bắt đầu cuốn 0
18/02/2015 Cuốn bắp 1,47
25/02/2015 Cuốn bắp 2,00
04/03/2015 Cuốn bắp 2,40
Hình 4.4. Diễn biến bệnh thối hạch ( Sclerotinia sclerotiorum) trên giống cải bắp Sakata vụđông xuân năm 2014 – 2015 tại Đông Anh – Hà Nội
Qua kết quả được điều tra được thể hiện ở bảng 4.5 cho thấy nấm S. sclerotiorum gây hại cho cây cải bắp bắt đầu từ giai đoạn cuốn bắp đến giai đoạn sinh trưởng cuối cùng của cải bắp. Qua hình 4.4 cũng cho thấy giai đoạn cuốn bắp bệnh xuất hiện với TLB thấp là 1,47% sau đó tăng trong các giai đoạn sinh trưởng tiếp theo và cao nhất là 2,80% ở giai đoạn cuốn bắp chặt. Ở các giai đoạn sinh trưởng sau do mưa nhiều trong dài ngày tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập và phát triển.
Bảng 4.6. Diễn biến bệnh thối hạch trên giống cải bắp Sakata và Newtop vụđông năm 2015 tại Đông Anh
Ngày theo dõi
Tỉ lệ bệnh (%)
Tiên Dương Nguyên Khê
Sakata Newtop Sakata Newtop
13/11/2015 0,40 0,13 0,27 0,13 20/11/2015 0,80 0,13 0,13 0,27 27/11/2015 1,20 0,13 0,27 0,27 4/12/2015 1,87 0,27 0,80 0,53 11/12/2015 6,80 0,40 4,26 0,80 25/12/2015 7,20 2,27 4,80 2,80 3/01/2016 7,47 2,80 5,20 3,07
Kết quả bảng 4.6 cũng cho thấy bệnh thối hạch xuất hiện gây hại vào giai
đoạn cuốn bắp đến lúc thu hoạch trên cả 2 giống Sakata và Newtop. Cao điểm vào ngày 3/1 với tỉ lệ bệnh tương ứng của 2 giống tại Tiên Dương là 7,47%; 2,80%, ở
Hình 4.5. Diễn biến bệnh thối hạch trên giống cải bắp Sakata và Newtop vụđông năm 2015 tại Đông Anh
Hình 4.5 đã thể hiện mức độ nhiễm bệnh tra trên giống Sakata tại Tiên Dương cao hơn 30% so với Nguyên Khê. Do điều kiện canh tác, chân đất, kỹ thuật thâm canh của nông dân ở xã Nguyên Khê tốt hơn có ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ
nhiễm bệnh từđó ảnh hưởng tới hiệu quả phòng trừ nếm bệnh thối hạch.
4.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA NẤM RHIZOCTONIA
SOLANI VÀ SCLEROTINIA SCLEROTIORUM HẠI CẢI BẮP
4.2.1. Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh lở cổ rễ và thối hạch hại cải bắp
Đặc điểm hình thái là một chỉ tiêu quan trọng để nhận biết và phân biệt các loài nấm khác nhau. Mỗi loài nấm đều có đặc điểm hình thái đặc trưng riêng biệt. Từ các mẫu bệnh thu thập được ngoài ruộng sản xuất, đã tiến hành phân lập, làm thuần, nhân nuôi và giám định dựa vào đặc điểm hình thái, kích thước sợi nấm, hạch nấm. Sau đây là kết quả giám định một số nấm hại cải bắp chính được trình bày ở bảng 4.7 hình 4.6.
Bảng 4.7. Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh lở cổ rễ và thối hạch hại trên cải bắp
STT Tên nấm Sợi nấm Hạch nấm Sựn phát triấm trên môi ển của trường PGA 1 Sclerotinia sclerotiorum Đa bào, màu trắng, phân nhánh, gần chỗ phân nhánh có vách ngăn mờ. Hạch nấm ban đầu có màu trắng đục sau đó chuyển sang màu đen. Có nhiều hình dạng khác nhau - Chiều dài: 5±0,81µm - Chiều rộng: 3,22± 0,40µm Ban đầu có màu trong suốt sau đó
chuyển sang màu
trắng đục. 2 Rhizoctonia solani Đa bào, màu vàng. Phân nhánh vuông góc. Hạch nấm dẹt, màu nâu. Ban đầu có màu trắng trong sau đó
chuyển sang màu vàng nhạt.
A B
C D
Hình 4.6. Hình ảnh nấm Rhizoctonia solani và nấm Sclerotinia sclerotiorum
trên môi trường nhân tạo
A.Tản nấm và hạch nấm Rhizoctonia solani trên môi trường PGA
B.Sợi nấm Rhizoctonia solani
C.Tản nấm và hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum
4.2.1.1. Đặc điểm hình thái của nấm Sclerotinia sclerotiorum
Tản nấm trên môi trường PGA ban đầu có màu trong suốt, sau đó tản nấm chuyển sang màu trắng đục.
Sợi nấm đa bào, màu trắng, phân nhánh vuông góc, gần chỗ phân nhánh có vách ngăn mờ.