Bệnh sưng rễ cải bắp (Plasmodiophora brassicae)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani) và bệnh thối hạch (sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp tại đông anh, hà nội (Trang 25 - 26)

Bệnh sưng rễ cải bắp do nấm Plasmodiophora brassicae gây ra và nấm bệnh còn gây hại trên nhiều cây họ thập tự khác như: súp lơ, cải dầu, cải tàu,…

Theo tác giả Sherf and MacNab (1986) khi cây bị bệnh lá trở lên vàng, cây héo và còi cọc, lá dưới có thể bị rụng. Triệu chứng quan trọng nhất là rễ cây bị

sưng, nấm hại cả rễ cái, rễ phụ, thậm chí cả phần thân dưới mặt đất. Rễ bị sưng phồng lên ở giữa và thắt lại ở dưới. Bệnh có thể gây hại một phần hoặc toàn bộ hệ

thống rễ.

Nấm gây bệnh sưng rễ tồn tại qua đông dưới dạng bào tử tĩnh. Khi thuận lợi chúng nảy mầm tạo các bọc bào tử động. Bào tử động nảy mầm xâm nhiễm vào trong rễ và tạo các ổ bào tử tĩnh trong rễ, mỗi ổ bào tử tĩnh tạo ra một u sưng.

Theo tác giả Sherf and MacNab (1986) ở điều kiện đất lạnh, ẩm và chua thuận lợi cho nấm phát sinh phát triển. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho nấm gây bệnh phát triển khoảng 15 – 250C, trong đó nhiệt độ tối thích là 18 – 200C. Trong

điều kiện đất kiềm, nhiệt độ cao bệnh phát triển chậm.

Cũng theo tác giả này bệnh sưng rễ có thể lan truyền qua dụng cụ canh tác,

động vật, con người. Những ruộng sản xuất có thể nhiễm bệnh qua cây giống, nước tưới (Sherf and MacNab, 1986).

Từ đặc điểm phát sinh phát triển và khả năng lây lan của bệnh sưng rễ các nhà nghiên cứu đã đề ra biện pháp để quản lý, phòng trừ dịch bệnh như sau:

Theo nghiên cứu của tác giả Myers and Campbell (1985) cho rằng: Sử

dụng giống sạch bệnh kết hợp với chọn ruộng thoát nước tốt, đất sạch bệnh, không luân canh với những cây họ thập tự có hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh sưng rễ. Những ruộng bị nặng cần luân canh với những cây trồng không phải ký chủ của bệnh sưng rễ trong vòng 7 năm, giữ cho pH đất trên 7.2, có thể dùng giống chống chịu.

Sau khi thu hoạch cần thu dọn sạch tàn dư cây bệnh có tác dụng làm giảm nguồn bệnh lây truyền cho vụ sau. Xử lý đất, vườn ươm bằng Chloropicrin 14 – 21 ngày trước khi gieo trồng cũng có tác dụng hạn chế nguồn bệnh (Sherf and MacNab, 1986).

Bệnh sưng rễ gây hại cải bắp và một số cây họ hoa thập tự. Đặc biệt, các vùng có khí hậu mát, lạnh ở châu Âu, châu Úc, châu Mỹ và một số nước châu Á như Nhật Bản thường bị hại nghiêm trọng. Ở Việt Nam, bệnh ít phổ biến (Vũ Triệu Mân, 2007).

Bệnh hại ở bộ phận rễ và gốc thân nằm sâu trong đất tạo ra u sưng nổi cục sần sùi, xuất hiện từng đoạn hoặc kéo dài cả rễ. Các u sưng lúc đầu có màu sắc tương tự màu rễ cây sau chuyển sang màu nâu, thối mục. Nấm có thể xâm nhập trong suốt thời gian sinh trưởng của cây, nhưng thời kỳ còn non là giai đoạn dễ xâm nhập và phá hại mạnh (Vũ Triệu Mân, 2007).

Sau khi rễ bị hư hại và lá chuyển sang màu vàng, dày thô, lá mất độ nhẵn bóng cây chết héo dần. Bệnh sưng rễ có thể phá hại trên 100 loại cây trồng và cây dại trong họ hoa thập tự. Tế bào rễ bị bệnh lớn gấp 3 – 4 lần tế bào rễ cây bình thường (Vũ Triệu Mân, 2007).

Nấm sưng rễ bắp cải phát triển mạnh trong điều kiện đất chua pH 5,4 – 6,5, đất ẩm ướt, độ ẩm tương đối cao. Trong điều kiện đó, quá trình xâm nhiễm hoàn thành trong 18 giờ. Vì vậy, đất trũng, ẩm thấp, đất quá chua và có nhiệt độ

thích hợp 19 – 250C bệnh phát sinh phá hại mạnh (Vũ Triệu Mân, 2007).

Để phòng trừ bệnh cần chọn lọc giống, canh tác cải tạo đất trồng, chọn đất trung tính hoặc hơi kiềm, bón vôi thích hợp ở vườn ươm và ruộng sản xuất. Không luân canh với các cây trồng họ thập tự. Khi thấy bệnh xuất hiện phải nhổ cả gốc rễ đem đốt hoặc vùi sâu trong các hố có vôi bột (Vũ Triệu Mân, 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani) và bệnh thối hạch (sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp tại đông anh, hà nội (Trang 25 - 26)