Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh của nấm đối kháng Trichoderma

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani) và bệnh thối hạch (sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp tại đông anh, hà nội (Trang 73 - 75)

hazianum với nấm gây bệnh thối hạch và lở cổ rễ hại cải bắp trong chậu vại

bằng cách xử lý hạt giống.

Để khảo sát khả năng phòng trừ bệnh lở lở cổ rễ Trichoderma hazianum

với nấm Rhizoctonia solani và Sclerotina sclerotiorum hại cải bắp trong chậu vại bằng cách xử lý hạt giống tiến hành bố trí thí nghiệm trên 4 công thức: Kết quả

thu được trình bày ở bảng 4.22 và hình 4.24:

Bảng 4.22. Khả năng phòng trừ của nấm Trichoderma hazianumđối với nấm

Rhizoctonia solani hại cải bắp trong điều kiện chậu vại (xử lý hạt giống)

Công thức Tổng số hạt gieo Tổng số cây sống Số cây chết TLB(%) HLĐK (%) 1 45 6 39 86.67 0 2 45 12 33 73,33 15,4 3 45 20 25 55,55 35,9 4 45 33 12 26,67 69,2

Ghi chú: Hiệu lực đối kháng tính theo công thức Abbott.

Hình 4.24. Khả năng phòng trừ của nấm Trichoderma hazianumđối với nấm

Qua bảng 4.22 và hình 4.24 cho thấy CT1 chỉ xử lý hạt cải bắp bằng nấm R. solani có tỉ lệ cây chết là 86,67%; Ở công thức 2 thời kì 2 lá mầm có xử lý

Trichoderma hazianum có tỉ lệ chết thấp hơn 73,33% và hiệu lực đối kháng là 15,4%.

Ở công thức 3 có tỉ lệ cây chết là 55,55% và hiệu lực đối kháng là 35,9%. Ở công thức 4 khi xử hạt cà chua bằng nấm đối kháng Trichoderma hazianum trước khi gieo có tỉ lệ

cây chết giảm đi rõ rệt chỉ còn 26,6% và hiệu lực đối kháng đạt cao nhất là 69,2%. Như vậy nếu hạt giống bắp cải được xử lý nấm đối kháng Trichoderma hazianum trước khi gieo trồng đã có tác dụng bảo vệ hạt giống tốt hơn và hình thành nguồn nấm đối kháng Trichoderma hazianum trong đất vùng rễđã cạnh tranh tiêu diệt cản trở làm giảm sự phá hại của nấm R. solani gây bệnh lởi cổ rễở cải bắp. Kết quả này cũng chứng tỏ có thể sử dụng nấm đối kháng Trichoderma hazianum

xử lý hạt giống để phòng chống bệnh lở cổ rễ do nấm R. solani trong sản xuất.

Bảng 4.23. Khả năng phòng trừ của nấm Trichoderma hazianumđối với nấm

Sclerotinia sclerotium hại cải bắp trong điều kiện chậu vại

(Xử lý hạt giống) Công thức Tổng số hạt gieo Tổng số cây sống Số cây chết TLB(%) HLĐK (%) 1 45 4 41 91,1 0 2 45 7 38 84,4 7,3 3 45 21 24 53,3 41,4 4 45 42 3 6,6 92,7 Hình 4.25. Khả năng phòng trừ của nấm Trichoderma hazianumđối với nấm

Qua bảng 4.23 cho thấy ở công thức đối chứng khi xử lý đậu tương bằng nấm S. sclerotium có tỉ lệ cây chét rất cao là 91,1%, ở công thức 2 khi cây được 2 lá mầm mới xử lý nấm Trichoderma hazianum tỉ lệ cây chết giảm xuống không đáng kể còn 84,4% và hiệu lực đối kháng đạt thấp là 7,3%. Ở công thức 3, tỉ lệ cây chết là 53,3% và hiệu lực đối kháng đạt 41,4%. Trong khi đó ở công thức 4 nếu xử lý hạt cải bắp trước khi gieo bằng nấm Trichoderma hazianum có tỉ lệ cây chết thấp nhất là 6,6% và hiệu lực đối kháng đạt cao nhất là 92,7%.

Trong quá tình theo dõi thí nghiệm nhận thấy ở công thức 4 có xử lý hạt cải bắp bằng nấm đối kháng Trichodermahazianum cây cải bắp mọc đồng đều và sinh trưởng tốt hơn so với cây mọc ở các công thức khác. Nguyên nhân có thể trong quá trình phát triển có nấm Trichoderma hazianum đã sinh ra một số chất có tác dụng kích thích sự nảy mầm và kích thích cho cây con phát triển.

4.4.5 Khảo sát hiệu lực của một số thuốc hóa học phòng trừ bệnh lở cổ rễ hại cải bắp vụđông năm 2015 tại Tiên Dương, Đông Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani) và bệnh thối hạch (sclerotinia sclerotiorum) hại cải bắp tại đông anh, hà nội (Trang 73 - 75)