Kết quả cấp GCNQSD đất cho tổ chức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 2020 (Trang 48)

tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 phân theo địa phương TT Tên xã, phường Số tổ chức được cấp Diện tích (ha)

1 Cam Giá 22 42,70 2 Chùa Hang 10 7,83 3 Đồng Bầm 19 35,39 4 Đồng Quang 12 6,58 5 Gia Sàng 24 74,49 6 Hoàng Văn Thụ 22 6,25 7 Hương Sơn 3 0,62 8 Phan Đình Phùng 24 10,79 9 Phú Xá 9 12,10

TT Tên xã, phường Số tổ chức được cấp Diện tích (ha) 10 Quán Triều 8 1,06 11 Quang Trung 15 4,62 12 Quang Vinh 14 7,91 13 Tân Lập 15 19,79 14 Tân Long 4 27,27 15 Tân Thành 3 2,33 16 Tân Thịnh 14 4,34 17 Thịnh Đán 18 16,77 18 Tích Lương 9 8,79 19 Trung Thành 7 2,61 20 Trưng Vương 9 3,52 21 Túc Duyên 11 3,88 22 Cao Ngạn 5 17,19 23 Đồng Liên 1 0,32 24 Huống Thượng 0 0,15 25 Linh Sơn 3 9,62 26 Phúc Hà 2 0,40 27 Phúc Trìu 7 111,87 28 Phúc Xuân 2 171,94 29 Quyết Thắng 5 10,83 30 Sơn Cẩm 8 22,93 31 Tân Cương 5 6,22 32 Thịnh Đức 2 20,70 Tổng 312 671,82

(Nguồn: Văn phòng Đăng ký QSDĐ tỉnh Thái Nguyên, năm 2021)

Đối với tổ chức, nhóm các địa phương có số tổ chức được cấp GCNQSD đất lớn là: phường Gia Sàng (24 tổ chức), phường Cam Giá (22 tổ chức), phường Hoàng Văn Thu (22 tổ chức), phường Đồng Bẩm (19 tổ chức), phường Thịnh Đán (18 tổ chức). Có 13/32 địa phương có lớn hơn 10 tổ chức được cấp GCNQSD đất.

Các địa phương có ít tổ chức được cấp GCNQSD đất là: Huống Thượng, Đồng Liên, Phúc Hà, Phúc Hà, Thịnh Đức, Phúc Xuân, Tân Thành, Hương Sơn, có từ 1 -3 tổ chức được cấp GCNQSD đất.

Về diện tích đất được cấp GCNQSD đất của tổ chức thì lớn nhất là tại xã Phúc Xuân, thứ hai là Phúc Trìu do trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam đăng ký cấp GCNQSD đất cho diện tích đất rừng sản xuất Công ty quản lý. Đứng thứ ba là phường Gia Sàng (74,49 ha), thứ tư là phương Cam Giá, thứ năm là phường Đồng Bẩm.

3.2.4. Kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 theo loại hồ sơ đoạn 2016 - 2020 theo loại hồ sơ

Tổng hợp kết quả cấp GCNQSD đất phân theo loại hồ sơ đăng ký cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2020 được thể hiện tại bảng sau.

Bảng 3.13. Kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 phân theo loại hồ sơ

T

T Loại hồ sơ

Tổng số hồ

Theo năm thực hiện

2016 2017 2018 2019 2020 1 Tặng cho 7926 1023 1635 1921 1431 1916 2 Chuyển nhượng 23419 3216 3352 5581 5696 5574 3 Thừa kế 3113 450 181 926 700 856 4 Cấp mới 1098 67 28 575 182 246 5 Cấp đổi - cấp lại 3643 647 282 368 1433 913 6 Tổng cộng 39199 5403 5478 9371 9442 9505

(Nguồn: Văn phòng Đăng ký QSDĐ Chi nhánh TP Thái Nguyên, năm 2021)

Qua bảng ta thấy, có 7926 hộ làm hồ sơ tặng cho được cấp GCNQSD đất; - Có 23419 hộ làm hồ sơ chuyển nhượng được cấp GCNQSD đất

- Có 3113 hộ làm hồ sơ thừa kế được cấp GCNQSD đất - Có 1098 hồ sơ cấp mới được cấp GCNQSD đất

Hồ sơ chuyên nhượng được cấp GCNQSD đất là cao nhất trong các loại hồ sơ được cấp GCNQSD đất.

3.2.5. Đánh giá của người dân về công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thành phố Thái Nguyên

Để đánh giá ý kiên của người dân về công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 70 hộ gia đình có thực hiện công tác cấp GCNQSD đất bằng bộ phiếu điều tra.

Kết quả tổng hợp một số ý kiến của người dân được thể hiện tại các hình sau.

Hình 3.2. Biều đồ ý kiến của người dân về hồ sơ đăng ký cấp GCNQSD đất

Về hồ sơ đăng ký cấp GCNQSD đất, qua ý kiến người dân ta thấy, có 40% người dân được hỏi cho rằng hồ sơ đăng ký cấp GCNQSD đất chưa đơn giản, chưa thuận tiện; 31,4% người dân cho rằng hồ sơ đăng ký cấp GCNQSD đất còn nhiều giấy tờ, phức tạp; 15,7% người dân cho rằng hồ sơ cấp GCNQSD đất tương đối đơn giản, thuận tiện; 12,9% người dân cho rằng hồ sơ đăng ký cấp GCNQSD rất đơn giản, thuận tiện. Đặc biệt có những ý kiến của người dân về việc hồ sơ ở các cấp hướng dẫn khác nhau: xã hướng dẫn

làm hồ sơ cấp GCNQSD đất nhưng lên bộ phận một cửa của UBND thành phố Thái Nguyên lại bảo hồ sơ không đúng.

Hình 3.2. Biểu đồ ý kiến của người dân về thời gian cấp GCNQSD đất

Qua hình ta thấy, 38,6% người dân cho rằng thời gian để cấp được GCNQSD còn hơi chậm; 25,7% người dân cho rằng thời gian để cấp được GCNQSD đất quá lâu; 20% người dân cho rằng thời gian để cấp được GCNQSD đất tương đối nhanh và 15,7% người dân cho rằng thời gian để được cấp GCNQSD rất nhanh.

Hình 3.4. Biểu đồ ý kiến của người dân về thái độ hướng dẫn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ cấp GCNQSD đất

Qua hình ta thấy, 54,3% người dân trả lời được hướng dẫn tận tình khi làm hồ sơ cấp GCNQSD đất; 25,7% người dân trả lời được hướng dẫn tương đối tận tình khi làm hồ sơ cấp GCNQSD đất; 20% người dân chưa được hướng dẫn tận tình khi làm hồ sơ cấp GCNQSD đất, hồ sơ phải làm đi làm lại nhiều lần và không có người dân nào không được hướng dẫn khi làm hồ sơ đăng ký cấp GCNQSD đất.

3.3. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên

3.3.1. Thuận lợi và khó khăn, tồn tại

3.3.1.1. Thuận lợi

- Thành phố Thái Nguyên là nơi phát triển về kinh tế - xã hội nên trình độ dân trí cao, có cơ sở hạ tầng tốt. Đa phần người sử dụng đất đều chấp hành đúng chủ trương chính sách pháp luật về đất đai.

- Về công tác chỉ đạo, triển khai được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất từ UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, UBND thành phố đến xã phường, việc tuyên truyền để người dân nắm được quy định chung, thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của tỉnh và thành phố. Các hộ gia đình, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành đúng quy định, từ việc kê khai, cung cấp thông tin chính xác cho việc lập hồ sơ cấp GCNQSD đất.

- Việc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh, đài truyền hình giúp người dân nắm bắt thêm quy định, thủ tục trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Trên địa bàn thành phố đã hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính, công tác này phục vụ rất nhiều trong công tác quản lý đất đai.

Do đã thành lập được văn phòng ĐKQSD đất cấp thành phố và chi nhánh của Sở tài nguyên môi trường nên công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện thường xuyên và rõ nét hơn. Các mục tiêu, nhiệm vụ trọng

tâm được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo theo đúng tiến độ và hoàn thành tốt các yêu cầu.

- Công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ được các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện. Việc quy trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị, chính quyền cơ sở và mỗi cá nhân trong công tác lập hồ sơ cấp GCNQSD đất nên đã cơ bản giải quyết được những sai sót do khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện, đặc biệt là công tác cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân.

3.3.1.2. Khó khăn, tồn tại cần khắc phục

- Hệ thống hồ sơ địa chính qua các thời kỳ đã rách nát, thất lạc nhiều không đầy đủ. Bản đồ đo vẽ theo Chỉ thị 299 hiện tại không đúng so với hiện trạng sử dụng đất của các hộ dân do đã biến động nhiều trong quá trình sử dụng đất.

- Một số ngươi người dân chưa nắm rõ về Luật đất đai, những nghị định, thông tư chưa đến được tay người dân, gây ra khó khăn trong quy hoạch.

- Các tranh chấp chưa được giải quyết triệt để.

- Do trước đây người dân mua bán, chuyển nhượng không qua chính quyền nên không đầy đủ giấy tờ hợp lệ để cấp GCNQSD đất.

- Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, đất đai của các hộ khi kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất phần lớn không có giấy tờ,nguồn gốc sử dụng do các hộ tự khai phá.Do vậy quá trình lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng đến tiến độ công tác cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai là công tác hết sức phức tạp, qua trình thực hiện phải tuân thủ theo nhiều bước, nảy sinh nhều vấn đề phức tạp, trong cả những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.

Qua ý kiến của người dân khi làm hồ sơ cấp GCNQSD đất, những khó khăn mà họ gặp phải là: 55,71% người dân nói rằng trình tự, thủ tục rườm rà, nhiều giấy tờ; 45, 71% người dân cho rằng chính sách pháp luật về đất đai nhiều và luôn thay đổi; 31,43% người dân cho rằng thời gian làm hồ sơ cấp

GCNQSD đất kéo dài, phải đi lại nhiều; 17,14% cán bộ thụ lý hồ sơ gây khó khăn, hách dịch, không hướng dẫn cụ thể

Bảng 3.16. Ý kiến của người dân về những khó khăn gặp phải khi đi đăng ký GCNQSD đất

Nội dung phỏng vấn Số phiếu Tỷ lệ (5%)

Trình tự, thủ tục rườm rà, nhiều giấy tờ. 39 55,71 Chính sách pháp luật về đất đai nhiều và luôn thay

đổi 32 45,71

Cán bộ thụ lý hồ sơ gây khó khăn, hách dịch, không

hướng dẫn cụ thể 12 17,14

Thời gian kéo dài phải đi lại nhiều 22 31,43

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2020)

3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên

* Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

Cần có quy định dành một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý đất đai của địa phương để mua sắm trang thiết bị, cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn, pháp luật,...

Đầu tư trang thiết bị phải đảm bảo đáp ứng những phương tiện tối thiểu bao gồm: Thiết bị đo đạc phục vụ thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, thực hiện chuẩn hóa dữ liệu đã có và chuẩn hóa quy trình thu thập, cập nhật thông tin đất đai; xây dựng các công cụ phần mềm hỗ trợ cho công tác thu thập và cập nhật thông tin đất đai.

* Giải pháp về nâng cao đội ngũ nhân lực phục vụ công tác quản ý đất đai và làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất

- Cần có quy định dành một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý đất đai của địa phương như đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị, cung cấp thông tin, tài liệu chuyên

môn, pháp luật, internet,..., khen thưởng người có công.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường cần thường xuyên tổ chức giao ban cán bộ địa chính các phường, xã để thông qua đó nắm chắc tình hình thực hiện ở các địa phương, từ đó đề ra kế hoạch thực hiện cụ thể có tính khả thi cao.

- Có kế hoạch cụ thể để thực hiện đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho toàn thể đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý đất đai, đặc biệt là cán bộ địa chính phường và cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để đảm bảo sự ổn định, tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới.

* Giải pháp về hoàn thiện văn bản chính sách về đất đai

- Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật có liên quan.

- Việc ban hành văn bản pháp luật phải chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời. Các văn bản này phải chi tiết, cụ thể, rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn, xúc tích...giúp người thực hiện và tổ chức thực hiện theo đúng chủ trương của Nhà nước.

* Giải pháp tăng cường tuyên truyền

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin, cần xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về đất đai theo các chủ đề phù hợp với nội dung quản lý nhà nước về đất đai để cung cấp cho các địa phương.

- UBND phối hợp với các ban, ngành thành phố và quận tập huấn tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai cho nhân dân các xã phường nhằm phổ biến kịp thời Luật Đất đai và các chính sách về đất đai của Nhà nước, góp phần ngăn chặn kịp thời, xử lý các vi phạm trong quản lý sử dụng đất. Tuyên truyền để người dân hiểu về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký quyền sử dụng đất. Đồng thời nâng cao hiểu biết về quy trình, thủ tục đăng

ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng

Thanh tra, kiểm tra trong việc lập và quản lý hồ sơ địa chính như kiểm tra việc đo đạc, lập bản đồ, kiểm tra kết quả và quy trình đo vẽ, kiểm tra tính đầy đủ của bản đồ và hệ thống hồ sơ lưu trữ.

Thanh tra, kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ khâu kê khai, xét duyệt đến thẩm định cấp giấy chứng nhận. Tập trung vào việc tuân thủ các quy định thủ tục của ngành về quá trình đăng ký, thủ tục thực hiện. Phát hiện kịp thời những sai sót để chấn chỉnh sửa chữa, nhất là đối với cấp xã, phường cán bộ địa chính còn thiếu kinh nghiệm rất dễ xảy ra sai phạm.

- Tăng cường công tác tuyên truyền trên thông tin đại chúng cho người dân nắm được chủ trương, pháp luật của nhà nước từ đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người sử dụng đất.

- Định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức những cuộc hội nghị, giao ban giữa phòng chuyên môn cấp huyện với cán bộ địa chính cấp xã để tìm biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Có hình thức khen thưởng, biểu dương đối với những cán bộ có thành tích, năng lực tốt trong công tác và xem xét kiểm điểm, kỷ luật đối với những cán bộ thiếu trách nhiệm, có tính hách dịch, cửa quyền trong công việc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận về công tác cấp GCNQSD đất giai đoạn 2016 -2020 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên như sau:

- Số hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 39.199 hộ. với tổng diện tích hộ gia đình, cá nhân đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD đất là 1279,36 ha.

- Số tổ chức đủ điều kiện cấp GCNQSD đất là 312 tổ chức, với tổng diện tích đất được cấp GCNQSD đất là 671,82 ha, chiếm 97,41%.

- Số hộ được cấp GCNBQSD đất nông nghiệp trong giai đoạn 2016 -

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 2020 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)