Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 2020 (Trang 31)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2016 đạt 15,5%; năm 2017 đạt 15,74%; năm 2018 đạt 15,73%; năm 2019 đạt 15,85%; năm 2020 đạt 15,85%, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15,75%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ - thương mại đạt 18,15%; công nghiệp - xây dựng đạt 15,4%; nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 10,7%.

* Công nghiệp - xây dựng

Thành phố đã từng bước tập trung phát triển công nghiệp, xây dựng theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường; bước đầu đã thu hút được một số dự án, các ngành sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến đầu tư vào thành phố như: Nhà máy điện tử Glonics, Trung tâm Thiết kế thời trang TNG....

Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương năm 2016 đạt 5.542 tỷ đồng; năm 2017 đạt 6.429 tỷ đồng; năm 2018 đạt 7.659 tỷ đồng; năm 2019 đạt 8.539 tỷ đồng; dự ước năm 2020 đạt 10.433 tỷ đồng (tăng 22,2% so với năm 2019), bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 13,1%.

* Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

- Về trồng trọt: Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Sản lượng lương thực có hạt: Năm 2016 đạt 29.322 tấn, năm 2017 đạt 42.223 tấn, năm 2018 đạt 42.146 tấn, năm 2019 đạt 42.464 tấn, năm 2020 dự ước đạt 41.878 tấn, tăng 11,07% so với kế hoạch, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 39.607 tấn.

Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt (theo giá thực tế) qua các năm đạt mức tăng ổn định, dự ước 2020 đạt 135 triệu đồng/1ha.

Thành phố đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Phúc Trìu, Thịnh Đức, Đồng Liên, Huống Thượng. Quy hoạch vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao tại các xã Phúc Trìu, Tân Cương, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Thịnh Đức, Phúc Hà. Năm 2020, thành phố xây dựng Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thành phố Thái Nguyên tại phường Đồng Bẩm và một số mô hình tiên tiến ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

- Về chăn nuôi: Sản lượng thịt hơi các loại năm 2016 đạt 10.905 tấn; năm 2017 đạt 19.600 tấn; năm 2018 đạt 22.500 tấn; năm 2019 đạt 24.900 tấn. Dự ước năm 2020 đạt 24.500 tấn.

- Chương trình xây dựng nông thôn mới: Thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2016 và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Thành phố lựa chọn xã Đồng Liên là xã nông thôn mới kiểu mẫu; xã Tân Cương hoàn thiện các tiêu chí để xóm Hồng Thái 2 là xóm nông thôn mới kiểu mẫu.

* Dịch vụ - Thương mại

Thế mạnh về dịch vụ, thương mại được khai thác hiệu quả, phát triển đa dạng, phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; dịch vụ thương mại chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, du lịch được đẩy mạnh kết hợp với các hoạt động thương mại, dịch vụ truyền thống, tạo điểm nhấn và sức hút mới cho các hoạt động dịch vụ du lịch, tiếp tục khai thác tốt tiềm năng của địa phương. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2016 đạt 16.157 tỷ đồng; năm 2017 đạt 18.093 tỷ; năm 2018 đạt 21.280 tỷ; năm 2019 đạt 24.085 tỷ; dự ước năm 2020 ước đạt 25.900 tỷ đồng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 dự ước tăng trên 14%.

* Thu, chi ngân sách

Công tác thu, chi ngân sách được quan tâm chỉ đạo, tích cực khai thác nguồn thu và sử dụng có hiệu quả. Công tác điều hành ngân sách được thực hiện theo phân cấp đã phát huy tính chủ động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt 1.487,745 tỷ đồng; năm 2017 đạt 2.750,581 tỷ đồng; năm 2018 đạt 3.016 tỷ đồng; năm 2019 đạt 2.510 tỷ đồng trở lên, dự ước năm 2020 đạt 2.437 tỷ đồng.

3.1.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội * Công tác giáo dục và đào tạo

Quy mô trường, lớp liên tục được mở rộng; hiện nay thành phố quản lý 145 trường, tăng 37 trường so với năm 2015, trong đó thành lập mới 14 trường, tiếp nhận 23 trường do điều chỉnh địa giới hành chính. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia có nhiều chuyển biến tích cực, đến nay có 110 trường công lập đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 89,4%. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; nâng kết quả phổ cập giáo dục tiểu học từ mức độ 2 lên mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS từ mức độ 2 lên mức độ 3. Tỷ lệ huy động trẻ em lứa tuổi mẫu giáo đạt 98,5%, phấn đấu đến năm 2020

tỷ lệ huy động đạt 99%. Hiện tại thành phố Thái Nguyên có 4 trường đạt chất lượng cao (Trường Mầm non Đồng Quang, Trường Tiểu học và trung học sơ sở 915 Gia Sàng, Trường THCS Chu Văn An, Trường THCS Chùa Hang 2).

Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các nhà trường được quan tâm đầu tư, bảo đảm nhu cầu dạy và học. Trong nhiệm kỳ đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa 79 trường với trên 674 phòng học và các phòng chức năng, tổng mức đầu tư từ nguồn ngân sách trên 472 tỷ đồng; huy động xã hội hóa xây dựng trường học ngoài công lập trên 492 tỷ đồng; chi mua sắm tài sản, trang thiết bị trên 23,7 tỷ đồng.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt và vượt chuẩn về trình độ đào tạo, bảo đảm về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Duy trì phổ cập giáo dục các cấp học. Chất lượng giáo dục ngày được nâng lên (hằng năm có trên 75% học sinh THCS học lực khá, giỏi), chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng cao (các kỳ thi, phong trào thi đua của ngành giáo dục tỉnh, tỷ lệ học sinh tham gia đều đạt thứ hạng cao).

* Công tác y tế, dân số

Hiện nay, thành phố có 32/32 xã, phường đạt chuẩn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 100 % các trạm y tế xã, phường đạt Bộ tiêu chí quốc gia Y tế xã. Hệ thống y tế cơ sở và mạng lưới y tế dự phòng được củng cố, tăng cường cả về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị. Chất lượng khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến được nâng cao.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Thái Nguyên, Thành phố đã chủ động triển khai kịp thời, đồng bộ và có nhiều giải pháp cụ thể làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn (thành phố đã cấp 13,7 tỷ đồng phục vụ công tác phòng chống dịch, trong đó cấp miễn phí 1 triệu khẩu trang vải trị giá 10 tỷ đồng cho nhân dân, mua 6 tấn hóa chất, 4.800 lít thuốc khử trùng tiêu độc, với giá trị 3 tỷ đồng).

truyền thông giáo dục cho phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai. Tập trung chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số, gia đình.

* Công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân

Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai thực hiện đạt kết quả tích cực, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,03% năm 2015 xuống còn 0,9% năm 2020; hộ cận nghèo từ 1,21% năm 2015 xuống còn 1,0% năm 2020.

Các chương trình, đề án, kế hoạch về đào tạo nghề, giải quyết việc làm phát triển thị trường lao động được thực hiện có hiệu quả; bình quân hằng năm giải quyết việc làm tăng thêm cho trên 4.800 lao động; Công tác tuyên truyền chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai sâu, rộng đến các đối tượng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 đạt 72,95%, năm 2017 đạt 73,41%, năm 2018 đạt 75%, năm 2019 đạt 76%, dự ước năm 2020 đạt 77%. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện trong nhân dân tiếp tục mở rộng và phát triển.

Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em được quan tâm thực hiện, đến nay trên 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm chăm sóc. Giai đoạn 2016 - 2020, trên 90% xã, phường đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em; quyền của trẻ em ngày càng được bảo đảm.

Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án phòng, chống ma túy; đến năm 2020 giảm số người nghiện 31,51% so với năm 2015.

3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Thái Nguyên năm 2020

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha(ha)

Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên (ha) 22.211,63 100

I Đất nông nghiệp 13.691,07 61,64

1.1 Đất trồng lúa 3.808,67 27,82

1.2 Đất trồng cây hàng năm 1.458,04 10,65

1.3 Đất trồng cây lâu năm 5.633,53 41,15

1.4 Đất rừng phòng hộ 567,50 4,15

1.5 Đất rừng sản xuất 1.906,09 13,92

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản 291,88 2,13

1.7 Đất nông nghiệp khác 25,37 0,19

II Đất phi nông nghiệp 8.454,26 38,06

2.1 Đất quốc phòng 316,36 3,74

2.2 Đất an ninh 117,32 1,39

2.3 Đất cụm công nghiệp 27,85 0,33

2.4 Đất thương mại, dịch vụ 50,50 0,60

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 503,07 5,95 2.6 Đất cho hoạt động khoáng sản 475,00 5,62 2.7 Đất phát triển hạ tầng các cấp 3.238,69 38,31

2.8 Đất di tích lịch sử, văn hóa 1,55 0,02

2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải 51,95 0,61

2.10 Đất ở tại nông thôn 931,34 11,02

2.11 Đất ở tại đô thị 1.426,14 16,87

2.12 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 41,48 0,49

2.13 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 31,00 0,37

2.14 Đất cơ sở tôn giáo 19,73 0,23

2.15 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

237,50 2,81 2.16 Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm 147,36 1,74

2.17 Đất sinh hoạt cộng đồng 3,12 0,04

2.18 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 84,70 1,00

2.19 Đất cơ sở tín ngưỡng 8,32 0,10

2.20 Đất sông, ngòi, kênh rạch, suối 608,52 7,20 2.21 Đất có mặt nước chuyên dùng 131,38 1,55

2.22 Đất phi nông nghiệp khác 1,34 0,02

III Đất chưa sử dụng 66,30 0,30

Theo số liệu thống kê năm 2020, tổng diện tích tự nhiên của thành phố Thái Nguyên là 22.211,63 ha. Trong đó nhóm đất phi nông nghiệp là 8.454,26 ha chiếm 38,06 % diện tích đất tự nhiên; nhóm đất nông nghiệp có diện tích 13.691,07 ha chiếm 61,64%; nhóm đất chưa sử dụng vẫn còn 66,30 ha chiếm 0,30% diện tích đất tự nhiên.

* Đất nông nghiệp: diện tích là 13.691,07 ha, chiếm 61,64% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó bao gồm các loại đất sau:

Đất trồng lúa diện tích là 3.808,67 ha, chiếm 27,82% diện tích đất nông nghiệp

Đất trồng cây hàng năm có diện tích 1.458,04 ha, chiếm 10,65% diện tích đất đất nông nghiệp

Đất trồng cây lâu năm là 5.633,53 ha, chiếm 41,15% diện tích đất nông nghiệp

Đất rừng phòng hộ, diện tích 567,50 ha, chiếm 4,15% diện tích đất nông nghiệp.

Đất rừng sản xuất là 1.906,09 ha, chiếm 13,92% diện tích đất nông nghiệp. Đất nuôi trồng thủy sản 291,88 ha, chiếm 2,13% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là ao phân bố trong khu dân cư, ở vùng ven sông.

Đất nông nghiệp khác là 25,37 ha, chiếm 0,19% diện tích đất nông nghiệp.

* Đất phi nông nghiệp: có tổng diện tích là 8.454,26 ha, chiếm 38,06% diện tích đất tự nhiên. Trong đó bao gồm các loại đất sau:

Đất ở đô thị có diện tích là 1.426,14 ha, chiếm 16,87% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất ở nông thôn có diện tích là 931,34 ha, chiếm 11,02% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất trụ sở cơ quan có diện tích là 41,48 ha, chiếm 0,49% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất quốc phòng có diện tích 316,36 ha, chiếm 3,74% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất an ninh có diện tích 117,32 ha, chiếm 1,39% diện tích đất phi nông nghiệp. Đất cụm công nghiệp có diện tích 27,85 ha, chiếm 0,33% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất thương mại, dịch vụ có diện tích 50,50 ha, chiếm 0,60% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có diện tích 503,07 ha, chiếm 5,95% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất cho hoạt động khoáng sản có diện tích 475 ha, chiếm 5,62% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện cấp xã có diện tích 3.238,69 ha, chiếm 38,31% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất di tích lịch sử văn hóa có diện tích là 1,55 ha, chiếm 0,02% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất bãi thải, xử lý chất thải 51,95ha, chiếm 0,61% diện tích đất phi nông nghiệp. Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp là 31,00ha, chiếm 0,37% diện tích đất phi nông nghiệp

Đất cơ sở tôn giáo có diện tích 19,73 ha, chiếm 0,23% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng có diện tích 237,5 ha, chiếm 2,81% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm có diện tích là 147,36 ha, chiếm 1,74% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất sinh hoạt cộng đồng có diện tích 3,12 ha, chiếm 0,04% diện tích đất phi nông nghiệp

Đất vui chơi, giải trí công cộng có diện tích 84,70 ha, chiếm 1,00% diện tích đất phi nông nghiệp

Đất cơ sở tín ngưỡng có diện tích 8,32 ha, chiếm 0,1% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối có diện tích 608,52 ha, chiếm 7,20% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất có nước mặt chuyên dùng có diện tích 131,38 ha, chiếm 1,55% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp khác có diện tích 1,34 ha, chiếm 0,02% diện tích đất phi nông nghiệp.

* Đất chưa sử dụng: diện tích 66,30 ha, chiếm 0,30% diện tích đất tự nhiên. Thành phố Thái Nguyên đã hoàn thành việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính, đến nay thành phố có 32 đơn vị hành chính, gồm 21 phường và 11 xã, và diện tích đất cũng biến động rất lớn.

Bảng 3.2. Tình hình biến động đất đai thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 giai đoạn 2016 - 2020 TT Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2016 (ha) Diện tích năm 2020 (ha) Tăng giảm (ha) I Đất nông nghiệp 12.012,74 13.691,07 + 1.678,33 II Đất phi nông nghiệp 6.160,17 8.454,26 + 2.294,09

III Đất chưa sử dụng 367,65 66,30 - 301,35

Tổng diện tích tự nhiên 18.630,56 22.221,63 + 3.591,07

(Nguồn: UBND thành phố Thái Nguyên, năm 2021)

So với năm 2016, diện tích đất tự nhiên tăng lên 3.591,07 ha, trong đó - Đất nông nghiệp tăng lên 1.678,33 ha

- Đất phi nông nghiệp tăng lên 2.294,09 ha - Đất chưa sử dụng giảm 301,35 ha còn 66,30 ha.

3.2. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên gai đoạn 2016 – 2020 bàn thành phố Thái Nguyên gai đoạn 2016 – 2020

3.2.1. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 theo đối tượng sử dụng đất Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 theo đối tượng sử dụng đất

3.2.1.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân giai đoạn 2016-2020

Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân giai đoạn 2016 – 2020 được thể hiện tại các bảng sau.

Bảng 3.3. Số hộ đăng ký cấp GCNQSDĐ trong giai đoạn 2016 - 2020 Năm Năm

Số hộ đăng ký cấp GCNQSDĐ

Đủ điều kiện Không đủ điều kiện Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 2016 5427 5403 99,56 24 0,44

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 2020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)