Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 2020 (Trang 53)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công

công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên

3.3.1. Thuận lợi và khó khăn, tồn tại

3.3.1.1. Thuận lợi

- Thành phố Thái Nguyên là nơi phát triển về kinh tế - xã hội nên trình độ dân trí cao, có cơ sở hạ tầng tốt. Đa phần người sử dụng đất đều chấp hành đúng chủ trương chính sách pháp luật về đất đai.

- Về công tác chỉ đạo, triển khai được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất từ UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, UBND thành phố đến xã phường, việc tuyên truyền để người dân nắm được quy định chung, thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của tỉnh và thành phố. Các hộ gia đình, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành đúng quy định, từ việc kê khai, cung cấp thông tin chính xác cho việc lập hồ sơ cấp GCNQSD đất.

- Việc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh, đài truyền hình giúp người dân nắm bắt thêm quy định, thủ tục trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Trên địa bàn thành phố đã hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính, công tác này phục vụ rất nhiều trong công tác quản lý đất đai.

Do đã thành lập được văn phòng ĐKQSD đất cấp thành phố và chi nhánh của Sở tài nguyên môi trường nên công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện thường xuyên và rõ nét hơn. Các mục tiêu, nhiệm vụ trọng

tâm được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo theo đúng tiến độ và hoàn thành tốt các yêu cầu.

- Công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ được các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện. Việc quy trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị, chính quyền cơ sở và mỗi cá nhân trong công tác lập hồ sơ cấp GCNQSD đất nên đã cơ bản giải quyết được những sai sót do khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện, đặc biệt là công tác cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân.

3.3.1.2. Khó khăn, tồn tại cần khắc phục

- Hệ thống hồ sơ địa chính qua các thời kỳ đã rách nát, thất lạc nhiều không đầy đủ. Bản đồ đo vẽ theo Chỉ thị 299 hiện tại không đúng so với hiện trạng sử dụng đất của các hộ dân do đã biến động nhiều trong quá trình sử dụng đất.

- Một số ngươi người dân chưa nắm rõ về Luật đất đai, những nghị định, thông tư chưa đến được tay người dân, gây ra khó khăn trong quy hoạch.

- Các tranh chấp chưa được giải quyết triệt để.

- Do trước đây người dân mua bán, chuyển nhượng không qua chính quyền nên không đầy đủ giấy tờ hợp lệ để cấp GCNQSD đất.

- Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, đất đai của các hộ khi kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất phần lớn không có giấy tờ,nguồn gốc sử dụng do các hộ tự khai phá.Do vậy quá trình lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng đến tiến độ công tác cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai là công tác hết sức phức tạp, qua trình thực hiện phải tuân thủ theo nhiều bước, nảy sinh nhều vấn đề phức tạp, trong cả những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.

Qua ý kiến của người dân khi làm hồ sơ cấp GCNQSD đất, những khó khăn mà họ gặp phải là: 55,71% người dân nói rằng trình tự, thủ tục rườm rà, nhiều giấy tờ; 45, 71% người dân cho rằng chính sách pháp luật về đất đai nhiều và luôn thay đổi; 31,43% người dân cho rằng thời gian làm hồ sơ cấp

GCNQSD đất kéo dài, phải đi lại nhiều; 17,14% cán bộ thụ lý hồ sơ gây khó khăn, hách dịch, không hướng dẫn cụ thể

Bảng 3.16. Ý kiến của người dân về những khó khăn gặp phải khi đi đăng ký GCNQSD đất

Nội dung phỏng vấn Số phiếu Tỷ lệ (5%)

Trình tự, thủ tục rườm rà, nhiều giấy tờ. 39 55,71 Chính sách pháp luật về đất đai nhiều và luôn thay

đổi 32 45,71

Cán bộ thụ lý hồ sơ gây khó khăn, hách dịch, không

hướng dẫn cụ thể 12 17,14

Thời gian kéo dài phải đi lại nhiều 22 31,43

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2020)

3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên

* Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

Cần có quy định dành một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý đất đai của địa phương để mua sắm trang thiết bị, cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn, pháp luật,...

Đầu tư trang thiết bị phải đảm bảo đáp ứng những phương tiện tối thiểu bao gồm: Thiết bị đo đạc phục vụ thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, thực hiện chuẩn hóa dữ liệu đã có và chuẩn hóa quy trình thu thập, cập nhật thông tin đất đai; xây dựng các công cụ phần mềm hỗ trợ cho công tác thu thập và cập nhật thông tin đất đai.

* Giải pháp về nâng cao đội ngũ nhân lực phục vụ công tác quản ý đất đai và làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất

- Cần có quy định dành một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý đất đai của địa phương như đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị, cung cấp thông tin, tài liệu chuyên

môn, pháp luật, internet,..., khen thưởng người có công.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường cần thường xuyên tổ chức giao ban cán bộ địa chính các phường, xã để thông qua đó nắm chắc tình hình thực hiện ở các địa phương, từ đó đề ra kế hoạch thực hiện cụ thể có tính khả thi cao.

- Có kế hoạch cụ thể để thực hiện đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho toàn thể đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý đất đai, đặc biệt là cán bộ địa chính phường và cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để đảm bảo sự ổn định, tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới.

* Giải pháp về hoàn thiện văn bản chính sách về đất đai

- Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật có liên quan.

- Việc ban hành văn bản pháp luật phải chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời. Các văn bản này phải chi tiết, cụ thể, rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn, xúc tích...giúp người thực hiện và tổ chức thực hiện theo đúng chủ trương của Nhà nước.

* Giải pháp tăng cường tuyên truyền

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin, cần xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về đất đai theo các chủ đề phù hợp với nội dung quản lý nhà nước về đất đai để cung cấp cho các địa phương.

- UBND phối hợp với các ban, ngành thành phố và quận tập huấn tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai cho nhân dân các xã phường nhằm phổ biến kịp thời Luật Đất đai và các chính sách về đất đai của Nhà nước, góp phần ngăn chặn kịp thời, xử lý các vi phạm trong quản lý sử dụng đất. Tuyên truyền để người dân hiểu về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký quyền sử dụng đất. Đồng thời nâng cao hiểu biết về quy trình, thủ tục đăng

ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng

Thanh tra, kiểm tra trong việc lập và quản lý hồ sơ địa chính như kiểm tra việc đo đạc, lập bản đồ, kiểm tra kết quả và quy trình đo vẽ, kiểm tra tính đầy đủ của bản đồ và hệ thống hồ sơ lưu trữ.

Thanh tra, kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ khâu kê khai, xét duyệt đến thẩm định cấp giấy chứng nhận. Tập trung vào việc tuân thủ các quy định thủ tục của ngành về quá trình đăng ký, thủ tục thực hiện. Phát hiện kịp thời những sai sót để chấn chỉnh sửa chữa, nhất là đối với cấp xã, phường cán bộ địa chính còn thiếu kinh nghiệm rất dễ xảy ra sai phạm.

- Tăng cường công tác tuyên truyền trên thông tin đại chúng cho người dân nắm được chủ trương, pháp luật của nhà nước từ đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người sử dụng đất.

- Định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức những cuộc hội nghị, giao ban giữa phòng chuyên môn cấp huyện với cán bộ địa chính cấp xã để tìm biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Có hình thức khen thưởng, biểu dương đối với những cán bộ có thành tích, năng lực tốt trong công tác và xem xét kiểm điểm, kỷ luật đối với những cán bộ thiếu trách nhiệm, có tính hách dịch, cửa quyền trong công việc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận về công tác cấp GCNQSD đất giai đoạn 2016 -2020 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên như sau:

- Số hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 39.199 hộ. với tổng diện tích hộ gia đình, cá nhân đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD đất là 1279,36 ha.

- Số tổ chức đủ điều kiện cấp GCNQSD đất là 312 tổ chức, với tổng diện tích đất được cấp GCNQSD đất là 671,82 ha, chiếm 97,41%.

- Số hộ được cấp GCNBQSD đất nông nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020 là 11.234 hộ với tổng diện tích đất nông nghiệp được cấp GCNQSD đất là 559,56 ha

- Số hộ được cấp GCNQSD đất ở là 27965 hộ với tổng diện tích đất ở được cấp GCNQSD đất là 706,71 ha.

- Các phường trung tâm có số hộ đăng ký cấp GCNQSD đất hơn các xã - Hồ sơ chuyển nhượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhiều nhất trong các loại hồ sơ đăng ký cấp GCNQSD đất.

- Ý kiến của người dân về công tác cấp GCNQSD đất: phần lớn người dân đánh giá hồ sơ cấp GCNQSD còn phức tạp, thời gian cấp giấy còn chậm, đi lại nhiều lần.

2. Kiến nghị

- Đề nghị tiếp tục nghiên cứu về các quy định pháp luật trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Đề nghị áp dụng các giải pháp đã đề xuất vào công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Xuân Bái (2002), Giáo trình “Hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Trần Thanh Bá (2013), Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Kết quả, nguyên nhân và giải pháp, truy cập ngày 10/05/2020 tại địa chỉ http://website.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=1000&cap=3&id=2204 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT

"Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất".

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về thành phần hồ sơ địa chính; hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

5. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai;

6. Đặng Việt Dũng (2020), Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2019,

Khóa luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.

7. Thanh Hằng (2013), Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Cách làm của Quảng Yên, ngày cập nhật 10/05/2020 tại địa chỉ http://baoquangninh.com.vn/kinh- te/201311/cap-giay-chung-nhan- quyen-su-dung-dat-cach-lam-cua-quang-yen- 2213838/.

8. Trần Mạnh Hiền (2018), Đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013 - 2017,

Luận văn thạc sỹ Quản lý đất đai, trường Đại học Nông Lâm

9. Nguyễn Thế Hùng (2018), Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện

Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2017, Luận văn thạc sỹ Quản lý đất đai, trường Đại học Nông Lâm

10. Luật đất đai năm 2013, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Ngô Thị Phương Thảo (2020), Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2019, Khóa luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.

12. Tổng cục Quản lý đất đai (2021), Cao Bằng: Công tác Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt nhiều kết quả, http://www.gdla.gov.vn/index.php/news/Dang-ky-dat-dai/Cao-Bang- Cong-tac-Cap-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-dat-nhieu-ket-qua- 2859.html, 04/11/2021.

13. Tổng cục Quản lý đất đai (2021), Điện Biên: Cấp trên 34.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, http://www.gdla.gov.vn/index.php/news/Dang- ky-dat-dai/Dien-Bien-Cap-tren-34-000-giay-chung-nhan-quyen-su-dung- dat-2393.html, 04/11/2021.

14. Tổng cục Quản lý đất đai (2018), Hà Nội: Cấp giấy chứng nhận, đăng ký kê khai đất lần đầu đạt 99,4%,

http://www.gdla.gov.vn/index.php/news/Dang-ky-dat-dai/Ha-Noi-Cap- giay-chung-nhan-dang-ky-ke-khai-dat-lan-dau-dat-99-4-2374.html

15. Vũ Văn Tuyền (2012), Đánh giá thực trạng đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên đại bàn quận Hai Bà Trung, thành phố Hà Nội, Luận Văn Thạc sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

16. UBND huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (2020), Báo cáo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện đến tháng 9/2020.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, LẤY Ý KIẾN (Về công tác cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020) I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

- Tên chủ sử dụng đất:………. - Địa chỉ thường trú: ………... - Thông tin liên hệ của người khảo sát, điền tra phiếu

Họ tên: Dương Ngọc Tiến

Đơn vị công tác: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên

II. CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSD ĐẤT

1- Nguồn gốc sử dụng đất:

a- NN cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm

b- NN giao đất không thu tiền sử dụng đất

c- NN công nhận quyền sử dụng đất d- NN giao đất có thu tiền sử dụng đất

2- Thửa đất của ông/bà đã được đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất (GCNQSDĐ) chưa?

a- Đã đăng ký b- Chưa đăng ký

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 2020 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)