Kết quả cắt buồng trứng ở bò thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng vòng tẩm progesterone do việt nam sản xuất trong điều trị bệnh buồng trứng bò sữa (Trang 51 - 56)

Bò phẫu thuật SL - 01 SL - 02 SL - 04 SL - 05 Thời điểm cắt Có thể vàng Có thể vàng Có thể vàng Có thể vàng Sau phẫu thuật Tốt Tốt Hoảng loạn Tốt

Có tổng số 5 con bò thí nghiệm và chúng tôi tiến hành cắt bỏ hoàn toàn 8 buồng trứng thuộc 4 bò, còn 1 bò SL-03 do cơ quan sinh dục bé không cắt được buồng trứng. Sau phẫu thuật, không thấy hiện tượng nội xuất huyết. Hai mươi tư giờ sau, nhiệt độ trực tràng ở ngưỡng sinh lý (38,5 – 39,50C), bò không sốt, không bỏ ăn, mọi biểu hiện bình thường. Thí nghiệm được tiến hành sau 2 tuần, đảm bảo thời gian để bò hồi phục.

Hình 4.1. Lưu mẫu (Buồng trứng) bằng formol 35% 4.2. NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH SẢN PHẨM VÒNG CIDR

Do tính chất của progesterone tan tốt trong Ethanol do đó việc xác định hàm lượng progesterone trong silicon có thể xác định bằng quá trình trích ly silicon có chứa progesterone. Phần silicon chứa progesterone được cắt nhỏ với kích thước khoảng 50x50 mm và cân chính xác trên cân phân tích, sau đó ngâm trong dung dịch Ethanol. Phần dung dịch được phân tích bằng phổ IR, phổ UV để xác định chất tan trong dung dịch Ethanol là gì.

Mẫu silicon sau khi được ngâm đến khối lượng không đổi được cân chính xác, hàm lượng progesteron trong silicon được tính theo công thức sau:

% progesterone = (M1-M2)/M1.100%

Trong đó: M1 là khối lượng silicon trước khi trích ly

Từ công thức trên tính được hàm lượng progesterone khoảng 10,5-11,5% khối lượng trong silicon ban đầu.

%Chất hoà tan = (M1-M2)/M1.100%

Trong đó: M1 là khối lượng silicon trước khi Sohxlet

M2 là khối lượng silicon sau khi Sohxlet

Tương tự như vậy, từ công trên sau khi Sohxlet hàm lượng chất hoàn tan trong dung môi aceton chiếm khoảng 13-15% khối lượng silicon ban đầu.

Từ kết quả Sohxlet và trích ly cho thấy sau khi Sohxlet lượng chất tan trong dung môi aceton cao hơn kết quả trích ly trong dung dịch Ethanol, đây có thể do trong quá trìn Sohxlet một phần chất hữu cơ khác không hoà tan trong Ethanol có thể bị trích ly trong aceton. Hàm lượng này có thể là các phụ gia được sử dụng trong quá trình sản xuất vòng CIDR, vậy hàm lượng phụ gia khoảng 3-4% lượng silicon.

Như vậy từ kết quả trích ly hàm lượng progesterone dễ dàng xác định được tổng lượng progesterone trong vòng CIDR dựa vào khối lượng vỏ silicon của vòng CIDR đã biết. Hàm lượng progesterone được tính theo phương pháp này khoảng 1,38-1,4 gr, kết quả này phù hợp với thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất vòng CIDR đưa ra.

Hình 4.2. Vòng CIDR thái nhỏ, bọc giấy lọc

Chạy quang phổ đối chiếu progesterone và chụp phổ hồng ngoại bằng máy quang phổ hồng ngoại

Dung dịch Ethanol sau khi trích ly hoà tan một lượng thuốc có thể là progesterone như đã xác định phần trăm khối lượng như trên. Dung dịch này

được cô đặc, làm khô cho bay hơi hết Ethanol, thu được cặn dung dịch màu trắng. Cặn này được nghiên cứu bằng phương pháp phổ hồng ngoại để xác định thành phần hoá học. Bên cạnh đó phổ hồng ngoại này cũng được so sánh với phổ hồng ngoại chuẩn của progesterone P4.

Trên hình là phổ hồng ngoại của progesterone P4 và phổ hồng ngoại của cặn thu được trong quá trình trích ly.

Hình 4.3. Kết quả chạy quang phổ hồng ngoại của mẫu progesterone tẩm trong vòng CIDR

Hình 4.4. Kết quả chạy quang phổ hồng ngoại của mẫu progesterone dự kiến tẩm trong vòng sản xuất tại Việt Nam

Kết quả đối chiếu hai phổ hồng ngoại của mẫu progesterone tẩm trong vòng CIDR và mẫu progesterone dự kiến sử dụng vòng sản xuất tại Việt Nam (hình ảnh 4.6).

Hình 4.5. Kết quả đối chiếu phổ hồng ngoại của hai mẫu progesterone

Qua hình ảnh, thấy rằng phổ hồng ngoại hai dạng progesterone tương đối là chùng khớp, sự chênh lệch trong hình ảnh là do sự chênh lệch nhiệt độ. Kết luận rằng, dạng progesterone tẩm trong vòng CIDR và dạng progesterone dự kiến sử dụng trong mẫu vòng sản xuất tại Việt Nam là cùng một dạng.

Phân tích lớp phủ silicon qua kính hiển vi điện tử quét

Hai phương pháp trích ly và phổ hồng ngoại cho phép xác định được hàm lượng progesterone có mặt trong cấu trúc của silicon. Tuy nhiên hai phương pháp này không cho biết sự phân bố của progesterone này như thế nào trong cấu trúc của silicon. Để giải quyết vấn đề này cần có phương pháp nghiên cứu tiếp theo là phương pháp kính hiển vi điện tử quét.

Hình 4.6. Lỗ chứa hormone progesterone trong vòng CIDR

Trên hình 4.3 là ảnh kính hiển vi điện tử quét chụp mặt cắt của lớp vỏ silicon sau khi trích ly progesterone. Trên ảnh ta có thể thấy được mặt cắt của lớp vỏ silicon

có rất nhiều lỗ tế vi với đường kính khoảng 1-2m. Như vậy, đã xác định được

cấu trúc của lớp vỏ silicon mang progesterone. Các hạt progesterone phân bố rất đều đặn với kích thước rất nhỏ ở trong cấu trúc silicon.

4.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THẢI TRỪ CHẬM CỦA MẪU TẨM PROGESTERONE TRONG ÂM ĐẠO BÒ THÍ NGHIỆM TẨM PROGESTERONE TRONG ÂM ĐẠO BÒ THÍ NGHIỆM

Để xác định công thức tẩm cho hiệu quả thải trừ progesterone tốt nhất, cả 03 mẫu tẩm progesterone theo các công thức khác nhau được đưa vào nghiên cứu trên 4 bò thí nghiệm, kết quả thể hiện qua biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.1. So sánh khả năng thải trừ của các mẫu tẩm progesterone theo các công thức khác nhau 0,000 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 Ngày 0 Sau 3h Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Ngày 8 Ngày 9 Ngày 10 Ngày 11 Ngày 12 Ngày 13 H àm l ư ợ ng p ro ge st er on e (n g/ m L ) Thời gian

Tương quan 3 mẫu thử và mẫu chuẩn

Đối với bò SL-01, chúng tôi tiến hành đặt mẫu E kết quả được thể hiện ở biểu đồ 4.1, trước khi đặt, hàm lượng progesterone rất thấp, sau khi đặt 3h hàm lượng tăng cao sau đó duy trì hàm lượng progesterone cho đến ngày thứ 4 cao hơn 1ng/ml. Sau đó giảm rất nhanh do vòng bị tuột ra ngoài nên đến ngày thứ 10 chúng tôi tìm để rút vòng ra nhưng không thấy trong âm đạo.

Đối với bò SL-04 có thể thấy rằng trước khi đặt mẫu thì hàm lượng chỉ đạt 0.24 ng/ml. Nhưng chỉ sau 3 giờ đặt mẫu DA vào bò thì hàm lượng progesterone đã tăng rất nhanh đạt tới 7,87 ng/ml, đạt cao nhất là 10,84 ng/ml vào ngày thứ nhất và chỉ còn 1,81 ng/ml. Mặc dù hàm lượng progesterone trong máu chỉ đạt 1,81 ng/ml vào ngày thứ 10 nhưng vẫn lớn hơn 1 ng/ml. Vào ngày thứ 11 sau khi rút vòng ra được một ngày thì hàm lượng progesterone giảm mạnh chỉ còn đạt 0,35 ng/ml và duy trì nhỏ hơn 1 ng/ml liên tục trong các ngày sau đó.

Nhận thấy từ biểu đồ 4.1, các mẫu đều có hàm lượng progesterone trong máu thấp dưới 1,0 ng/ml. sau khi đặt vòng các mẫu đều tăng và duy trì cho đến ngày thứ 10 (chỉ riêng mẫu E là thấp ở ngày thứ 5 do vị tuột ra ngoài). Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ chúng tôi thấy mẫu DA là phù hợp và tương đối đồng đều với kết quả của vòng CIDR.

Nồng độ progesterone huyết thanh định lượng bằng phương pháp enzyme miễn dịch ELISA, kết quả được thể hiện qua bảng 4.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng vòng tẩm progesterone do việt nam sản xuất trong điều trị bệnh buồng trứng bò sữa (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)