Việc nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa là cả một chặng đường nghiên cứu dài trong nhiều thập kỷ qua chủ yếu sử dụng progesterone là một loại hormone sinh dục do thể vàng của buồng trứng tiết ra. Tuy nhiên, trong những trường hợp bò có buồng trứng bị u nang, buồng trứng kém hoạt động đặc biệt là buồng trứng không có thể vàng.
Vòng tẩm progesrerone hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại vòng tẩm
progesterone như là vòng CIDR và theo Mapletoft et al. (2003), có hai loại (loại
tẩm 1,9gr progesterone và 1,32gr progesterone) và vòng PRID tẩm 1,55gr
progesterone và một viên nén có chứa Estradiol (Van Werven et al., 2013).
Theo nghiên cứu của Robinson et al. (1989), tỷ lệ có chửa trên bò sữa tăng
khi đặt vòng PRID vào âm đạo bò ở ngày thứ 5 sau thụ tinh và rút vòng vào ngày
12. Walton et al. (1990), chia bò thí nghiệm thành 3 nhóm, cụ thể: nhóm (1) tiêm
progesterone (200mg) vào ngày thứ 5, 7, 9 và 11 sau thụ tinh , nhóm (2) đặt vòng PRID và ngày thứ 5 và rút vòng vào ngày 12 sau thụ tinh, và nhóm (3) đối chứng, kết quả cho thấy nhóm 1 đạt tỷ lệ có chửa (75%) cao hơn nhóm đối chứng (57.1%) và nhóm đặt vòng PRID (61.5%). Điều thú vị trong nghiên cứu là nồng độ progesterone huyết thanh giữa các nhóm đặt vòng PRID, nhóm tiêm progesterone và nhóm đối chứng không có sự sai khác thống kê trong 22 ngày đầu tiên sau thụ tinh.
Theo Carlson et al. (1989), cho biết CIDR-S được sử dụng cho cừu và dê tại New Zealand và Australia. Và CIDR-G cũng được sử dụng cho cừu cái, cừu tơ và dê.
Gây rụng trứng đồng pha và thụ tinh nhân tạo cố định thời gian, không cần quan sát và phát hiện thời điểm động dục, trên bò lần đầu tiên được giới
thiệu vào năm 1995 (Pursley et al., 1995). Các công thức này được xây dựng
dựa trên tổ hợp hormone sinh sản GnRH (sử dụng vào ngày 0 và ngày 9), PGF vào ngày thứ 7, thụ tinh nhân tạo được thựa hiện sau 16 - 20h tính từ lần sử dụng GnRH thứ hai. Ngay sau đó, các công thức Co-synch [GnRH - 7 ngày -
PGF2α-2 ngày - GnRH và thụ tinh nhân tạo] (Geary et al., 1998), Heat-synch
[GnRH- 7 ngày - PGF2α- 1 ngày - estradiol cypionate - 2 ngày - thụ tinh nhân
tạo] (Pancarci et al., 2002) và những công thức biến đổi đã dược xây dựng
đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành chăn nuôi bò trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ có chửa với phương pháp gây rụng trứng thụ tinh nhân tạo có quan sát thời điểm động dục, các phương pháp mới này đạt tỷ lệ chửa đẻ thấp hơn. Nguyên nhân chính bởi sự biến động của quá trình động dục và
rụng trứng, nhiều bò xảy ra sớm hơn so với sinh lý bình thường (DeJarnette et
al., 2001; Kawate et al., 2004; Rivera et al., 2004, 2005), dẫn đến thụ tinh muộn không đem lại hiệu quả.
Việc ứng dụng vòng tẩm progesterone đặt âm đạo vào trong các công thức
đã giúp ngành chăn nuôi khắc phục nhược điểm này (Kim, 2003; Sakase et al.,
2005, 2007). Trong nghiên cứu của Iwakuma et al. (2008), tỷ lệ có chửa của
nhóm thí nghiệm (Ovsynch + vòng CIDR) cho tỷ lệ có chửa cao hơn hẳn so với nhóm thí nghiệm (Ovsynch), và nhóm thí nghiệm (EB + Heatsynch). Kết quả
tương tự cũng được lặp lại trong nghiên cứu của Kawate et al. (2004) và Sakase
et al. (2005), thực hiện trên đàn bò đen Nhật Bản.
Theo Wheaton et al. (1993), sau khi đưa vòng vào âm đạo thì hàm lượng progesterone tăng nhanh trong máu, duy trì ổn định và giảm nhanh sau khi rút vòng
khỏi âm đạo. Các nghiên cứu của Chebel et al. (2010), cũng cho kết luận tương tự
khi cho rằng ứng dụng vòng CIDR để gây động dục và rụng trứng nâng cao khả năng sinh sản của bò do khả năng phát hiện động dục sớm và chính xác. Đặt vòng CIDR cho bò sau thụ tinh từ ngày 14 đến ngày 21 (Alnimer and Lubbadeh,
2008), hoặc từ ngày 13 đến ngày 20 (Stevenson et al., 2003) sẽ làm tăng tỷ lệ
Một số nghiên cứu cho thấy nang sóng đầu tiên trên bò nhận phôi chỉ xuất hiện khi quy trình gây đồng pha đạt hiệu quả, có nghĩa là bò có hiện
tượng rụng trứng (Martinez et al., 1999). Nếu như sau khi tiêm mũi GnRH
đầu tiên không xuất hiện nang sóng, tỷ lệ hiện tượng rụng trứng đồng pha diễn
ra sau tiêm mũi GnRH thứ hai rất thấp (Martinez et al., 1999) và bò nhận phôi
lệch pha so với giai đoạn phát triển của phôi được cấy. Việc sử dụng vòng tẩm progesterone kết hợp với quy trình sử dụng GnRH nhằm ngăn chặn hiện tượng
rụng trứng sớm nâng cao tỷ lệ có chửa trên bò cái tơ (Martinez et al., 2002) và
bò sữa (Lamb et al., 2001).
Vòng tẩm progesterone và estradiol được ứng dụng phổ biến tại Nam Mỹ
nhằm gây rụng trứng đồng pha trên bò sữa và bò thịt nhận phôi (Baruselli et al.,
2011). Quy trình kết hợp sử dụng vòng tẩm progesterone, tiêm estradiol
benzoate (EB) tại ngày 0 (gây rụng trứng đồng pha) và tiêm PGF2α 5 ngày sau
hoặc vào ngày rút vòng tẩm progesterone (để triệt tiêu thể vàng). Thông thường, vòng tẩm progesterone được rút vào ngày 8 và quá trình gây rụng trứng được kích thích bằng việc bổ sung 0,5 đến 1 mg estradiol cypionate (ECP) tại
thời điểm rút vòng tẩm hoặc bổ sung 1 mg EB 24 giờ sau khi rút vòng (Bó et
al., 2002; Baruselli et al., 2009, 2011).