PHÁC ĐỒ HORMONE SỬ DỤNG SẢN PHẨM VÒNG TẨM PROGESTERONE PROB và CIDR
Kết quả điều trị bệnh buồng trứng được thể hiện qua bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tỷ lệ điều trị với vòng ProB và vòng CIDR trên đàn bò thí nghiệm
Tổng số bò thí nghiệm (con) Số bò điều trị thành công (con) Tỷ lệ (%) ProB 35 28 80,0 CIDR 54 45 83,3 (P > 0,05)
Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ có chửa với phương pháp gây rụng trứng thụ tinh nhân tạo có quan sát thời điểm động dục, phương pháp mới này đạt tỷ lệ chửa đẻ thấp hơn. Nguyên nhân chính bởi sự biến động của quá trình động dục
và rụng trứng, nhiều bò xảy ra sớm hơn so với sinh lý bình thường (Rivera et al.,
2004, 2005), dẫn đến thụ tinh muộn không đem lại hiệu quả. Việc ứng dụng vòng tẩm progesterone đặt âm đạo vào trong các công thức đã giúp ngành chăn nuôi
khắc phục nhược điểm này (Kim et al., 2003; Sakase et al., 2007). Trong nghiên
cứu của Iwakuma et al. (2008), tỷ lệ có chửa của nhóm thí nghiệm (Ovsynch +
vòng CIDR) cho tỷ lệ có chửa cao hơn hẳn so với nhóm thí nghiệm (Ovsynch), và nhóm thí nghiệm (EB + Heatsynch). Sau điều trị, 28/35 (80%) bò động dục
trở lại, thấp hơn so với nghiên cứu của Looney và cs. (2005) gây động dục trên
đàn bò Bos indicus đạt tỷ lệ động dục là 94,0%.
Tỷ lệ có chửa tăng từ 7 – 10% sau khi thụ tinh nhân tạo được so sánh giữa hai nhóm bò gây động dục bằng phương pháp Ovsynch, một nhóm bổ sung
progesterone vào công thức và một nhóm không (Bisinotto et al., 2010; Dewey et
al., 2010). Trong nghiên cứu của El-Zakuorny et al. (2004), bổ sung P4 vào công
thức gây động dục làm gia tăng tỷ lệ có chửa. Tuy nhiên, khi kết hợp thêm công thức trước đồng pha (Pre-synch) thì tỷ lệ có chửa không thay đổi. Việc bổ sung progesterone vào công thức gây động dục đồng pha cho hiệu quả cao hơn (Dewey
et al., 2010), bởi giảm tỷ lệ trứng rụng sớm (Chebel et al., 2013), và giúp dự đoán chu kỳ hoạt động của buồng trứng bò ở các chu kỳ tiếp theo. Cùng nhận định trên,
Martins et al. (2011) nhận thấy những bò có nồng độ P4 vào ngày thứ 7 cao có tỷ
lệ thụ tinh nhân tạo có chửa cao, do thúc đẩy quá trình phá vỡ thể vàng.
Một yếu tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả gây động dục đồng pha là khoảng
thời gian giữa mũi tiêm PGF2 và mũi tiêm GnRH thứ hai. Theo nghiên cứu của
Forro et al. (2015), khoảng thời gian giữa hai mũi tiêm từ 48h – 60h giúp tăng
nồng độ progesterone P4 vào thời điểm thụ tinh nhân tạo. Ngoài ra, lứa đẻ cũng ảnh hưởng tới hiệu quả gây động dục trên đàn bò sữa. Bò ở lứa đẻ 1 có giá trị P4 lớn hơn vào ngày thứ 7, có thể khiến cho tỷ lệ có chửa cao hơn. Nguyên nhân trực tiếp có thể do ảnh hưởng của quá trình tiết sữa đối với nồng độ các hormone steroid trong cơ thể. Bò lứa 1 sản xuất sữa thấp hơn nên lượng thức ăn tinh thu nhận thấp và sẽ hạn chế lượng hormone chuyển hoá so với bò đẻ nhiều lứa
(Sartori et al., 2004). Trong các nghiên cứu khác (Bisinotto et al., 2010; Martins
et al., 2011) bò lứa 1 có nồng độ P4 lớn đạt tỷ lệ động dục, tỷ lệ có chửa sau khi
gây động dục đồng pha cao hơn so với bò đẻ nhiều lứa.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu khác trên thế giới khi cùng sử dụng vòng tẩm progesterone để gây rụng trứng, có lẽ do thời tiết nóng ẩm làm ảnh hưởng đến tỷ lệ động dục. Điều này phù hợp với
Gwazdauskaset al. (1973), cho rằng độ ẩm và nhiệt độ cao ảnh hưởng đến khả
năng động dục. White et al. (2002) cũng kết luận rằng stress gây ra bởi nhiệt độ
môi trường cao làm giảm biểu hiện động dục trên bò.
Stress nhiệt là yếu tố môi trường chính làm giảm tỷ lệ có chửa vào mùa hè (Hansen, 1997a), do kìm hãm quá trình tiết LH và progesterone thể vàng. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của stress nhiệt làm thay đổi quá trình thành thục của
nang trứng (Wolfenson et al., 2000), giảm lưu lượng máu tới tử cung (Roman-
Ponce et al., 1978), và giảm nồng độ progesterone huyết thanh (Rosenberg et al.,
1982; Howell et al., 1994). Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy tế bào trứng bị
tổn thương khi thân nhiệt bò mẹ tăng cao, làm mất khả năng thụ tinh và phát triển
(Putney et al., 1989; Ealy et al., 1993). Hiệu quả chọn lọc nang trứng trội thay
đổi trong điều kiện stressn nhiệt, đem lại tác động xấu tới chất lượng nang trứng. Kết quả thu được từ nghiên cứu ứng dụng 3 phương pháp gây động dục khác nhau cho thấy tỷ lệ có chửa vào mùa hè (27,71%) thấp hơn mùa xuân (50,79%); mùa thu (60,61%) và mùa đông (68,50%) (Mohammad và Hamid, 2007). Đồng
thời, mùa hè có nhiệt độ cao và độ ẩm thấp nhất trong năm, khiến cho tỷ lệ có chửa giảm. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự khác biệt lớn trong công tác
phát hiện động dục, ngày phối giống lần đầu sau đẻ, tỷ lệ có chửa (Cavestany et
al., 1985; De Rensis et al., 2002; Almier et al., 2002) giữa mùa đông và mùa hè.
Đây là vấn đề chung của ngành chăn nuôi bò, gây thiệt hại cho 60% đàn bò sữa trên toàn thế giới. Khả năng sinh sản thấp được duy trì dưới sự ảnh hưởng của biến đổi nhiệt độ, khi mà nhiệt độ cao nhất vào ngày phối giống lớn hơn hoặc
bằng 330C (Cavestany et al., 1985). Tỷ lệ có chửa trong mùa nóng thấp hơn mùa
đông trong khoảng dao động từ 20 -30% (Cavestany et al., 1985; De Rensis et
al., 2002). Stress nhiệt khiến cho cường độ và khoảng thời gian biểu hiện động
dục giảm (Abilay et al., 1975; Gangwar et al., 1965), nên chỉ một số ít bò có biểu
hiện động dục được phát hiện trong điều kiện stress nhiệt (Thatcher và Coiller, 1986). Tỷ lệ có chửa bị tác động bởi stress nhiệt vào giai đoạn trước khi phối
(Chebel et al., 2004). Các quy trình và phương pháp làm mát được áp dụng tại
các trang trại hiện nay không đem lại nhiều hiệu quả trong việc nâng cao khả năng sinh sản, thậm chí tại các trang trại được áp dụng hệ thống làm mát, điều hoà nhiệt độ xuống ngưỡng tương tự vào mùa đông (Hansen, 1997b).
Mặt khác, chế độ dinh dưỡng chưa đầy đủ tại trang trại cũng có thể là nguyên nhân khiến cho kết quả trong nghiên cứu thấp hơn so với các nghiên cứu
khác (Wiltbank et al., 2011). Qua điều tra ban đầu, chúng tôi nhận thấy chế độ
dinh dưỡng cho bò tại Phù Đổng còn đơn điệu, còn phụ thuộc vào mùa vụ, chưa có bộ phận cán bộ chuyên trách về dinh dưỡng để lên khẩu phần ăn hoàn chỉnh. Đặc biệt, trong khẩu phần ăn của bò cung cấp không đủ lượng vitamin A và vitamin E, chính vì thế khi khám lâm sàng cơ quan sinh dục bò thấy cơ quan sinh dục bé, xơ xác, khiến cho tỷ lệ cấy truyền phôi thành công từ trước tới nay rất thấp. Sau khi bổ sung vitamin A và vitamin E vào khẩu phần ăn của bò dưới dạng bột trộn thức ăn trong vòng 20 ngày, kiểm tra lại thấy cơ quan sinh dục phát triển tốt, mềm mại, đủ tiêu chuẩn để thực hiện thí nghiệm. Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra vai trò quan trọng của vitamin A và E đối với khả năng sinh sản của bò. Chế độ dinh dưỡng có bổ sung β-carotene và vitamin A làm tăng kích cỡ thể vàng và nồng độ progesterone huyết thanh so với nhóm đối chứng (không bổ sung). Tương tự với nghiên cứu của Graves –
Hoagland et al. (1988), mối tương quan tỷ lệ thuận giữa nồng độ progesterone
pha thể vàng sau đó. Trong nghiên cứu của Snježana Trojačanec et al. (2012) sau khi bổ sung β-carotene và vitamin A, giúp tăng kích thước các tế bào thể vàng và tăng quá trình tổng hợp các hormone sinh sản dạng sterioid.
Một số bò sau đẻ rơi vào trạng thái cân bằng năng lượng âm, do khẩu phần ăn không theo kịp nhu cầu của quá trình tiết sữa. Cân bằng năng lượng âm sau đẻ, bò sữa rơi vào trạng thái quá ngưỡng nồng độ acid béo không ester hoá (NEFA). Những acid béo này được vận chuyển tới các nội quan, đặc biệt là gan, tại đây sẽ được oxi hoá để tạo năng lượng, hoặc chuyển thành thể keton và tái ester hoá thành triacylglycerols. Cân bằng năng lượng âm làm tăng nguy cơ gặp các rối loạn chuyển hoá, nhiễm khuẩn kế phát và các rối loạn sinh sản. Ngoài ra, nồng độ NEFA trong máu cao gây rối loạn chức năng buồng trứng sau đẻ trên bò
sữa (Jackson et al., 2011). Quá trình tích tụ của triacylglyceol trong gan làm kéo
dài thời gian tới lần rụng trứng đầu tiên sau đẻ (Rukkawamsuk et al., 1999b).
Qua bảng 4.4, nhận thấy kết quả điều trị của 2 phác đồ ứng dụng vòng ProB và vòng CIDR, đều cho kết quả điều trị khả quan (80,0% và 83,33%), P > 0,05. Do số lượng bò điều trị còn hạn chế, cho nên không đánh giá được sự khác biệt trong hiệu quả điều trị của hai mẫu vòng.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Đã xác định được dạng cấu trúc hóa học của progesterone sử dụng để chế tạo vòng tẩm là dạng P4.
Dưới kính hiển vi điện tử quét đã xác định được silicon để xản xuất vòng CIDR là silicon dạng lỗ.
Mẫu vòng tẩm 1,9 gr và 1,3 gr đều cho kết quả thải trừ progesterone tốt trên bò thí nghiệm.
Kết quả ban đầu cho thấy hiệu quả điều trị của vòng ProB tương đương vòng CIDR trên đàn bò bị bệnh buồng trứng.
5.2. KIẾN NGHỊ
Thí nghiệm đánh giá khả năng điều trị bệnh buồng trứng trên đàn bò bằng vòng tẩm progesterone ProB sẽ được thực hiện nhiều lần nữa trong thời gian tới để đủ dung lượng mẫu, đảm bảo kết quả mang ý nghĩa thống kê.
Đồng thời, thiết kế kiểu dáng công nghiệp cho vòng tẩm progesterone Pro.B mang thương hiệu riêng của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
1. Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan (1998). Sinh lý sinh sản gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Cù Xuân Dần và Lê Khắc Thận (1985). Sinh lý sinh sản gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn Thanh (2002). Giáo trình Sinh sản gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Hammond, J. I. Johanson and Haring, F. (1975). Nguyên lý sinh học của năng suất động vật, Phan Sỹ Điệt dịch, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
5. Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997). Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Lưu Công Khánh, Phan Lê Sơn, Nguyễn Văn Lý, Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thị Thoa và Chu Thị Yến (2004). "Gây động dục đồng pha và cấy truyền phôi bò." Thông tin khoa học kỹ thuật 6: 12-25.
7. Phan Văn Kiểm, Tăng Xuân Lưu, Trịnh Quang Phong và Nguyễn Quý Quỳnh Hoa (2003). Ứng dụng kết quả nghiên cứu hàm lượng progesterone để chẩn đoán và điều trị rối loạn sinh sản ở bò cái sữa. Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc năm 2003, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
8. Phan Văn Kiểm, Trịnh Quang Phong và Tăng Xuân Lưu (2000). Kết quả nghiên cứu động thái Luteinizing Hormone tiền rụn trứng ở bò lai hướng sữa (Holstein Friensian x Lai Sind) và ứng dụng trong thụ tinh nhân tạo nhằm đạt tỷ lệ thụ thai cao. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: tr. 47-52.
9. Phan Văn Kiểm, Đ. Đức Thà, Trịnh Quang Phong, Đỗ Hữu Hoan, Trịnh Văn Thân, Nguyễn, Thị Hòa, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Quý Quỳnh Hoa và Tăng Xuân Lưu (2006). "Xác định hàm lượng progesterone ở bò lai hướng sữa bằng kỹ thuật miễn dịch Enzyme (ELISA)." Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi 5(87): 16-19. 10. Sử Thanh Long, Nguyễn Xuân Hoàn, và Nguyễn Văn Thảo (2014). "Ảnh hưởng
của các yếu tố viêm tử cung, mùa vụ và thể trạng bò đến chức năng hoạt động buồng trứng bò sữa sau khi sinh 90 ngày." Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y XXI(7): 60-68.
11. Sử Thanh Long, T. Nakao, và Nguyễn Thị Thuý (2015). "Phương pháp cắt buồng trứng bò phục vụ nghiên cứu " Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y XXII(5): 96-98. 12. Tăng Xuân Lưu, Cù Xuân Dần và Hoàng Kim Giao (2001). Nghiên cứu một số
biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản cho đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì, Hà Tây. Báo cáo Khoa học Bộ NN và PTNT.
13. Tăng Xuân Lưu, Trần Văn Thuận, Trịnh Văn Tuấn, Nguyễn Thị Thoa và Phan Văn Kiểm (2010). Báo cáo kết quả cải tiến phương pháp gây động dục đồng pha và cấy truyền phôi bò sữa cao sản bằng công nghệ in vivo và in vitro. Bộ Nông nghiệp và PTNT.
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
1. Alfaro, N. S. Salvetti, N. R. Velazquez, M. M. Stangaferro, M. L. Rey, F. and Ortega, H. H. (2012). "Steroid receptor mRNA expression in the ovarian follicles of cows with cystic ovarian disease." Research in veterinary science 92(3): 478-485.
2. Allen, W. M. (2005). "My life with progesterone." American journal of obstetrics and gynecology 193(4): 1575-1577.
3. Alnimer M. A. and Lubbadeh W. F. (2008). "Effect of progesterone (P4) intravaginal device (CIDR) to reduce embryonic loss and to synchronize return to oestrus of previously timed inseminated lactating dairy cows." Anim. Reprod. Sci. 107: 36-47.
4. Amweg, A. N. Paredes, A. Salvetti, N. R. Lara, H. E. and Ortega, H. H. (2011). "Expression of melanocortin receptors mRNA, and direct effects of ACTH on steroid secretion in the bovine ovary." Theriogenology 75(4): 628-637.
5. Anderson L. H. and M. L. Day (1996a). "Site-specific reductions in the number of hypothalamic estradiol receptor-containing neurons during progestin-induced puberty in heifers." Biol. Reprod. 54(Suppl. 1): 178.
6. Anderson, L. H. C. M. McDowell, and M. L. Day, (1996b). "Progestin- induced puberty and secretion of luteinizing hormone in heifers." Biol. Reprod. 54: 10-25. 7. Barker, A. R. Schrick, F. N. Lewis, M. J. Dowlen, H. H. and Oliver, S. P. (1998).
"Influence of clinical mastitis during early lactation on reproductive performance of Jersey cow." Journal of dairy science 81(5): 1285-1290.
8. Bartlett, P. C. Kirk, J. H. and Mather, E. C. (1986). "Repeated insemination in Michigan Holstein-Friesian cattle: incidence, descriptive epidemiology and estimated economic impact." Theriogenology 26: 309-322.
9. Bartolome, J. A. Silvestre, F. T. Kamimura, S. Arteche, A. C. M. Melendez, P. Kelbert, D. and Thatcher, W. W. (2005). "Resynchronization of ovulation and timed insemination in lactating dairy cows: I: use of the Ovsynch and Heatsynch protocols after non-pregnancy diagnosis by ultrasonograph." Theriogenology 63(6): 1617-1627.
10. Baruselli, P. S. Ferreira, R. M. Sá Filho, M. F. Nasser, L. F. Rodrigues, C. A. and Bó, G. A. (2009). "Bovine embryo transfer recipient synchronisation and management in tropical environments." Reproduction, Fertility and Development 22(1): 67-74.
11. Baruselli, P. S. Ferreira, R. M. Sales, J. N. S. Gimenes, L. U. Sá Filho, M. F. Martins, C. M. and Bó, G. A. (2011). "Timed embryo transfer programs for management of donor and recipient cattle." Theriogenology 76(9): 1583-1593. 12. Beam S. W. and Butler W. R. (1998). "Energy balance, metabolic hormones, and
early postpartum follicular development in dairy cows fed prilled lipid." Journal of dairy science 81(1): 121-131.
13. Beam S. W. and Butler W. R. (1999). "Effects of energy balance on follicular development and first ovulation in postpartum dairy cows." Journal of reproduction and fertility Supplement 1: 411-424.
14. Bergh, A. Nikula, H. Damber, J. E. Clayton, R. and Huhtaniemi, I. (1985). "Altered concentrations of gonadotrophin, prolactin and GnRH receptors, and endogenous steroids in the abdominal testes of adult unilaterally cryptorchid rats." Journal of reproduction and fertility 74(1): 279-286.
15. Bisinotto, R. S. Chebel, R. C. and Santos, J. E. P. (2010). "Follicular wave of the ovulatory follicle and not cyclic status influences fertility of dairy cows." Journal of dairy science 93(8): 3578-3587.
16. Bó, G. A. Baruselli, P. S. Moreno, D. Cutaia, L. Caccia, M. Tríbulo, R. and Mapletoft, R. J. (2002). "The control of follicular wave development for self- appointed embryo transfer programs in cattle." Theriogenology 57: 53-72.
17. Bosu W. T. K. and Peter A. T. (1987). "Evidence for a role of intrauterine infections in the pathogenesis of cystic ovaries in postpartum dairy cows." Theriogenology 28(5): 725-736.
18. Bulman, D. C. and Lamming, G. E. (1979). "The use of milk progesterone analysis in the study of oestrus detection, herd fertility and embryonic mortality in dairy