Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.5. Phương pháp chẩn đoán bệnh buồng trứng
1. Bệnh thể vàng tồn lưu là thể vàng không bị thoái hóa và chu kỳ động dục không được biểu hiện. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố gồm tử cung viêm tích mủ, dịch nhầy trong tử cung, thai chết lưu (phù thai), thai gỗ… Khám qua trực tràng tìm buồng trứng, dùng ngón tay cái xoa nhẹ trên bề mặt buồng trứng thấy có 1 khối nhỏ (bằng hạt ngô, đậu tương, hạt lạc hoặc to hơn) nhô lên khỏi bề mặt buồng trứng, cứng, có chân đế, ranh giới giữa thể vàng và bề mặt buồng trứng rõ (Sử Thanh Long và cs., 2014).
2. Bệnh u nang buồng trứng là những nang trứng không rụng và lưu lại lâu trên buồng trứng, đường kính lớn hơn 2,5cm. Bò bị u nang thường biểu hiện động dục thường xuyên và liên tục không theo chu kỳ. Tiến hành sờ khám qua trực tràng thấy buồng trứng to hơn bình thường (bằng quả trứng gà), sờ trên bề mặt buồng trứng thấy có một u nang (hoặc nhiều hơn) cảm giác mềm, dễ vỡ và có vách ngăn không rõ ràng (Sử Thanh Long và cs., 2014).
3. Buồng trứng không hoạt động có hình thái dẹt, cứng, nhỏ, không cân đối (một bên to, một bên nhỏ) và bề mặt buồng trứng trơn nhẵn không có thể vàng và không có nang trứng. Bò không xuất hiện chu kỳ động dục và thường gặp ở những con có thể trạng gầy yếu, suy dinh dưỡng (Sử Thanh Long và cs., 2014).
Để kết luận bò bị bệnh buồng trứng, tiến hành kiểm tra hai lần khám liên tiếp cách nhau 7-10 ngày (Sử Thanh Long và cs., 2014). Dưới đây là bảng kết quả chẩn đoán bệnh buồng trứng sau hai lần kiểm tra.
Bảng 3.4. Phương pháp chẩn đoán khám buồng trứng sau hai lần kiểm tra cách nhau 7-10 ngày
Kiểm tra buồng trứng Lần 1 Ngày thứ nhất
Lần 2
7-10 ngày sau Kết luận buồng trứng Thể vàng + - + + + - Thể vàng tồn lưu Sinh lý bình thường Sinh lý bình thường Nang trứng + - + + + - U nang buồng trứng Sinh lý bình thường Sinh lý bình thường Buồng trứng - - Không hoạt động