Phương pháp học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn tin học cấp thành phố của học sinh tiểu học (nghiên cứu trường hợp thành phố đà nẵng) (Trang 33 - 35)

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.3.5. Phương pháp học tập

Phương pháp học tập là cách thức hoạt động của nhà giáo dục và của người học được thực hiện thống nhất với nhau nhằm hoàn thành những nhiệm vụ giáo dục phù hợp với mục tiêu học tập đề ra.

Phương pháp học tập là những cách thức phương tiện hoạt động thống nhất của nhà giáo dục và người học nhằm giúp cho người học chuyển hoá những chuẩn mực xã hội thành những hành vi, thói quen đạo đức, vốn sống kinh nghiệm của cá nhân phù hợp với mục đích giáo dục. Các phương pháp học tập được thực hiện trong các hình thức giáo dục đa dạng ở trên lớp, trong trường và ngoài trường và chịu sự chi phối của nội dung giáo dục.

Theo tác giả Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp học tập là cách thức để đạt đến mục tiêu, là các hoạt động được xếp đặt theo phương thức nhất định [5]. Cũng có thể hiểu phương pháp học tập là cách thức để xem xét đối tượng một cách có tổ chức và có hệ thống.

Học tin cũng như học các môn học khác đòi hỏi các em HS, nhất là các em HS nhỏ tuổi cần phải đạt được từng bước sau đây:

Trước hết, các em phải tạo cho mình một nề nếp học tập tốt. Giờ nào việc nấy, giờ học là phải tập trung, chơi ra chơi, học ra học. HS cần rèn luyện một thói quen cẩn thận, chu đáo, cẩn thận trong từng cách sử dụng máy tính, và tập dần thói quen kiểm tra lại bài làm của mình. Tiếp đó, các em nhỏ nên rút kinh nghiệm dần qua từng bài học để tìm ra một cách học thích hợp nhất đối với bản thân. Các thầy cô giáo, cha mẹ nên quan tâm đến điều này bên cạnh việc dạy kiến thức cho trẻ.

Phương pháp học tập thường được biểu hiện ở các khía cạnh sau: lập kế hoạch học tập, ngoài ra các em còn phải biết tự mày mò, học hỏi những điều ngoài kiến thức thầy cô dạy, đọc thêm sách tham khảo ngoài sách giáo khoa, phát biểu xây dựng bài, những điều chưa biết thì phải hỏi thầy cô. Vì vậy, giả thuyết cuối cùng được đưa ra là:

Giả thuyết H5: có mối tương quan thuận giữa phương pháp học tập với mức độ đáp ứng kỳ vọng kết quả thi HSG Tin học của HS tiểu học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn tin học cấp thành phố của học sinh tiểu học (nghiên cứu trường hợp thành phố đà nẵng) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)