Lợi nhuận từ hoạt động TTQT của LVB giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu 1092 phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH liên doanh lào việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64)

Do có sự tăng trưởng về doanh số thanh toán và thị phần, nên kết quả kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào liên tục tăng qua các năm. Điều này cho thấy sự phát triển của dịch vụ TTQT của LVB tương đối tốt và có hiệu quả. Ngân hàng cần phát huy trong tương lai.

2.2.2.2 Sựphát triển hO ạt động TTQT qu a một sổ ch ỉ tiêu định tính *Sự đa dạng về sản phẩm TTQT:

- Tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt hiện nay chủ yếu mới chỉ phát triển 2 loại hình TTQT là thanh toán điện chuyển tiền và thanh toán L/C.

*c hẩt lượng của nghiệp vụ TTQT: 1. Thời gian th ực hiện giao dịch

Nhìn chung các nghiệp vụ TTQT tại ngân hàng liên doanh Lào Việt được thực hiện đúng trong khung thời gian cho phép. Việc mở L/ C thường chỉ mất 01 ngày để phát hành sau khi nhận được tờ trình tư bô phân Tín dụng hoặc khách hàng đáp ứng đươc điều kiện. C ác giao dịch thanh toán L/C đúng thời hạn tối đa là 7 ngày làm việc theo UC500 và 5 ngày làm việc theo UCP 600. Thời gian để chuyển tiền đi, hạch toán tiền về của khách hàng cũng diễn

ra trong ngày làm việc. Như vậy, về mặt thời gian thực hiện giao dịch, LVB đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ

Hầu hết các cán bộ Ngân hàng Lào Việt có trình độ ngoại ngữ khá (tiếng Anh, tiếng Việt) được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ thanh toán những phương thức thanh toán nào có lợi, tư vấn các điều khoản/điều kiện thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương lớn nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và ngân hàng. Thái độ phục vụ khách hàng của các cán bộ lịch sự, tận tình, chu đáo. Đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng TTQT, tăng thêm sự gắn bó của khách hàng với LVB , đặc biệt trong môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại.

C ác thanh toán viên đã thực hiện các giao dịch TTQT theo đúng quy trình nghiệp vụ (bao giờ cũng có 2 người thực hiện, 1 thanh toán viên và 1 kiểm soát

viên), tuân thủ theo các thông lệ quốc tế; vừa bảo vệ được quyền lợi của khách hàng, vừa nâng cao chất lượng uy tín của LVB.

3. Quy trình, quy định, văn bản nghiệp vụ

C ác quy trình, quy định của LVB , các văn bản triển khai về hoạt động TTQT của ngân hàng đã bao gồm tất cả các nghiệp vụ hiện có và được áp dụng nhanh chóng, kịp thời. Một số quy trình, quy định đã được sửa đổi cho sát với tình hình thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch, tăng mức độ an toàn trong giao dịch.

* Uy tín, h ình ảnh và th ương hiệu của Ngân hàng

Ngân hàng liên doanh Lào Việt Duy trì vị thế số Một ở phân khúc thị trường khách hàng doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh Lào - Việt; Gia tăng quy mô và mở rộng hoạt động TTQT trên cơ sở tận dụng triệt để thế mạnh sẵn có gắn với tăng trưởng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của

LaoVietB ank để tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín về các sản phẩm dịch vụ nói chung và TTQT nói riêng hàng đầu tại Lào hiện nay.

* Rủi ro trong hoạt động TTQT của Ngân hàng liên doanh Lào Việt:

Một số rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động TTQT của Ngân hàng TM tại Lào đó là: Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán.; với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại.), rủi ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá.; với NH có liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do tỷ giá biến động. tuy nhiên điều này rất hiếm xảy tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt.

2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT

2.3.1. Ket quả đạt được

- Thương hiệu Ngân hàng Lào Việt ngày càng lớn mạnh với vai trò là ngân hàng liên doanh liên kết giữa B IDV của Việt Nam và B CEL của Lào. Từ khi hình thành và phát triển gần 19 năm tại Lào, am hiểu rất tốt về thị trường và các doanh nghiệp tai Lào, ngoài ra ngân hàng làm đại lý giải ngân các nguồn vốn viện trợ, cho vay ưu đãi của C hính phủ Việt nam và các tổ chức quốc tế dành cho Lào.

- Hoạt động TTQT đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh XNK của các DN tại Lào, duy trì được mức tăng kim ngạch XNK trong thời gian qua, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dần tiếp cận được với nền kinh tế thế

giới, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế, đúc rút đuợc những bài học quý báu trong quan hệ làm ăn với các đối tác nuớc ngoài.

- Hoạt động TTQT của LVB luôn đảm bảo kinh doanh có lãi, an toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nuớc. C ác chỉ tiêu cơ bản của C hi nhánh về tổng tài sản, tổng vốn huy động và du nợ tín dụng đều đạt mức tăng truởng bình quân cao, đảm bảo an toàn, ít rủi ro.

- Hoạt động TTQT trong những năm qua đã đạt đuợc những kết quả đáng khích lệ, doanh số cũng nhu thu nhập phí TTQT không ngừng tăng lên qua các năm, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho LVB.

- Hoạt động TTQT của LVB đuợc triển khai trên nền tảng công nghệ mới, theo chuơng trình hiện đại hóa NH và hệ thống thanh toán điện tử xử lý tự động và tập trung, chuơng tình chuyển, nhận điện tự động trong toàn hệ thống... phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Hoạt động TTQT đã góp phần đua LVB từng buớc hội nhập với cộng đồng ngân hàng tài chính trong nuớc, khu vực và thế giới. Để làm đuợc nhu vậy, C hi nhánh đã không ngừng nâng cao chất luợng dịch vụ, phát triển công nghệ đáp ứng nhu cầu công việc và thông lệ quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu khách hàng.

- Để phát triển hoạt động TTQT, LVB luôn xác định con nguời là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại nên đã tập trung phát triển nguồn nhân lực của mình cả về số luợng và chất luợng. Ngân hàng đã đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý của đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Đồng thời có chính sách thu hút tài năng, quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực vững buớc tiến vào thiên niên kỷ mới và hội nhập quốc tế.

2.3.2. Những tồn tại và những nguyên nhân

2.3.2.1 Tồn tại

B ên cạnh những kết quả đạt được nêu trên thì vẫn c òn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc cần khắc phục để nâng cao hơn nữa chất lượng TTQT tại LVB , đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của khách hàng, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và đứng vững trong môi trường cạnh tranh:

- C ác dịch vụ TTQT tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt chưa đa dạng so với các ngân hàng khác trong nước như B CEL, Phongsavanh, LDB.... Hiện nay mới có 2 dịch vụ chính là T/T và L/C.

- Mức phí TTQT của LVB khá canh tranh nhưng cũng kém linh hoạt hơn so với các ngân hàng khác. Như đã phân tích bên trên, một số mức phí c òn chưa hợp lý. LVB cần lưu ý rằng ngoài nguồn thu từ phí dịch vụ thì nguồn thu từ việc mua bán ngoại tệ mang lại thu nhập không nhỏ cho ngân hàng. Do đó, LVB cần xem lại mức thu này nhằm giữ chân khách hàng, tránh tình trạng khách hàng chuyển thanh toán qua ngân hàng khác thì không chỉ mất đi phí dịch vụ TTQT, phí kinh doanh ngoại hối mà c òn thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng đi kèm khác đặc biệt là mảng huy động, tín dụng.

- Tình trạng mất cân đối giữa doanh số xuất và nhập tại LVB. Mặc dù đây cũng là tình hình chung của nền kinh tế nước ta nói chung và của các ngân hàng nói riêng nhưng đây sẽ là một khó khăn lớn của LVB trong việc thu hút nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng. Trước tình hình kinh tế biến động như hiện nay, nhập khẩu thiếu ngoại tệ để thanh toán, xuất khẩu bên mua hàng trì hoản do thiếu ngoại tệ, tình trạng này khiến nguồn cung cầu ngoại tệ mất ổn định.

- Vẫn tồn tại việc theo dõi hồ sơ bằng tay, chưa có phần mềm hỗ trợ theo dõi, lập nhắc nhở thanh toán (đối với hồ sơ nhập khẩu), nhắc nhở tra soát thanh toán (đối với hồ sơ xuất khẩu) và thực hiện báo có tự động, mang hay bị

lỗi... gây chậm trễ và thiệt hại cho khách hàng cũng như LVB.

- Hoạt động TTQT chưa hiệu quả và chưa thu hút được đông đảo khách hàng sử dụng: hiện nay ngân hàng mới chỉ giới thiệu sản phẩm dịch vụ TTQT qua hình thức phát tờ rơi, và trên trang web ngân hàng, chưa giới thiệu nhiều trên báo đài, đây là kênh thông tin chính.

- Mạng lưới các phòng giao dịch chưa nhiều: So với các ngân hàng như B CEL, APB. thì mạng lưới các phòng giao dịch của Ngân hàng liên doanh Lào Việt c ò n ít, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài.

2.3.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại * Nguyên nh ân ch ủ qu an

Nh ân sự tham gia th anh toán quốc tế ch ưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, đặc biệt là nhân sự tại kênh phân phối.

- về mặt sổ lượng: Hiện nay ngân hàng đang thiếu nhân sự thanh toán quốc tế chuyên trách, nhiều kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu hội nhập và nhất là khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

- về mặt chất lượng:

+ C ác nhân viên được đào tạo tràn lan, chưa chuyên sâu, thời gian kiến tập, thực tập quá ngắn, xử lý nghiệp vụ còn lúng túng, khả năng tư vấn khách hàng còn hạn chế, thiếu quyết đoán trong công việc.

+ Một số nhân viên kiêm nhiệm các nghiệp vụ khác như kế toán, tín dụng. không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ ngoại thương. Không những thế có nhiều trường hợp nhân viên sau khi được đào tạo làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế lại bị chuyển đi làm công tác khác.

- Theo tìm hiểu, tại một số đơn vị, nhân viên chưa cảm thấy thỏa đáng về chính sách nhân sự của LVB, nhất là vấn đề tiền lương cũng như việc đánh giá

nhân viên còn theo cảm tính, chủ quan gây hiện hượng chảy máu chất xám.

Quy trình, h ướng dẫn ch ưa th ật sự đầy đủ và theo sát th ực tế.

- Quy trình cũ ngày một lỗi thời ( từ năm 2012) trong khi quy trình mới chưa hoàn thiện. Quy trình cũ bao gồm rất nhiều hướng dẫn nhỏ lẻ về T/T, LC, nhờ thu... nhưng lại không có một mục lục ghi số trang cụ thể gây khó khăn trong quá trình tra cứu. Một số nội dung trong hướng dẫn không sát thực tế, xử lý quá cứng nhắc dẫn đến việc khách hàng phản ứng gây gắt.

- Một số vấn đề quy trình không đề cập gây lúng túng kéo theo cách xử lý không thống nhất, sai khác theo quan điểm, xử lý còn theo cảm tính, kinh nghiệm và mang tính tiền lệ.

- Biểu mẫu hay thay đổi và ban hành quá gấp gáp khiến khách hàng không cập nhật kịp.

- Danh mục tài liệu hiện hành và lỗi thời không cập nhật kịp thời và không tổng hợp thời điểm hết hiệu lực dẫn đến việc truy cứu khi cần thiết không chính xác và không tìm thấy thời điểm áp dụng.

- Thủ tục thanh toán còn nặng tính hành chính, rườm rà chưa thật sự chuyên nghiệp gây lãng phí thời gian, nhân lực và chi phí.

Công tác mở rộng quan hệ đại lý, mạng lưới hoạt động chi nhánh trên thế giới ch ưa được đẩy mạnh.

- Hệ thống ngân hàng đại lý của LVB tuy có phát triển qua các năm nhưng so với mặt bằng chung là chưa mạnh. Mạng lưới ngân hàng phát triển nhanh nhưng lại chưa mở rộng khắp thế giới đặc biệt là tại các thị trường mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của nước ta thường xuyên giao dịch và bắt buộc phải thông qua ngân hàng trung gian, tăng chi phí, mất thời gian.

- Ngân hàng chưa nắm bắt được hết các chính sách, quy định của các ngân hàng đại lý nước ngoài trong giao dịch thanh toán với ngân hàng Việt Nam, chưa khai thác tối đa dịch vụ ngân hàng do họ cung cấp để đáp ứng nhu

cầu giao dịch với khách hàng.

Ch ưa có sự phổi hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, đặc biệt là giữa bộ ph ận TTQT, bộ ph ận Ph át triển sản ph ẩm TTQT, bộ ph ận Định ch ế tài chính, bộ phận Pháp chế và tuân thủ.

- Sự phối hợp giữa các bộ phận, phò ng ban chức năng c ò n lõng lẽo, chồng chéo, chưa tạo dịch vụ khép kín trong thanh toán, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ. Ngoài ra, trong quá trình vận hành một số vấn đề chưa được phân công cụ thể dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm, không ai xử lý phát sinh việc chậm trễ cho khách hàng.

- Những thay đổi về chính sách, quy định của các ngân hàng đại lý nước ngoài không được B ộ phận Quan hệ quốc tế thông báo, cung cấp kịp thời cho bộ phận TTQT gây rủi ro trong hoạt động TTQT, ngân hàng và khách hàng.

Công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động TTQT ch ưa được tiến hành th ường xuyên, sâu sát.

B ản thân TTQT tồn tại nhiều rủi ro như rủi ro về tỷ giá, rủi ro đặc trưng trong từng phương thức TTQT... Các rủi ro này là rủi ro bản chất, nội tại không thể chi phối. Cái mà ngân hàng có thể kiểm tra, kiểm soát được là hoạt động TTQT trong hệ thống. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát tại LVB thường chú trọng đến hoạt động tín dụng, ngân quỹ, chưa có một chương trình kiểm tra định kỳ thường xuyên cho hoạt động TTQT. Trong khi đó, TTQT là một hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng lại chứa đựng nhiều rủi ro cần có sự quan tâm, giám sát chặt chẽ.

* Nguyên nhân khách quan

Thị trường ngoại hối ch ưa phát triển, tỷ giá ngoại tệ biến đổi liên tục:

Theo tạp chí Vientiane Time, trong năm 2016 dự trữ ngoại hối của Lào giảm nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân khiến dự trữ ngoại hối Lào

giảm là tình trạng suy yếu của hoạt động xuất khẩu, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp và khoáng sản. Ngoài ra, xu huớng giảm trong ngành du lịch, một trong những lĩnh vực chủ chốt mang lại một luợng lớn ngoại tệ cho Lào, cũng đã tác động mạnh đến dự trữ ngoại hối của quốc gia này. Trong năm 2016, luợng du khách nuớc ngoài đến Lào đã giảm c ò n 4.23 triệu du khách, thấp hơn 10% so với năm 2015.

Một yếu tố khác cũng đuợc đề cập đến đó là xu huớng tăng truởng kinh tế trong nuớc. Yếu tố này đã thúc đẩy mạnh nhu cầu nhập khẩu, chủ yếu là sản phẩm công nghiệp và thực phẩm, để đáp ứng nhu cầu của nguời dân trong nuớc trong khi hoạt động thuơng mại này phải thực hiện thanh toán bằng đồng ngoại tệ.

Tình trạng sụt giảm dự trữ ngoại hối đã buộc Ngân hàng Trung uơng Lào phải thực hiện các chính sách kiểm soát ngoại tệ chặt chẽ hơn nhằm mục

Một phần của tài liệu 1092 phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH liên doanh lào việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w