PHẦN 4 : VẬN CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT Ở VIỆT NAM
4.1. Tổng quan đư4ng s7t Việt Nam
Đường sắt là một trong những ngành công nghiệp lâu đời đầy triển vọng của Việt Nam, tuyến đường đầu tiên ở Việt Nam cũng như ở Đông Dương thời bấy giờ là tuyến Sài
22
Gòn – Mỹ Tho dài 70km do người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1881 với mục đích chính để khai thác vùng đất giàu có ở Đồng bằng sơng Cửu Long. Tất cả nguyên vật liệu đều được gửi từ Pháp sang, thậm chí các nhà thầu cịn phải đặt hãng Eiffel (Pháp) chế tạo 2 cây cầu sắt là Bến Lức bắc qua sông Vàm Cỏ Đông và cầu Tân An bắc qua sông Vàm Cỏ Tây để xe lửa qua sông. Ngày 20/07/1885, chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn tới trung tâm thành phố Mỹ Tho, đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam, một bước vọt về giao thông, khi mà ngày đó phương thức vận chuyển chủ yếu là ghe thuyền và ngựa.
Đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 4161km với 2651km là đường chính tuyến, gồm các tuyến đường sắt chính nối liền 34 tỉnh thành như:
- Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh (dài 1.726km)
- Hà Nội - Lào Cai
- Hà Nội - Hải Phòng
- Hà Nội - Quán Triều Hà Nội – Thái Nguyên, Đông Anh Quán Triều
- Hà Nội - Đồng Đăng
- Kép - ng Bí - Hạ Long
- Kép - Lưu Xá
- Tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Bắc Kinh (Trung Quốc), qua ga Đồng Đăng (Lạng Sơn).
Đường sắt Việt Nam với hệ thống nhà ga có 260 ga trên tuyến, với hạ tầng khá cũ, chiều dài đường ga ngắn chỉ từ 350m – 400m. Hệ thống thơng tin tín hiệu các tuyến lỗi thời, khơng đồng bộ về công nghệ kỹ thuật. Gần 300 đầu máy đang hoạt động với 90% tuổi đời từ 30 năm trở lên.
Với mong muốn ngành du lịch đường sắt ngày càng phát triển, nhằm quảng bá rộng rãi văn hóa Việt Nam tới tất cả người dân cũng như các nước trên thế giới, để đáp ứng nhu cầu của khách ngành Đường sắt du lịch ở Việt Nam ngày càng được chú trọng để phát triển hơn. Các công ty đường sắt đang đẩy mạnh việc đầu tư, cải thiện nội thất phù hợp với thời đại, củng cố chất lượng dịch vụ, năng lực tiếp cận điểm đến du lịch, hay là có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ giá vé,…
23