Nhà ga đư4ng s7t tại c"c đi0m du l)ch quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu KINH DOANH DỊCH vụ vận CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG sắt QUY TRÌNH PHỤC vụ vận CHUYỂN HÀNH KHÁCH (Trang 27 - 28)

PHẦN 4 : VẬN CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT Ở VIỆT NAM

4.2. Nhà ga đư4ng s7t tại c"c đi0m du l)ch quốc gia Việt Nam

Với 2651km đường sắt chính tuyến, các tuyến nối liền 34 tỉnh thành, hệ thống hơn 260 nhà ga trên khắp cả nước, chính vì vậy có khá nhiều điểm du lịch nổi tiếng mà du khách có thể sử dụng đường sắt để di chuyển, đặc biệt là những thành phố du lịch nổi tiếng nằm trên trục đường sắt Bắc Nam như Sapa, Hải Phịng, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, …. Sau đây là nhà ga đường sắt tại các điểm du lịch quốc gia Việt Nam:

Ga Hà Nội: là đầu mối quan trọng của ngành đường sắt Việt Nam nói chung và

ngành du lịch đường sắt nói riêng. Nhà ga ngày nay rất hiện đại, văn minh với hệ thống phòng đợi tàu, phòng đợi khách, liên vận quốc tế khang trang, lịch sự, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị như bảng chỉ dẫn điện tử, hệ thống internet không dây phục vụ hành khách đi tàu hiện đại,…. Hệ thống quản lý, đặt chỗ bán vé tự động ngày càng phát huy hiệu quả, đặc biệt trong công tác bán vé.

Ga Sài Gòn: ga Sài Gòn là một nhà ga xe lửa lớn của Việt Nam tại Quận 3, thành phố

Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 1 km. Ga Sài Gòn là nhà ga cuối cùng trên tuyến đường sắt Bắc Nam, là điểm cuối của đnnường sắt Việt Nam. Đây là một trong những ga quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc Nam do là ga đầu mối của khu vực Nam bộ đi các tỉnh Trung bộ và Bắc bộ.

Ga Huế: một trong những nhà ga tàu hỏa cổ nhất tại Việt Nam. Nằm trong lòng thành

phố, ga Huế được người Pháp xây dựng từ năm 1908, ban đầu ga Huế có tên là ga Trường Súng. Qua bao thăng trầm của lịch sử, sự hủy hoại của chiến tranh, bào mòn của thời gian nhưng đến nay ga Huế vẫn giữ được vẻ đẹp đậm nét cổ kính của mình. Quần thể nhà ga bao gồm ga đưa đón khách, một ga tiếp nhận hàng hóa, một số phịng làm việc, những cơ xưởng hỏa xa và khách sạn liền kề.

Ga Đà Lạt: Nhà ga Đà Lạt hiện nay đã khơng cịn sử dụng để vận chuyển mà là nhà

ga phục vụ du lịch. Với tuyến đường 7 km, tàu sẽ đưa du khách khám phá phố núi. Tuy chạy tốc độ rất chậm và đầu tàu kêu to, thế nhưng, đây là nơi hấp dẫn của nhà ga phục vụ du khách tham quan ngắm cảnh trên đường đi. Điểm cuối cùng khách tham quan là Chùa Linh Phước – hay còn được gọi là chùa Ve Chai – một kiến trúc Phật giáo đặc sắc và cùng khám phá thị trấn Trại Mát.

Ngoài các nhà ga được giới thiệu ở trên, giao thông đường sắt của nước ta phủ khắp đất nước, có hơn 260 nhà ga ở trên 34 tình thành bao gồm nhiều nơi du lịch rất tuyệt đẹp như Sapa – Lào Cai, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né, Vinh,…. Sẽ rất tuyệt vời khi những ai muốn trải nghiệm phong cách hồi cổ nhưng lại vừa tiết kiệm chi phí khi đi du lịch bằng tàu hỏa tới các nơi này.

24

Một phần của tài liệu KINH DOANH DỊCH vụ vận CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG sắt QUY TRÌNH PHỤC vụ vận CHUYỂN HÀNH KHÁCH (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w