PHẦN 4 : VẬN CHUYỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT Ở VIỆT NAM
4.3. D)ch v, vận chuy0n du l)ch của đư4ng s7t Việt Nam
Ở Việt Nam, tàu hỏa vẫn là một phương tiện di chuyển đường dài an toàn và thoải mái. Những năm gần đây, việc lựa chọn tàu hỏa làm phương tiện du lịch đang dần trở nên phổ biến hơn, đặc biệt đối với các bạn trẻ thích khám phá. Hình thức di chuyển này thuận tiện, khơng tốn q nhiều kinh phí. Trên hành trình của mình, các du khách sẽ có cơ hội ngắm những cung đường tuyệt đẹp của đất nước. Tàu hỏa lăn bánh từ từ, đủ để các bạn ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến du lịch đến những vùng đất xa.
Du lịch đường sắt Việt Nam có nhiểu ưu điểm như: độ an tồn, thân thiện mơi trường, thuận tiện cho việc quan sát dọc tuyến đường đi, tìm hiểu lịch sử dọc tuyến kết hợp với sự trải nghiệm khám phá dọc tuyến đường; tốc độ nhanh, ổn định, mức độ an toàn và tiện nghi cao nên tiết kiệm thời gian; khả năng chuyên chở khối lượng hàng hoá, hành khách lớn, hàng quá khổ, hàng siêu trường, siêu trọng, giá thành vận chuyển thấp đối với hàng siêu trường, siêu trọng; ít phụ thuộc vào yếu tố thời tiết; có mức độ ơ nhiễm, tác động đến mơi trường thấp.
Ngành Đường sắt Việt Nam đã thường xuyên đầu tư, nâng cấp chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ trên các chuyến tàu, tuy nhiên không thể phủ nhận một thực tế là chất lượng sản phẩm du lịch đường sắt ở nước ta còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách đặc biệt là du khách quốc tế. So với các nước phát triển du lịch, du lịch đường sắt nước ta nhìn chung cịn chậm phát triển. Hạ tầng giao thông đường sắt (nền đường, khổ đường) hạn chế khiến tốc độ chạy tàu chậm so với các phương tiện giao thông khác, chất lượng dịch vụ trên các đồn tàu du lịch cịn nhiều bất cập. Hệ thống giao thông đường sắt tại Việt Nam ngày càng tụt hậu so với thế giới và đến nay thì có thể nói là đã q lạc hậu. Đường sắt của chúng ta hiện nay đang ở nền tảng công nghệ thứ hai, đó là cơng nghệ diezen, cơng nghệ ban đầu đó là đầu máy hơi nước. Hiện nay, các nước phát triển họ đưa cơng nghệ lần thứ ba, đó là cơng nghệ điện khí hóa, thứ tư là điện từ và bây giờ người ta còn đang nghiên cứu đến đường sắt chạy trong đường ống. Như vậy, rõ ràng nền tảng công nghệ của chúng ta cách đây cả một thời gian quá dài, trong khi khoa học công nghệ phát triển như vậy thì chúng ta là lạc hậu.
Bên cạnh đó, sự phối kết hợp giữa du lịch và đường sắt cịn lỏng lẻo, các quy định pháp luật và chính sách phát triển ngành chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai ngành phối hợp triển khai kinh doanh. Vì thế, lượng du khách lựa chọn đi du lịch bằng đường sắt đạt tỷ lệ thấp so với các phương tiện giao thông khác.
Biểu đồ 4.1: Thị phần hành khách và vận tải
Theo hình 4.1, ta thấy hàng hóa của các loại hình (%)
25
3,57% thị phần vận tải hành khách là con số rất đáng nói với vận tải đường sắt khi còn quá nhỏ bé so với 77% của vận tải đường bộ. Đáng buồn là ngành đường sắt có mặt rất lâu đời ở Việt. Nhưng giờ đây, khi nhu cầu vận tải càng lớn, thị phần của đường sắt càng "teo" đi.
(Nguồn: VTV)
Theo thống kê, năm 2019, đường sắt mới chỉ vận chuyển tương đương hơn 10% lượng khách du lịch, với tổng doanh thu tương đương 0,53%. Đây là con số rất khiêm tốn
so với mạng lưới 15 tuyến đường sắt đi qua 34 tỉnh, thành phố, nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khắp Bắc, Trung, Nam. Mặc dù du lịch đường sắt có nhiều lợi thế nhưng du khách khơng mặn mà với loại hình du lịch này. Lý giải về vấn đề này, ơng Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch thừa nhận, so với các nước có ngành "cơng nghiệp khơng khói" phát triển, du lịch đường sắt nước ta còn nhiều bất cập. Theo đánh giá của các hãng lữ hành, ở Việt Nam mới chỉ có vận tải hành khách bằng tàu hỏa chứ chưa thực sự có sản phẩm du lịch đường sắt. Bởi, muốn trở thành sản phẩm du lịch thì trước hết phải đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ. Về điều này, ngành đường sắt hiện chưa làm được. Thêm vào đó, hình thức đặt vé tàu cũng chưa thơng thống, gây khó khăn cho doanh nghiệp lữ hành. Nếu như với hàng khơng, việc đặt chỗ có thể tiến hành trước cả năm, thì hiện nay ngành đường sắt vẫn chưa áp dụng hình thức này. Điều đó khiến cho các đồn khách quốc tế, vốn có thói quen đăng ký tour sớm, rất khó đặt vé trước.
Để thu hút khách du lịch, ngành Đường sắt cần đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ trên các đoàn tàu, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, đảm bảo giờ chạy đúng quy định, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại hơn, điều chỉnh giá vé phù hợp, đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ trên tàu văn minh, thân thiện, hiểu biết, có trình độ ngoại ngữ… Bên cạnh đó, việc xếp hạng "sao" cho các toa tàu du lịch đạt chuẩn và đề ra mức giá tương ứng cũng là vấn đề quan trọng cần nghiên cứu trong thời gian tới. Bằng kinh nghiệm thực tế và những hiểu biết sâu rộng về tâm lý, thị hiếu du khách, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp du lịch sẵn sàng chia sẻ, “bắt tay” với ngành đường sắt để tạo ra những sản phẩm du lịch đường sắt hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.
26
Nắm được xu thế, một số nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển du lịch bằng đường sắt đang ngày càng đẩy mạnh việc tu sửa nội thất, nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ du khách như King Express, Tàu hạng sang The Vietage,…