Đánh giá độ chính xác bản đồ sử dụng đất năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2005 2014 huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 91 - 93)

Loại đất (1) (2) (3) (4) Tổng hàng Độ chính xác nhầm lẫn (%) Đất trồng lúa (1) 16 2 1 19 84,2 Đất trồng màu (2) 1 26 1 28 92,8 Đất xây dựng (3) 38 1 39 97,4 Đất mặt nước (4) 1 1 12 14 85,7 Tổng cột 18 26 42 14 100 Độ chính xác bỏ sót (%) 88,8 100 90,5 85,7 92

- Tổng hàng: số điểm kiểm tra của các loại đất.

- Ô chữ đậm (đường chéo): số điểm kiểm tra đúng; các ô còn lại: các điểm kiểm tra nhầm lẫn sang loại đất khác.

- Độ chính xác nhầm lẫn (%): số điểm kiểm tra đúng/số điểm kiểm tra tương ứng của các loại đất x 100.

(Độ chính xác nhầm lẫn (%) = số điểm đúng/tổng hàng x 100) - Tổng cột: số điểm trên thực tế của các loại đất khi đi kiểm tra.

- Độ chính xác bỏ sót (%): số điểm kiểm tra đúng/số điểm trên thực tế của loại đất đó x 100.

Độ chính xác bỏ sót (%) = số điểm đúng/tổng cột x100.

- Độ chính xác bản đồ: là tỷ số giữa tổng số điểm kiểm tra đúng với tổng số điểm kiểm tra.

Tổng số điểm đúng : 92

Tổng số điểm kiểm tra : 100

Độ chính xác bản đồ (%)= 92/100*100 = 92%.

Chỉ số Kappa = 0,8873.

- Đất trồng màu: có 28 điểm thực địa thì đúng 26 điểm, bị lẫn 01 điểm sang đất xây dựng, 01 điểm sang đất trồng lúa.

- Đất mặt nước : có 14 điểm thực địa thì đúng 12 điểm, bị lẫn 01 điểm sang đất xâbby dựng, 01 điểm sang đất trồng lúa.

- Đất trồng lúa : có 19 điểm thực địa thì đúng 16 điểm, bị lẫn 02 điểm sang đất xây dựng, 01 điểm sang đất mặt nước.

- Đất xây dựng : có 39 điểm thực địa thì đúng 38 điểm và bị nhầm 01 điểm sang đất mặt nước.

- Từ đó ta thấy rằng, với:

+ Đối với kết quả đánh giá độ chính xác của ảnh phân loại Landsat 5-2005: - Đất trồng màu: có 31 điểm thực địa thì đúng 31 điểm.

- Đất mặt nước : có 14 điểm thực địa thì đúng 12 điểm, bị lẫn 01 điểm sang đất xây dựng, 01 điểm sang đất trồng lúa.

- Đất trồng lúa : có 22 điểm thực địa thì đúng 20 điểm, bị lẫn 01 điểm sang đất xây dựng, 01 điểm sang đất mặt nước.

- Đất xây dựng : có 45 điểm thực địa thì đúng 44 điểm và bị lẫn 01 điểm sang đất trồng màu.

→ Độ chính xác đạt được của kết quả ảnh phân loại là 94,3% và chỉ số kappa là 0,9158.

Để biên tập và thành lập bản đồ sử dụng đất, từ kết quả phân loại ảnh ta sử

dụng công cụ Raster to Shapefile để chuyển kết quả phân loại sang dạng vector có

định dạng *.shp. Kết quả thu được là Bản đồ sử dụng đất năm 2005 và Bản đồ sử

dụng đất năm 2014 (có bản đồ đính kèm).

4.4. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005 – 2014 4.4.1. Thành lập bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2014

Ảnh sau phân loại được làm mịn bằng phương pháp lọc và gộp nhóm các đối tượng trước khi chuyển đổi định dạng để biên tập thành bản đồ.

Từ bản đồ sử dụng đất năm 2005 và 2014 xây dựng được, dựa vào bảng

thuộc tính của mỗi layer đồng thời sử dụng công cụ Statistics sẽ thống kê được diện

tích của mỗi loại hình lớp phủ cho hai năm 2005 và 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2005 2014 huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)