Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2005 2014 huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 63 - 68)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiê n kinh tế, xã hội của huyện hoài đức

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo UBND huyện Hoài Đức (2014), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội.

Trong những năm vừa qua các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Hoài Đức đã có những bước phát triển khá mạnh, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 2014, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 4.121 tỷ đồng, tuy nhiên với quy mô và mật độ dân số tương đối cao nên giá trị sản xuất bình quân đầu người chỉ đạt 32,10 triệu đồng/người/năm. So với một số huyện khác thì giá trị sản xuất bình quân đầu người của huyện vẫn ở mức thấp. Kết quả phản ánh quy mô nền kinh tế của huyện vẫn còn ở mức thấp hơn so với tiềm năng phát triển của huyện.

Xét theo ngành kinh tế, đóng góp cho tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2014 vừa qua chủ yếu là ngành Công nghiệp - Xây dựng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 13,34%/năm. Trong đó, riêng năm 2014 ngành có tốc độ tăng trưởng đạt gần 11,1%; tiếp đó là ngành dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân 14,88%/năm. Ngược lại, ngành nông nghiệp giai đoạn vừa qua do diện tích đất canh tác giảm mạnh nên có xu hướng giảm, bình quân giai đoạn 2010 - 2014 giảm tới - 0,18%/năm. Trong khi đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được xác định là ngành có truyền thống thì có mức tăng giảm thất thường, chỉ đạt tốc độ bình quân 14,88%/năm và có xu hướng tăng chậm dần. Điều này một mặt cho thấy công nghiệp chịu ảnh hưởng từ định hướng hạn chế phát triển sản xuất công nghiệp của Thành phố trên địa bàn. Mặt khác cũng cho thấy giới hạn sự phát triển của các ngành công nghiệp với quy mô nhỏ.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhìn chung, giai đoạn 2010 - 2014 cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp, TTCN và xây dựng tăng khá mạnh; tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ giảm nhẹ, trong khi tỷ trọng của ngành nông nghiệp, thuỷ sản giảm mạnh. Cụ thể, năm 2010 giá trị sản xuất ngành công nghiệp, TTCN và xây dựng chiếm 48,8% trong cơ cấu giá trị sản xuất, đến năm 2014, tỷ trọng các ngành này đã tăng lên 55%, tức tăng gần 7% trong 5 năm. Đây là mức tăng mang tính dần dần của cơ cấu trên địa bàn, khẳng định thế mạnh hiện tại của một huyện mà sản xuất công nghiệp, TTCN là thế mạnh.

Bảng 4.1. Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 - 2014 giai đoạn 2010 - 2014 Đơn vị tính: % TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Nông nghiệp 11,40 9,90 9,40 8,90 7,20 2 Công nghiệp, TTCN 58,30 60,40 54,00 54,30 55,00 3 Thương mại, dịch vụ 30,30 29,70 36,60 36,80 37,80 Tổng cộng 100,00 100,00 1000 100,00 100,00

Sự biến động trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn một phần có thể lý giải là do diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm mạnh làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp tụt giảm. Ngược lại, giai đoạn này tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng tăng mạnh không phải do đã có sự đột phá, thành công trong phát triển công nghiệp địa phương cần được luận giải theo 3 khía cạnh sau:

- Tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng tăng cao do có nhiều dự án của cả các tổ chức và người dân trên địa bàn.

- Ngành thương mại, dịch vụ phát triển còn chậm, chưa tận dụng được cơ hội đón đầu sự phát triển kinh tế, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của địa phương làm cho tỷ trọng của ngành này vốn chưa cao lại bị giảm sút.

- Sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên quy mô nhỏ, manh mún và vẫn mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác thấp; các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản chậm phát triển.

* Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Giai đoạn 2010 - 2014 tốc độ tăng trưởng nghành nông thuỷ sản tuy có giảm so với giai đoạn trước nhưng nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế trọng yếu của huyện. Do tác động mạnh mẽ của đô thị hoá làm tốc độ tăng trưởng bình quân tổng giá trị sản xuất của ngành giảm khá lớn chỉ còn -0,84%, trong đó ngành nông nghiệp giảm 0,8%; trồng trọt giảm 4,17% và chăn nuôi là 1,92%. Như vậy, các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của đô thị hoá và mất đất sản xuất nông nghiệp đều giảm mạnh.

Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do huyện chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá, đặc biệt là từ khi sát nhập vào thành phố Hà Nội.

Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đã có bước chuyển dịch tích cực trong 5 năm qua theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt (trồng trọt giảm từ 43,95% năm 2010 xuống còn 40,14% năm 2014 và chăn nuôi tăng từ 55,05% năm 2010 lên 59,86% năm 2014). Tuy nhiên vào những năm cuối của giai đoạn, chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm chạp hơn do những khó khăn trong việc phát triển ngành chăn nuôi theo hướng tập trung và bệnh dịch phá hoại đàn gia cầm, cơ cấu chăn nuôi giảm từ 62,19% năm 2012 xuống còn 59,86% năm 2014.

Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu sản xuất nghành nông nghiệp - thuỷ sản giai đoạn 2010 - 2014

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng bìnhquân 2010 - 2014 (%) I Tổng giá trị sản xuất 316,96 303,5 296,84 285,33 296,00 -0,84 1 Nông nghiệp 314,00 300,40 294,00 283,00 294,30 -0,80 Trồng trọt 138,00 136,00 120,00 107,00 115,00 -4,17 Chăn nuôi 176,00 164,40 174,00 176,00 175,00 1,92 3 Thuỷ sản 2,30 2,50 2,40 1,90 1,70 -9,50 II Cơ cấu GTSX(%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1 Nông nghiệp 99,06 98,98 99,04 99,18 99,30 Trồng trọt 43,95 45,27 40,82 37,81 40,14 Chăn nuôi 56,05 54,73 59,18 62,19 59,86 2 Thuỷ sản 0,73 0,82 0,81 0,67 0,57 * Ngành trồng trọt:

Cơ cấu cây trồng ngành trồng trọt của huyện được chuyển dịch theo đúng hướng là giảm dần diện tích cây lương thực có hiệu quả kinh tế thấp để thay thế bằng các cây rau, hoa, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Huyện đã triển khai thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng chuyên canh rau an toàn, hoa cây cảnh và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như Cam canh, bưởi Diễn, Nhãn chín muộn...

Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu hình thành các vùng chuyên canh còn chậm, diện tích mở rộng còn ít, sản phẩm chưa đa dạng và chưa thực sự tạo được uy tín trên thị trường, điều này đòi hỏi thời gian tới huyện cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung này.

* Ngành chăn nuôi:

Thế mạnh ngành chăn nuôi của huyện Hoài Đức là chăn nuôi lợn, đặc biệt là lợn thịt hướng nạc, lợn nái ngoại đang phát triển. Đã xuất hiện nhiều hộ phát triển chăn nuôi đi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô lớn, thu nhập từ ngành chăn nuôi theo hướng này tăng cao hơn. Huyện đã có chủ trương đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư để hình thành những trang trại chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên do quá trình đô thị hoá quỹ đất để xây dựng các trang trại tập trung là rất ít, đây cũng là vấn đề cần được huyện quan tâm giải quyết trong những năm tiếp theo.

* Ngành thuỷ sản:

Cơ cấu ngành này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng giảm do bị ảnh hưởng lớn bởi tốc độ đô thị hoá. Giai đoạn này tiềm năng còn lại của thuỷ sản của huyện là ở vùng bãi sông Đáy có thể được tận dụng để phát triển theo hướng các mô hình nông nghiệp du lịch sinh thái.

* Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng

Công nghiệp - xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Hoài Đức, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cả về trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bước đầu đã củng cố và phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

Nhìn chung, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, chưa tạo được mối liên hệ để cùng phát triển, chưa khơi dậy và phát huy được thế mạnh về phát triển công nghiệp của địa phương. Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ, thiếu lao động có trình độ cao. Một số cụm, điểm công nghiệp, làng nghề của huyện như sau:

* Khu vực kinh tế dịch vụ

So với các ngành khác trên địa bàn huyện Hoài Đức, ngành dịch vụ không phải là ngành quan trọng. Tuy nhiên, quy mô, giá trị sản xuất của ngành dịch vụ trên địa bàn huyện khá cao nhưng tăng trưởng chưa đồng đều qua các năm.

Ngành thương mại trên địa bàn huyện ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong khi nhóm vận tải, bưu điện và ngành dịch vụ khác giảm dần trong tổng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ. Hiện nay, thương mại đang là ngành dẫn đầu về giá trị sản xuất, tiếp theo là nhóm ngành dịch vụ khác, vận tải bưu điện, khách sạn nhà hàng và cuối cùng là ngân hàng tài chính.

Nhìn chung, ngành dịch vụ của huyện trong 5 năm qua của huyện chưa thực sự phát triển, cơ cấu trong tổng giá trị sản xuất chưa cao và tăng trưởng của ngành không đều. Ngành dịch vụ chưa phải là ngành quan trọng của huyện. Với sự phát triển ngày càng cao của huyện trong những năm tới, đòi hỏi sự phát triển của ngành dịch vụ cao hơn để đáp ứng cho sự phát triển chung của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đánh giá biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2005 2014 huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)