Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức
4.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai
Đề tài tập trung đánh giá một số nét chính trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai có ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Hoài Đức.
4.2.1.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính, quy hoạch sử dụng đất
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Địa giới hành chính giữa Hoài Đức với các huyện giáp ranh đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyền vẽ lên bản đồ.
Tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đôi khi còn bất cập, chưa thống nhất; giữa 3 loại quy hoạch này còn vùng chồng lấn, còn vùng trắng; chưa thực sự trở thành một hệ thống quy hoạch phát triển thống nhất của cả nước; quy hoạch các khu công nghiệp thường chưa được xem xét đồng bộ gắn với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công tác bảo vệ môi trường nên dẫn tới thiếu bền vững trong phát triển.
4.2.1.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện được triển khai đồng bộ. Quy hoạch sử dụng đất huyện Hoài Đức đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 7967/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2012 về việc duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015.
Huyện đã nghiêm túc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất tuân thủ đúng theo quy hoạch.
Từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch chi tiết các khu đô thị, các dự án tới từng khu vực cụ thể, tới từng thửa đất sẽ giúp cho việc quản lý và sử dụng các điểm quy hoạch chặt chẽ hơn, đúng mục đích theo quy hoạch đã được phê duyệt, từ đó năng cao hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo được các yếu tố về môi trường và mỹ quan.
4.2.1.3. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất.
Theo UBND huyện Hoài Đức (2014), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015).
Kết quả thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất đến năm 2013 như sau: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện đã giao hết cho các đối tượng sử dụng và quản lý đất. Cụ thể:
+ Nhóm đất nông nghiệp: 4.272,61ha
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng: Diện tích 3.884,17 ha, chiếm 90,91% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng: Diện tích 243,25 ha, chiếm 5,69% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Tổ chức kinh tế sử dụng: Diện tích 121,33 ha, chiếm 2,84% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Cơ quan đơn vị nhà nước sử dụng: Diện tích 22,64 ha, chiếm 0,53% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Tổ chức khác sử dụng: Diện tích 1,22 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích đất nông nghiệp.
+ Nhóm đất phi nông nghiệp: 3.917,85ha.
Diện tích đất theo đối tượng sử dụng:
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng: Diện tích 1.195,24 ha, chiếm 30,51% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
- Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng: Diện tích 215,98 ha, chiếm 5,51% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
- Tổ chức kinh tế sử dụng: Diện tích 1.120,81 ha, chiếm 28,61% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
- Cơ quan đơn vị Nhà nước sử dụng: Diện tích 85,07 ha, chiếm 2,17% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
- Tổ chức khác sử dụng: Diện tích 131,18 ha, chiếm 3,35% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
- Liên doanh nhà đầu tư nước ngoài sử dụng; Diện tích 3,84 ha, chiếm - Cộng đồng dân cư sử dụng: Diện tích 24,23 ha, chiếm 0,62% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
Diện tích đất theo đối tượng quản lý:
- Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý: Diện tích 843,20 ha, chiếm 21,52% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
- Tổ chức khác quản lý: Diện tích 298,30 ha, chiếm 7,61% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Nhóm đất chưa sử dụng: 56,31ha.
Diện tích nhóm đất chưa sử dụng của huyện là 56,31 ha, toàn bộ là đất bằng chưa sử dụng và do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
Nhìn chung, công tác giao đất, cho thuê đất thời gian qua đã đi vào nề nếp, thực hiện theo đúng trình tự quy định; đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và các tổ chức, đơn vị sử dụng đất trên địa bàn; phục vụ kịp thời việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thủ tục giao đất, cho thuê đất ngày càng được cải cách nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào địa bàn.
Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện đã thực hiện theo đúng trình tự quy định trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt góp phần khai thác sử dụng quỹ đất hợp lý, hiệu quả; đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và các tổ chức, đơn vị sử dụng đất trên địa bàn; phục vụ kịp thời việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thủ tục giao đất, cho thuê đất ngày càng được cải cách nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào địa bàn huyện. Tuy nhiên vấn đề thu hồi đất của hộ gia đình để xây dựng, cải tạo chỉnh trang theo quy hoạch nông thôn mới thuộc các dự án trọng điểm vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân về định giá đất còn thấp, công tác đền bù còn chưa hợp lý và chưa thống nhất, thời gian đền bù, giải tỏa kéo dài làm chậm tiến độ đầu tư và trong cùng một thời gian có nhiều dự án triển khai trên địa bàn.
4.2.1.4. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Việc thực hiện trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ, chỉnh lý giấy chứng nhận khi người sử dụng đất thực hiện các quyền đã được thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên hệ thống hồ sơ địa chính các cấp vẫn chưa đầy đủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.
4.2.1.5. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện thường xuyên hàng năm và định kỳ 5 năm theo quy định của Luật Đất đai.
Huyện Hoài Đức hoàn thành việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của 19 xã, 01 thị trấn và của bản đồ của cả huyện theo Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 đạt kết quả tốt đúng theo nội dung hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Theo UBND huyện Hoài Đức (2014), Báo cáo thống kê đất đai năm 2014. Kết quả Thống kê đất đai 2014 của huyện đạt kết quả cao đã tạo được tiền đề cơ sở khoa học cho việc xây dựng chủ trương phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên việc theo dõi tình hình biến động các loại đất trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế do nguồn tài liệu bản đồ có nhiều biến động, mới chủ yếu chỉnh lý biến động về số liệu; chỉnh lý biến động trên bản đồ chưa được thực hiện kịp thời.