Phong tục về ma chay

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI địa PHƯƠNG CHO HỌC VIÊN CÁC LỚP TIẾNG DÂN TỘC THÁI (Trang 29 - 31)

PHẦN II PHẦN NỘI DUNG

4.2.1.7.Phong tục về ma chay

4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế

4.2.1.7.Phong tục về ma chay

4.2. Chương trình trải nghiệm thực tế tại địa phương

4.2.1.7.Phong tục về ma chay

Người Thái rất coi trọng tang lễ và tổ chức chia tay người mất rất cầu kì. Trước đây,lễ tang được tổ chức từ 3- 7 ngày. Nhưng ngày nay đã được rút ngắn

26

thời gian, chỉ trong 48 tiếng,nhưng thủ tục thì không bớt. Các thủ tục tang lễ thì nhiều. Song , cần chú ý các vấn đề sau :

+ Vì quan niệm khi sang thế giới bên kia, người chết vẫn sinh hoạt như đang còn sống, nên phải chia của cho người chết. « Của »là tất cả các đồ dùng cần thiết và không thể thiếu một con trâu. Tuy nhiên chỉ mang theo đầu trâu đi, còn thịt thì để cho xóm giềng.

+ Người Thái trắng trang trí tang lễ cầu kì, có đội khèn trống gọi là « Cù xù ». Toàn bộ dâu mặc áo dài đỏ,rể mặc áo vàng, hoặc áo thường nhưng thắt khăn trắng ngang lưng và một cái bao dao. Đến giờ quy định họ chậm rãi đi vòng quanh quan tài để thực hiện lễ viếng trong tiếng nhạc tang thành kính. + Trong những ngày bình thường, dâu rể không được ngồi ăn chung mâm, không được trêu đùa nhau, không được nắm tay...nhưng những ngày tang lễ thì không còn ranh giới. Cho đến khi kết thúc đám tang, họ tổ chức cho dâu rể uống chung một vò rượu cần. Khi đang uống sẽ có người giả làm sấm chớp, rồi té nước vào họ, làm sét đánh đám dâu rể. Ý muốn nói, khi có người mất đi, dâu rể không còn người bảo ban nên hư đốn. Nay sấm sét, trời đánh cho chừa đi thói hư tật xấu, mọi người lại trở về sinh hoạt như bình thường.

+ Điều quan trọng là ứng xử trong lễ tang : Người đi viếng mặc áo cũ,hoặc áo trắng, đội khăn trắng và mặc váy không thêu. Không đeo vòng bạc, vòng cườm sặc sỡ. Đi viếng xong phải đến cầm tay chia buồn với từng người trong gia đình họ.(Con cháu trong nhà sẽ ngồi quanh quan tài khi có khách đến viếng).Khi cầm tay phải nói « Chẳng may bố ( mẹ...) ta về với tổ tiên, không có mệnh ở với chúng ta nữa, tôi đến cầm tay ( anh, chị,bác...) cho mạnh khỏe, bớt đi buồn đau nhé !). Nếu đi viếng mà không thực hiện động tác cầm tay đó xem như là chưa đi, chưa chia sẻ với gia đình người có tang. Nếu là người thân thích thì nhất định phải ở lại để dự lễ « Hăng vắn » buộc chỉ cổ tay khi kết thúc đám tang. Bình thường, người thái buộc sợi chỉ đen, trong đám tang sẽ buộc sợi chỉ trắng ở cổ tay mỗi người trong gia đình người mất.

(Câu nói bằng tiếng thái khi cầm tay : « Pò bo mi mệnh ki mệnh dù năm hau, khoi má hăng hén au pa hơ còi ki còi dù nơ ! »)

27

+ Người mất sau một năm thì tổ chức lễ hết tang, không tổ chức đám giỗ. Người mất sẽ được mời về nhà khi có việc trọng đại và được cúng tế mỗi năm 2 lần vào tết độc lập và tết nguyên đán.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI địa PHƯƠNG CHO HỌC VIÊN CÁC LỚP TIẾNG DÂN TỘC THÁI (Trang 29 - 31)