PHẦN II PHẦN NỘI DUNG
5. Tổng kết đánh giá, bài học kinh nghiệm và hướng phát triển của đề tài
5.1. Tổng kết đánh giá
Kết thúc đợt học trải nghiệm thực tế hai ngày giáo viên tổng kết đánh giá nhận xét và rút kinh nghiệm để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả cho những khóa học sau. Đồng thời hướng dẫn học viên viết bài thu hoạch qua chuyến đi thực tế.
67
5.2. Bài học kinh nghiệm
Từ cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế cho học viên lớp tiếng dân tộc thiểu số và những kết quả đạt được chúng tôi rút ra những bài học sau, tập trung vào công tác tổ chức và quản lý:
+ Phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ, giáo viên giảng dạy xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể và giao trách nhiệm cho các nhân cụ thể.
+ Trung tâm GDTX huyện nơi đặt lớp cần có sự phối hợp nhịp nhàng với lớp với giáo viên giảng dạy
+ Địa phương nơi học viên sẽ đến học tập thực tế phải chuẩn bị thật cho đáo và kỹ lưỡng các chương trình, nội dung mà lớp đã yêu cầu. Tất cả các bộ phận liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ.
5.3. Hướng phát triển của đề tài
Với phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ có thể khái quát một cách chung nhất cách thức tổ chức các đợt đi học tập qua phương pháp trải nghiệm thực tế cho học viên các lớp bồi dưỡng tiếng nói và chữ viết dân tộc Thái tại Trung tâm GDTX-HN Nghệ An.
Những phương thức, cách làm mà chũng tôi tiến hành trong thời gian qua đã mang lại những hiệu quả nhất định. Trong thời gian tới, chúng tôi có thể mở rộng, phát triển đề tài theo hướng chuyên sâu vào các nội dung cụ thể như: mở rộng phạm vi các lớp được đi học tập thực tế (không dừng ở các lớp được cấp ngân sách bồi dưỡng; cách thức xây dựng chương trình thực tế đa dạng hơn..v.v.. hoặc những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bồi dưỡng thông qua các hoạt động học tập thực tế.