PHẦN II PHẦN NỘI DUNG
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trung tâm GDTX-HN Nghệ An là một trong những Trung tâm có quy mô đào tạo, bồi dưỡng hàng đầu của ngành học GDTX trong cả nước. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ, Ngành và Sở GD&ĐT Nghệ An về việc giảng dạy, bồi dưỡng tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số, Trung tâm GDTX-HN trong những năm vừa qua đã và đang đào tạo thành công các khóa học tiếng dân tộc thiểu số cho
68
đối tượng học viên là cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên đang công tác tại địa bàn các huyện miền núi trong tỉnh.
Với việc nhận thức rõ được tính cấp thiết và lâu dài của công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc, các địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bộ, công chức, viên chức của đơn vị được đi học tiếng dân tộc thiểu số.Cán bộ CCVC công tác ở các vùng dân tộc miền núi cơ bản đã xã định được việc học tập tiếng dân tộc thiểu số là nhu cầu đồng thời là nhiệm vụ
Như chúng ta đã biết, tiếng dân tộc là công cụ giao tiếp quan trọng trong việc hoà nhập với cộng đồng các dân tộc thiểu số trong tỉnh và trên phạm vi toàn quốc. Giảng dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng dân tộc Thái nói riêng luôn có nhiều dao động và biến đổi theo nhịp tiến hóa chung của nền văn minh và văn hóa thế giới. Đó là điều mà không ai có thể phủ nhận. Vì vậy đòi hỏi nội dung chương trình dạy học này phải phong phú, chuyên sâu, học đi đôi với thực hành, học viên không chỉ học ở lớp mà còn phải được trải nghiệm các hoạt động thực tế tại địa phương để qua đó tích lũy thêm vốn hiểu biết, ngôn ngữ để phục vụ và đáp ứng đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để góp phần nâng cao chất lượng công tác của cán bộ công chức, viên chức ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt để góp phần bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số. Một vấn đề quan trọng trong việc đưa các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng các dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An là việc tiếp cận với đồng bào; vì vậy ngoài việc thành thạo chữ viết thì khả năng giao tiếp và hiểu biết về văn hóa của đồng bào là rất cần thiết. Bởi vì theo chủ trương của Đảng thì Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.
Trong quá trình áp dụng những kinh nghiệm trên vào thực tiễn tổ chức các hoạt động thực tế tại địa phương. Các học viên các lớp tiếng Thái ngày càng được nâng cao rõ rệt về vốn ngôn ngữ và văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào và qua đó nhiều học viên có thể sử dụng thành thạo tiếng Thái trong giao tiếp với đồng bào dân tộc qua đợt học trải nghiệm thực tế nhằm giúp học viên thuận lợi trong quá trình công tác trên địa bào có đồng bào Thái sinh sống đồng thời góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa những tinh hoa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Thái.
69
2. Kiến nghị
2.1. Đối với UBND tỉnh Nghệ An và Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An
- Tổ chức quán triệt và nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về vị trí vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo tiếng dân tộc thiểu số.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với công tác bồi dưỡng các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
- Tiếp tục xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng nhu cầu cao của người học.
2.2. Đối với Trung tâm GDTX-HN Nghệ An
- Chỉ đạo, nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy cho tất cả các khóa học tiếng DTTS nói chung, tiếng dân tộc Thái nói riêng mà Trung tâm phụ trách.
70
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC LỚP BỒI DƯỠNG TIẾNG NÓI VÀ
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tham khảo các Quyết định, Thông tư và văn bản Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT NGhệ An
2. Tục ngữ ca dao Thái cổ (Sách Thái cổ)
3. Tập Truyện thơ các dân tộc ít người (NXB VHDT, 2000).
4. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân
tộc (Nguyễn Khoa Điềm chủ biên).
5. Bản sắc văn vóa dân tộc (Tác giả Hồ Bá Thân– NXB văn hóa thông tin, 2003.)
6. Tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Tác giảNgô Văn Lệ– NXB GD Hà Nội. 1998)
7. Nghệ thuật trang phục Thái (Tác giả Lê Ngọc Thắng – NXB VHDT Hà Nội 1990)
8. Văn hóa và lich sử người Thái ở Việt Nam (NXB VHDT Hà Nội 1996)
9. Tài liệu Tiếng nói và chữ viết Dân tộc Thái hệ Lai Tay cho cán bộ công chức viên chức công tác tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An-UBND tỉnh Nghệ An
(Chủ biên-TS Lê Võ Bình; Các tác giả: Trần Lam Sơn, Hoàng Thị Hoài An,
Nguyễn Thị Hải Yến, Phan Lan Anh, Nguyễn Tùng Sơn, Lữ Thanh Hà, Vi Ngọc Chân, Sầm Văn Bình).