Văn học giân gian của đồng bào Thái

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI địa PHƯƠNG CHO HỌC VIÊN CÁC LỚP TIẾNG DÂN TỘC THÁI (Trang 61 - 65)

PHẦN II PHẦN NỘI DUNG

4.2.4.Văn học giân gian của đồng bào Thái

4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế

4.2.4.Văn học giân gian của đồng bào Thái

Người Thái có nền văn học dân gian cổ điển khá phong phú, được lưu truyền lại nhờ phương pháp truyền miệng và ghi chép thành văn, được phân bố trên ba thể loại: các truyện cổ dân gian, ca dao, tục ngữ và truyện thơ. Với nội dung này học viên được nghe, đọc và chiêm ngưỡng những tác phẩm văn học của đồng bào Thái..

Văn học dân gian cổ điển Thái được lưu truyền lại nhờ phương pháp truyền miệng và ghi chép thành văn, có thể tạm thời phân bố trên ba thể loại: các truyện cổ dân gian; tục ngữ, dân ca; truyện thơ. Nền văn học này tuy mới được giới thiệu một số rất ít nhưng cũng đã gợi cho bạn đọc những cảm xúc tốt đẹp.

58

Chẳng hạn như những câu tục ngữ Thái, một số tác phẩm nổi tiếng: Xống chụ xon xao, Quam tô mương, Luật tục… hiện nay đã được dịch và xuất bản đang gây dư luận tốt trong bạn đọc.

Sách văn học Thái được xuất bản qua các thời kỳ

59

+ Truyện kể dân gian Thái rất phong phú với các thể loại như thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười …Các tác phẩm hay được lưu truyền trong dân gian như truyện kể: Quam tô mương (kể chuyện bản mường) , hay sử thi “Quam Táy pú xớc” (kể chuyện người Thái đánh giặc).

+ Ca dao, tục ngữ Thái cũng rất đa dạng, hiện nay đã được dịch và xuất bản qua cuốn “Luật tục” đang gây dư luận rất tốt trong bạn đọc.

Nói đến văn học dân gian Thái không không nhắc đến những tác phẩm truyện thơ nổi tiếng trong nền văn học viện nam như tác phẩm “Chàng Lú nang Ủa”, “ Xống chụ xon xao” …

Nhờ có chữ viết từ rất sớm mà không ít các thần thoại, truyền thuyết, nhất là sử thi, truyện cổ dân gian, truyện thơ, truyện về cảc bản mường, cá dòng họ, các chúa đất và lệ luật bản mường được ghi chép bằng chữ Thải cổ trên giấy bản, hay trên lá cọ, chữ hằn lưu truyền trong dân gian như: Quam tô mương (kể chuyện bản mường) mà ngưòi Thái Trắng Mộc Châu gọi là Piết mương, ở miền Tây Nghệ An gọi là Lai lông mương (chữ nghĩa xuống mường); sử thi Quam Táy pú xớc (kể chuyện người Thái đánh giặc); truyện mang nội dung lịch sử xã hội còn có “Chia bản chia mường” (Păn bán păn mương), “Dựng mường lớn” (Phanh mương luông), “Dựng mường nhỏ” (Phanh mương nọi); nhiều truyện thơ nói về các sự kiện và nhân vật lịch sử như: chống giặc Cờ Vàng (1873- 1880), cuộc nổi dậy của người tù ở Sơn La do Cai Khạt chỉ huy (1911), cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp ở Sầm Nưa và Sơn La (1914-1916), cuộc khổi nghĩa của người Hmông do Vừ Pa Chay cầm đầu (1918-1922)… Nhũng tác phẩm lịch sử xã hội này vẫn còn ở nguyên bản chữ Thái cổ trong dân gian, chưa được dịch ra tiểng Việt để giới thiệu vởi công chúng.

Trong số các sách chữ Thái cổ còn có cả những sách ghi chép Về luật lệ của cảc bản mường do chúa đất địa phương định ra, rổi những ghi chép về phong tục tập quán trong hôn nhân, tang ma… ở mường bản.

Ngay từ giữa thế kỷ trước, sau chiến thắng ở Điện Biên Phủ (1954), những người sưu tẩm, nghiên cứu văn học Thái mới thật sự quan tâm đến các di sản văn hóa phi vật thể ở miền Tây Bắc Bắc Bộ, trong đó nổi bật lên là văn học cổ truyền của dân tộc Thái.

60

Năm 1964, Nhà xuất bản Văn học cho phát hành tập truyện thơ “Chang Lú nàng Úa” do Mục Phi biên dịch. Năm 1978, Sở Văn hóa tỉnh Thanh Hóa xuất bản truyện thơ “Khăm Panh”. Năm 1990, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hóa lại phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học xã hội, cho ấn hành cuốn “Trường ca Ú Thêm” bằng nguyên bản chữ Thái, kèm theo bản phiên âm và bản dịch ra quốc ngữ. Tác phẩm dân gian này do Hà Văn Ban và Hoàng Anh Nhân sưu tầm, biên dịch, gổm có 2.387 câu. Văn học dân gian của tộc ngưởi Thái còn nhũng truyện thơ khác như: “Chương Han”, “Khun Tính Khum Tổng”…

Với tục ngữ, thành ngữ Thái, năm 1992, trong tập “Văn học dân tộc thiểu số” có giới thiệu trên 100 câu. Nội dung chủ yếu của thể loại này là những kinh

61

nghiệm, những bài học muôn mặt đời thường đã được đúc kết theo cái lý của người Thái

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI địa PHƯƠNG CHO HỌC VIÊN CÁC LỚP TIẾNG DÂN TỘC THÁI (Trang 61 - 65)