Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.6. Thực trạng về kết quả học tập môn GDTC
Điểm kiểm tra lý thuyết và thực hành nằm trong chương trình giảng dạy nội dung chính khoá của tổ thể dục, có thang điểm, quy định và quy cách đánh giá kết quả học tập.Cuối cùng, các học sinh sẽ được xếp loại là Đạt hoặc Chưa đạt về kết quả học tập môn Thể dục.
Trong thực tế có nhiều em chưa đạt yêu cầu, nhưng do đặc thù của trường THPT, các giáo viên GDTC đều tổng kết cho 100% học sinh đều Đạt.
Như vậy, để đánh giá thực trạng kết quả GDTC tại trường THPT Cửa Lò 2 không thể căn cứ vào kết quả học tập môn GDTCmà phải căn cứ vào thực trạng năng lực thể chất theo Tiêu chuẩn rèn luyện thân thế của Bộ GD & ĐT ban hành.
2.7. Thực trạng năng lực thể chất thực tế của học sinh
Để đánh giá năng lực thể chất của đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành khảo sát trình độ thể lực của học sinh thông qua các nội dung, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể để đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên theo Quyết định số 53/2008/BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ GG & ĐT quy định và ban hành. Trong đó, đề tài đã lựa chọn 4 test để kiểm tra đánh giá năng lực thể chất cho học sinh Trường THPT Cửa Lò 2, Nghệ An.
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho học sinhtuổi từ 16 tuổi đến 18 tuổi tại Trường THPT Cửa Lò 2
Mức Nội dung kiểm tra Nam/tuổi16 17 18 Nữ/tuổi16 17 18 Đạt Chạy 30 m XPC (s) 6 5,9 5,8 7,0 6,9 6,8 Bật xa tại chỗ ( cm ) 195 198 205 148 149 151 Chạy tùy sức 5 phút (m) 920 930 940 810 830 850 Lực bóp tay (kg) 14 15 16 13 14 15 Khá Chạy 30 m XPC (s) 5,5 5,4 5,3 6,5 6,4 6,3 Bật xa tại chỗ ( cm ) 205 208 213,5 156,5 157,5 159,5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 975 985 995 850 875 890 Lực bóp tay (kg) 16,5 17,5 18.5 14.5 15,5 16,5 Giỏi Chạy 30 m XPC (s) 5,0 4,9 4,8 6,0 5,9 5,8 Bật xa tại chỗ ( cm ) 215 218 222 165 166 168 Chạy tùy sức 5 phút (m) 1030 1040 1050 890 920 930 Lực bóp tay (kg) 19 20 21 16 17 18
Như đã trình bày ở trên, đối tượng kiểm tra khảo sát bao gồm các em học sinh ở lứa tuổi 16, 17 và 18 đang học tại các lớp khối 10, 11 và khối 12 của Trường THPT Cửa Lò 2 , Nghệ An. Các tiêu chuẩn để đánh giá thể lực của học sinh được chia làm các mức: Giỏi, khá và trung bình bây giờ thay đổi là đạt và không đạt căn cứ vào tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sau khi lựa chọn các test đề tài tiến hành khảo sát, tổng hợp kết quả đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể trên đối tượng nghiên cứu, kết quả được trình bày ở bảng 2.5
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả đạt tiêu chuẩn RLTT tại Trường THPT Cửa Lò 2
TT Nội dung Học sinh nam (n = 291) Học sinh nữ (n = 468) Tổng (n = 759) Số đạt Tỷ lệ Số đạt Tỷ lệ Số đạt Tỷ lệ 1 Chạy 30 m XPC (s) 203 69.9 275 58.8 478 62,9 2 Bật xa tại chỗ (cm) 148 51.2 262 56.1 410 54.0 3 Chạy tùy sức 5 phút (m) 193 66.6 316 67.7 509 67.1 4 Lực bóp tay (kg) 191 65.9 271 58.1 462 60,9 Trung bình 185 63.6 283 60.6 468 61,7
Kết quả rèn luyện thân thể được tổng hợp qua nghiên cứu thực trạng bao gồm: 759 học sinh, trong đó có 291 nam, 468 nữ thuộc khối 10, khối 11 và khối 12 tại Trường THPT Cửa Lò 2 , Nghệ An.
Từ kết quả thu được ở bảng 2.5 cho thấy: - Số học sinh đạt tiêu chuẩn sức mạnh khá cao.
- Số học sinh đạt tiêu chuẩn sức nhanh (chạy 30m XPC) cao nhất so với các tiêu chuẩn khác.
- Số học sinh đạt chỉ tiêu sức bền đạt tương đối thấp (chạy tùy sức 5 phút). Nhìn chung, xét tỷ lệ học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể trung bình ở các nội dung chỉ có tỷ lệ 61,7% đạt yêu cầu.
Nguyên nhân của thực trạng này do công tác giảng dạy giờ chính khóa hiện nay của tổ GDTCđang tiến hành chưa đáp ứng được việc giải quyết nhiệm vụ nâng cao nhận thức và phát triển thể lực của học sinh. Đồng thời chứng tỏ học sinh chưa tập luyện TDTT theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, và chưa nhận thức đúng về vị trí môn học và vị trí của môn học GDTCvới sức khoẻ. Ngoải ra các điều kiện đảm bảo về TDTT của nhà trường chưa động viên và đáp ứng được yêu cầu tập luyện của học sinh, thiếu chế độ chính sách và tổ chức hướng dẫn học sinh tập luyện.
2.8. Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại Trường THPT Cửa Lò 2 Bảng 2.6. Đội ngũ giáo viên GDTC của Trường THPT Cửa Lò 2 Bảng 2.6. Đội ngũ giáo viên GDTC của Trường THPT Cửa Lò 2
Tổng số giáo viên Số giáo viên nữ Thâm niên
công tác Trình độ chuyên môn Tuổi đời Trên 10 năm Dưới 10 năm Tiến sĩ Thạc sĩ Cử Nhân Cao đẳng Trên 40 30 đến 40 Dưới 30 Số lượn g 04 0 04 0 0 01 03 0 04 0 0 Tỷ lệ % 100% 25% 75% 100%
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên GDTC của Trường đáp ứng đủ số lượng và chất lượng giảng dạy hiện tại. Tuy vậy, nếu Nhà trường đẩy mạnh đa dạng hóa các nội dung dạy học khác, tăng cường các giờ ngoài khóa thì các giáo viên vừa phải tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời có thể phải bổ sung thêm số lượng.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả một số biện pháp nâng cao chất lượng GDTC tại Trường THPT Cửa Lò 2
3.1.1. Cơ sở lý luận để lựa chọn các biện pháp
Công tác TDTT trường học có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền thể thao nước nhà. TDTT trong trường học được xác định là bộ phận quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên góp phần yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. TDTT trường học còn là môi trường giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước.
Mục tiêu của hệ thống giáo dục nước ta hiện nay là hướng tới sự pháttriển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động. Hoạt động thể chất trong trường phổ thông là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các hoạt động giáo dục khác với mục tiêu là trang bị kiến thức về thể thao, phát triển thể chất, nền tảng thể lực cho học sinh. Ngoài ra, hoạt động thể chất trong trường phổ thông còn nhằm phát hiện và bồi dưỡng các tài năng về thể thao.
Mặt khác, sử dụng các hoạt động TDTT nhưbiện pháp nghỉ ngơi tích cực để nâng cao khả năng lao động trí óc của học sinh. Sử dụng các bài tậpTDTT như phương tiện chống sự căng thẳng tâm lý, hiện tượng lo lắng, xúc động, và đồng thời giúp học sinh tổ chức được cuộc sống lành mạnh.
Xây dựng các biện phápđịnh hướng nâng cao chất lượng công tácGDTC nói chung và biện pháp phát triển thể chất nói riêng, trước hết phải dựa trên quan điểm đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về công tácTDTT và chiến lược phát triển con người toàn diện, đã được quán triệt trongcác văn kiện các Đại hội Đảng, Chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng và của Thủ tướng Chính phủ về công tác TDTT trong giai đoạn mới. Việc xây dựng các biện pháp định hướng phải căn cứ vào các điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất của các trường THPT Cửa Lò 2 hiện nay, trên cơsở đã phân tích về nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới chấtlượng công tác GDTC cho học sinh.
Phát triển thể lực, tầm vóc con người nói chung và phát triển thể chất cho học sinh nói riêng là vấn đề rất lớn, cần thời gian dài và cần có sự kết hợp giữa nhiều biện pháp đồng bộ. Theo kinh nghiệm đã được tổng kết của các quốc gia, những nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vóc và thể lực của con người là: Dinh dưỡng (31%), di truyền (23%), TDTT (20%), môi trường (16%) và tâm lý xã hội (10%).
Như vậy, thực hiện các chính sách liên quan tới phát triển thể lực, tầm vóc không thể tách rời thực hiện các biện pháp khác như: xoá đói giảm nghèo, phòng chống bệnh tật và nâng cao sức khoẻ cộng đồng, giữ gìn và bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, nâng cao tri thức và mức sống nhân dân.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, ngày 28 tháng 04 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 641/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Đối tượng chính của Đề án là bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thanh, thiếu niên đến 18 tuổi.
Mục tiêu của Đề án là phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khoẻ mạnh của người Việt Nam.
Cải thiện tầm vóc cơ thể của thanh niên Việt Nam đạt nhịp độ tăng trưởng ổn định (đến năm 2020 chiều cao trung bình của nam thanh niên 18 tuổi đạt 167cm, nữ thanh niên đạt 156 cm; và đến năm 2030 chiều cao trung bình của nam thanh niên 18 tuổi đạt 168,5 cm, nữ thanh niên đạt 157,5cm). Cải thiện tố chất thể lực đặc biệt là sức bền và sức mạnh, có bước phát triển rõ rệt, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển ở Châu Á.
Để thực hiện mục tiêu đó, Đề án đã xác định một số các nhóm biện pháp mang tính định hướng sau:
Rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan tới chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển GDTC và thể thao trường học.
Đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông môn GDTC theo định hướng phát triển năng lực của học sinh từ năm 2015. Chương trình sách giáo khoa phổ thông cho học sinh, đặc biệt đối với học sinh THPT, được xây dựng hướng tới phát triển những năng lực chung mà mọi học sinh đều cần để có thể tham gia hiệu quả nhiều loại hoạt động trong đời sống xã hội nói chung và hoạt động tập luyện TDTT, cũng như rèn luyện sức khỏe nói riêng.
Đồng thời hướng tới phát triển những năng lực chuyên biệt, liên quan đến môn học GDTC hoặc một môn thể thao cụ thể phù hợp với khuynh hướng nghề nghiệp tương lai mỗi cá nhân [11], [15].
Xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở vật chất Ngành GDTC thể thao, bổ sung chức năng hỗ trợ GDTC trường học đối với các cơ sở tập luyện, thi đấu của Ngành GDTCthể thao các cấp. Các cơ sở này phải có kế hoạch phục vụ miễn phí tối đa cho GDTC trường học trên từng địa bàn.
Ban hành các quy định khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển GDTC và thể thao trường học, xây dựng công trình thể thao trường học, các công trình dịch vụ TDTT, tham gia tài trợ, hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu của Đề án, các nhiệm vụ của từng chương trình.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn, cơ chế chính sách thích hợp nhằm huy động sự tham gia của xã hội, nhà trường, doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm thực phẩm giàu dinh dưỡng trước hết là sữa, trứng cho trẻ em có đủ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc. Xây dựng các trường, lớp năng khiếu thể thao trong các trường phổ thông.
Nhà nước tăng cường đầu tư kết hợp với huy động kinh phí từ nguồn xã hội hóa, các nguồn vốn viện trợ chính thức, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, các nguồn thu từ đặt cược thể thao để phục vụ cho Đề án tổng thể phát triển tầm vóc và thể lực người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Trong đó, ngân sách nhà nước ưu tiên cho các đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa.
Huy động nguồn nhân lực phục vụ Đề án từ các trường Đại học TDTT, Đại học Sư phạm TDTT, Khoa GDTC thuộc các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm; đội ngũ cán bộ, giáo viên TDTT các trường học, cán bộ làm công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng của ngành Y tế.
Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư và liên doanh, liên kết trong việc triển khai các hoạt động có liên quan tới Đề án. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học về thể chất, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế về kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, thiết bị nghiên cứu phục vụ các nội dung của Đề án. Huy động sự ủng hộ, tham gia tích cực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên, trước hết là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ…
Nhóm biện pháp giáo dục, truyền thông
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, tạo sự hiểu biết của xã hội về Đề án phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam, để từ đó hình thành phong trào của toàn xã hội cùng chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam.
Phối hợp đài phát thanh và truyền hình xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về Đề án, tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân biết tự chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường. Huy động các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và xây dựng mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền, vận động trực tiếp tới từng hộ gia đình về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Xây dựng cổng thông tin điện tử của Đề án và thiết lập hệ cơ sở dữ liệu về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam ở các trường học.
3.1.2. Lựa chọn các biện pháp
Từ những cơ sở lý luận về các nhóm các biện pháp nêu trên, qua phân tích thực trạng công tác tổ chức, quản lý các hoạt động GDTC cho học sinh trường THPT Cửa Lò 2 , đồng thời qua tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan, đề tài đã tiến hành xác định lựa chọn các biện pháp nhằm phát triển thể chất cho đối tượng nghiên cứu. Các biện pháp bao gồm:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, giáo viên và học sinh trong
toàn trường về vị trí của GDTC và thể thao trường học đối với mục tiêu phát triển thể chất, đạo đức nhân cách, xây dựng lối sống khỏe mạnh, vận động tích cực có kế hoạch.
Biện pháp 2: Cải tiến nội dung chương trình phần tự chọn, đổi mới phương
pháp, phương tiện giảng dạy môn học GDTC phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường THPT Cửa Lò 2 và đặc điểm giới tính từng lớp.
Biện pháp 3: Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại
khóa theo hướng gắn chặt với dạy học nội khóa và bám sát mục tiêu phát triển thể chất.
Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch và điều hành công tác tự bồi dưỡng chuyên
môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên GDTC của Trường.
Biện pháp 5: Đổi mới cách thức tổ chức dạy học GDTC theo phân loại sức
khỏe, thể lực và năng khiếu của từng nhóm học sinh.
Biện pháp 6: Tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu các môn thể thao
Biện pháp 7: Cải tạo, mua sắm, trang bị bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ
thuật, sân bãi dụng cụ phục vụ tập luyện TDTT.
Biện pháp 8: Thành lập, đưa vào hoạt động các CLB thể thao cho cán bộ,
giáo viên, học sinh trong trường theo hình thức xã hội hoá, tham gia tích cực vào các hội thể thao.
Với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở thực tiễn của các giải pháp đã được lựa chọn, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 20 cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các nhà sư phạm hiện đang trực tiếp làm công tác quản lý, giảng dạy tại các trường THPT, trường đại học Vinh
Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.1
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các biện pháp nâng cao chất lượng GDTC tại Trường THPT Cửa Lò 2 , Nghệ An(n = 20).
TT Kết quả Nội dung Số phiếu Tỉ lệ % Phát ra Thu về Tán thành