Xây dựng nộidung cácbiện pháp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ LỰA CHỌN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2, NGHỆ AN (Trang 44 - 54)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.3. Xây dựng nộidung cácbiện pháp

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, giáo viên và học sinh trong

toàn trường về vị trí của GDTC và thể thao trường học đối với mục tiêu phát triển thể chất, đạo đức nhân cách, xây dựng lối sống khỏe mạnh, vận động tích cực có kế hoạch.

Mục đích: Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo nhà

thức học tập của học sinh, giúp nhận thức vị trí vai trò của rèn luyện TDTT nhằm nâng cao sức khỏe và xây dựng lối sống lành mạnh.

Nội dung:Quán triệt cho cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức đúng đắn

vềmục tiêu GDTC. Cần có kế hoạch chi tiết, cụ thể và có các biện pháp thiết thực, hữu hiệu trong việc triển khai, tuyên truyền vận động và giáo dục thực hiện các nội dung, yêu cầu, mục tiêu, quy định và các văn bản chỉ đạo, hướngdẫn thực hiện của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC.

Làm tốt việc theo dõi, giám sát công tác nâng cao nhận thức về GDTC.Cần làm cho mỗi giáo viên GDTC nhận thức được nhiệm vụ kép của mình: vừa thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng, phát triển, giúp học sinh nâng cao thể chất, rèn luyện sức khỏe; đồng thời, giáo viên phải tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và chất lượng trong công tác GDTC.

Khuyến khích và tạo điều kiện tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT cho cả giáo viên các bộ môn và học sinh trong toàn trường, để giáo viên tự mình trải nghiệm được các lợi ích về sức khỏe đối với hoạt động TDTT, từ đó ủng hộ và nhắc nhở học sinh tham gia nhiệt tình vào các giờ học GDTC cũng như các hoạt động TDTT ngoại khóa.

Tổ chức thực hiện: Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin nội bộ

trong nhà trường (như loa đài, các buổi sinh hoạt tập thể toàn trường, các giờ học lý thuyết...).

Vận động các giáo viên gương mẫu tích cực tham gia tập luyện TDTT vửa để trải nghiệm lợi ích về sức khỏe, vừa thu hút, ủng hộ học sinh nâng cao nhận thức và tham gia tập luyện. Tăng cường các hoạt động tập luyện ngoại khóa và thi đấu thể thao trong phạm vi nhà trường.

Biện pháp 2: Cải tiến nội dung chương trình phần tự chọn, đổi mới phương

pháp, phương tiện giảng dạy môn học GDTC phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường THPT Cửa Lò 2 và đặc điểm giới tính từng lớp.

Mục đích: Cải tiến nội dung chương trình phần tự chọn, đổi mới phương pháp

cầu, đặc điểm ham thích, giới tính của các em học sinh, tạo động cơ tự giác, tính tích cực, phát triển tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học thể dục.

Nội dung: Cần nghiên cứu đầy đủ nội dung về quy chế chuyên môn, khảo sát

nhu cầu học tập của các nhóm học sinh theo các lớp, xây dựng trật tự, kỷ cương nề nếp trong dạy và học.

Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn; lưu ý các tiêu chí về giáo dục, giáo dưỡng và phát triển, nâng cao thể lực cho học sinh.

Phát động, chỉ đạo phong trào thi đua thực hiện đổi mới và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy và học; thực hiện một cách có hệ thống, có kế hoạch, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học tập của học sinh. Chỉ đạo giáo viên quản lý, tổ chức, bồi dưỡng, sử dụng tích cực những học sinh có năng khiếu TDTT ở mỗi lớp làm cán sự bộ môn trong các giờ học thực hành chính khóa, ngoại khóa, nhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy theo đặc thù của từng môn.

Trong các giờ lý thuyết: Dùng các phương tiện trình chiếu, video đểgiảng dạy giúp học sinh hứng thú với giờ học, là cơ sở để các em tiếp thu tri thức một cách hiệu quả nhất. Tăng cường sử dụng tranh ảnh sống động để minh họa cho các động tác khó.

Trong quá trình tập luyện, phân chia người tập theo từng nhóm nhỏ, tận dụng tốiđa sân bãi, dụng cụ tập luyện hiện có, đảm bảo cho số lượt các học sinh được tham gia tập luyện cao nhất. Tăng cường các nội dung, phương tiện giảngdạy, tập luyện trong các phần của giáo án.

Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học GDTC theo xu hướng tích cực hoá, lấy người học làm trung tâm. Đa dạng hoá các phương pháp tập luyện như: Phương pháp tập luyện vòng tròn, phương pháp tập luyện quãng cách...phù hợp với từng nội dung, chương trình môn học thể dục.

Tăng cường các bài tập trò chơi và thi đấu trong các buổi tập nhằm kích thích, tạo hứng thú cho học sinh tích cực tham gia tập luyện.Tăng cường các hình thức tập luyện các bài tập theo nhóm, các bài tập phối hợp nhóm.

Tổ chức thực hiện: Nhà trường ban hành chủ trương đổi mới nội dung,

phương pháp, phương tiện giảng dạy trong chương trình chính khóa, ngoại khóa.Tổ chức hội thảo, đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng các nội dung giảng dạy phần tự chọn.Tổ chức tập huấn, giảng dạy thử nghiệm, giám sát, kiểm tra đánh giáhiệu quả. Tổ chức triển khai đại trà khi đánh giá được hiệu quả tác động của biện pháp.

Biện pháp 3: Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại

khóa theo hướng gắn chặt với dạy học nội khóa và bám sát mục tiêu GDTC.

Mục đích: Nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo là giỏi một môn, biết nhiều môn,

tăng cường sức khoẻ, đáp ứng theo yêu cầu, nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn bị lực lượng tham gia thi đấu các giải thể thao, Hội khoẻ Phù Đồng hàng năm.

Nội dung: Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo của các cấp Uỷ Đảng, lãnh đạo

quản lý, đoàn thể về sự cần thiết có các lớp năng khiếu, các đội tuyển thể thao của nhàtrường. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho độingũ cán bộ giáo viên, VĐV trong đội tuyển.

Bám sát kế hoạch thi đấu của ngành, địa phương, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường. Tổ bộ môn GDTC xây dựng kế hoạch, chương trình huấn luyện theo từng năm, từng quý, từng tháng, từng tuần và trực tiếp tham gia huấn luyện theo chuyên môn, đảm bảo nguyên tắc, phương pháp huấn luyện, cải tiến, áp dụng các phương pháp huấn luyện mới.

Tăng cường, đẩy mạnh công tác phát hiện tài năng, huấn luyện thể lựcchung cho học sinh có năng khiếu các môn thể thao. Củng cố, hoàn thiện kỹ thuật động tác, hình thành kỹ xảo vận động,tâm lý thi đấu, kỹ chiến thuật các môn thể thao cho học sinh.Tham gia thi đấu giao lưu, cọ xát nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thi đấu.

Tổ chức thực hiện: Tổ bộ môn GDTC tổ chức chỉ đạo thành lập các đội tuyển

hoạt động trong các lớp năng khiếu theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường,có sự phối hợp chỉ đạo của phòng ban chức năng, Công Đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm các lớp.

Thời gian tiến hành tập luyện vào các buổi chiều ngày thứ 2,4,6 hoặc thứ 3,5,7 hàng tuần. Số lượng buổi tập: Tập 3 buổi/1 tuần, thời gian tập mỗi buổi là 90 phút.

Đối tượng tham gia tập luyện: Những học sinh có năng lực, trình độcác môn thể thao, kết quả cao ở môn học thể dục.

Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch và điều hành công tác tự bồi dưỡng chuyên

môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên GDTC của Trường.

Mục đích: Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên GDTCcủa

trường, đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng nhằm nâng cao chất lượng GDTC.

Nội dung: Lập kế hoạch dự báo số lượng học sinh và nhu cầu giáo viên,

tuyểndụng giáo viên theo tiêu chuẩn quy định; đồng thời, phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với trình độ chuyên môn, đảm bảo dạy đủ, dạy đúng theo chương trình của Bộ GD & ĐT.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Khảo sát trình độ, năng lực của giáo viên để lập kế hoạch bồi dưỡng với nhiều hình thức, nội dung phù hợp; chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học và đổimới nội dung và phương pháp dạy và học. Xây dựng kế hoạch và kiểm tra theo đặc thù bộ môn; xác định lộ trình, nội dung, hình thức, các tiêu chuẩnđánh giá và yêu cầu giáo viên chủ động lập kế hoạch thực hiện.

Huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách, thiết bị dạy học phong phú, đa dạng để hỗ trợ giáo viên trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Đảm bảo tốt chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên thể dục. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý tổ bộ môn thể dục.

Với mục đích phân công trách nhiệm cho từng nhóm, từng cán bộ giảng dạy, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ,chức trách của giáo viên là giảng dạy nội khoá, xây dựng kế hoạch phát triển phong trào TDTT ngoại khoá của nhà trường.

Tổ chức hướng dẫn phong trào tập luyện ngoại khoá của học sinh và huấn luyện các đội tuyển tham gia các giải thể thao của Ngành Giáo dục và Đào tạo, cũng như của địa phương.

Cần tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên đối với việc nâng cao chất lượng GDTC của học sinh và phong trào TDTT của nhà trường.

Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ, cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, thiện chương trình đào tạo sau đại học, đặc biệt là vào dịp hè hàng năm,nhà trường cử các giáo viên GDTC tham dự các lớp học nâng cao nghiệp vụdo Sở GD & ĐT phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Có kế hoạch tiếp nhận và bồi dưỡng giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn giỏi, có nhiệt tình ý thức trách nhiệm cao và có khả năng tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng, để thay thế kế cận đội ngũ giáo viên lớn tuổi, đáp ứng yêu cầu cần mở rộng và nâng cao chất lượng công tác GDTC và phong trào TDTT của nhà trường trong những năm tiếp theo. Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm TDTT tỉnh tạo điều kiện cho giáo viên GDTC tham gia các hoạt động chuyên môn về thể thaonhư: Trọng tài các giải thi đấu, tổ chức các lớp hướng dẫn viên TDTT.

Biện pháp 5: Đổi mới tổ chức dạy học GDTCtheo phân loạisức khỏe, thể lực

và năng khiếu của học sinh.

Mục đích: Cần đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy, nội dung môn

học GDTC phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợp với nhu cầu,đặc điểm ham thích của các em học sinh, tạo hứng thú cho học sinh tham giahọc tập và tập luyện.

Định hướng phát triển các môn thể thao hiện đại, kết hợp cả phát triển các môn thể thao dân tộc hiện có của địa phương để tăng cường hiệu quả công tác GDTC trong nhà trường.

Nội dung: Thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khỏe, thể lực (theo Quyết định

chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe cho học sinh ítnhất mỗi năm một lần vào đầu năm học. Quản lý và lưu hồ sơ theo dõi sức khỏe của học sinh.

Tổ chức quá trình GDTC theo phân loại sức khỏe, thể lực và trình độ kỹ thuật thể thao của học sinh theo 3 nhóm:

+ Nhóm khỏe (loại 1, 2, 3), thực hiện chương trình quy định chung.

+ Nhóm yếu (gồm các học sinh có khuyết tật vận động, bệnh mãn tính…, sức khỏe loại 4, 5): các nhóm được tổ chức học theo khối, lớp, giới tính theo chương trình riêng có thể học trái buổi.

+ Nhóm học sinh có năng khiếu thể thao: Được tổ chức học, tập luyện theo lớp năng khiếu với chương trình môn thể thao tự chọn.

Xây dựng nội dung, phương pháp tập luyện cho từng nhóm học sinh, theo giới tính, tình trạng sức khỏe, tình trạng thể lực, năng khiếu thể thao, chứ không nhất thiết theo đơn vị lớp học.

Tổ chức nhóm năng khiếu thể thao, bao gồm các học sinh thuộc nhóm sức khỏe và năng khiếu ban đầu, có nguyện vọng tập luyện môn thể thao tự chọn. Nhóm này cũng được tổ chức và có chương trình học theo khối, lớp vàgiới tính và có thể từ lớp đầu cấp.

Đối với các học sinh có năng khiếu TDTT (có giấy triệu tập hoặc miễnhọc môn GDTCcủa Sở Giáo dục và Đào tạo): Được miễn học môn GDTC tại trường. Xếp loại của môn học sẽ do Ban Huấn luyện các bộ môn kiểm tra,xếp loại và gửi về trường để lấy căn cứ đánh giá xếp loại môn GDTC cho học sinh.

Nhà trường chỉ đạo các giáo viên tổ bộ môn GDTCcần thiết phải đổi mới nội dung phương pháp, phương tiện giảng dạy trong các giờ học chính khoá, cũng như các giờ học ngoại khoá theo tình trạng sức khẻ, thể lực của từng nhóm học sinh nhằm nâng cao mật độ vận động của học sinh trong giờ học.

Đa dạng hoá các hình thức tập luyện, trang bị thêm các bài tập chuyênmôn phù hợp trong các buổi tập nhằm phát triển tố chất thể lực chung.

Biện pháp 6: Tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu các môn thể thao

Mục đích: Tạo môi trường hoạt động thi đấu thường xuyên phong phú và đa

dạng, giúp giáo viên và học sinh tiếp cận với công tác tổ chức, điều hành, trọng tài trong các giải thi đấu các môn thể thao, qua đó nâng cao năng lực thể chất, đồngthời phát hiện và tuyển chọn học sinh vào các đội tuyển.

Nội dung: Bám sát kế hoạch giảng dạy, học tập trong và ngoài trường, kế

hoạchnăm học và sự chỉ đạo của Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thi đấu các môn thể thao hợp lý, hiệu quả.

Để việc tập luyện thi đấu các môn thể thao của giáo viên và học sinh trở thành nộidung của đời sống văn hoá thể thao mang tính thường xuyên, liên tục trong nhà trường.

Tổ bộ môn GDTCvà các đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức các giải truyền thống các môn thể thao hàng năm vào những ngày lễ lớn 20/11, 8/3, 26/3, qua đó tạo sân chơi lành mạnh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh. Các khối, các lớp thường xuyên tổ chức và có các cuộc thi đấu thể thaonội bộ. Đáp ứng được nhu cầu tự rèn luyện thân thể và nâng cao sức khoẻ thì cần thiết phải xây dựng các nội dung hoạt động như: Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của công tác GDTC trong nhà trường; tổ chức các hình thức tập luyện ngoại khoá cho học sinh...

Tổ chức thực hiện:Tổ chức nhân dịp các ngày lễ; ngày khai giảng, bế giảng;

các ngày kỷ niệm lớn của nhà trường, của Ngành Giáo dục và Đào tạo, Ngành TDTT và của đất nước...

Tổ chức giữa các khối, các lớp vào những ngày nghỉ, cuối tuần.Tổ chức định kỳ 1 năm một lần các giải truyền thống toàn trường.

Biện pháp 7: Cải tạo, mua sắm, trang bị bổ sung, nâng cấp cơsở vật chất kỹ

thuật, sân bãi dụng cụ phục vụ tập luyện TDTT theo chủ trương xã hội hóa.

Mục đích: Để nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện đảm bảo

những điều kiện cần thiết phục vụ cho giảng dạy chính khoá, cũng nhưcác hoạt động ngoại khoá các môn thể thao của giáo viên và học sinh.

Nội dung:Tiến hành cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ tập

luyện:sân bãi, nhà tập, dụng cụ tập luyện... để có thể tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vất chất của nhà trường phục vụ giảng dạy chính khoá và hoạt động tập luyện ngoại khóa các môn thể thao.

Xây dựng phương án sử dụng sân bãi, nhà tập thể chất theo từng đối tượng tập luyện, quy chế sử dụng trang thiết bị.

Kiến nghị Ban giám hiệu nhà trường trong quy hoạch xây dựng và phát triển nhà trường cần đảm bảo có kế hoạch xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các sân tập luyện hiện có.

Sửa chữa, mua mới trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện môn GDTC trong giờ học chính khoá, cũng như hoạt động tập luyện ngoại khoá đủ về số lượng và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng như: trang thiếtbị, dụng cụ nhảy cao, nhảy xa; trang thiết bị dụng cụ cho môn thể thao tự chọn; các trang thiết bị, dụng cụ tâp luyện của một số môn thể thao được học sinh ham thích tập luyện phục vụ cho các giờ tập ngoại khóa.

Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng cho các sânbãi, nhà tập...

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ LỰA CHỌN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2, NGHỆ AN (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w