Phẩm chất: Phát triển phẩm chất nhân ái:

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỌC-VIẾT-NÓI-NGHE TỪ CHỦ ĐỀ TRỮ TÌNH DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 43 - 47)

II. Đọc hiểu các văn bản: *Tìm hiểu chung:

c. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất nhân ái:

+ Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.

+Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động cùng những ước mơ, khát vọng của họ.

+ Biết lên án những chế độ XH bất công, ngang trái, cùm trói và chi phối tới cuộc sống con người cá nhân.

+ Từ đó biết xây đắp những giá trị cuộc sống tốt đẹp.

II.Thiết bị dạy học và học liệu:

Hoạt động Thiết bị, học liệu

Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập Phiếu học tập - Giấy , bút Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Giấy , bút viết…

Hoạt động 3: Luyện tập Phiếu học tập

III.Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập

a.Mục tiêu: Huy động kiến thức đã học trước đó và trải nghiệm của học sinh về cuộc sống tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.

b.Nội dung: Giáo viên tổ chức cho học sinh ôn lại phương pháp cảm thụ tác phẩm trữ tình dân gian.

c.Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

B1. Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chia nhóm và nêu câu hỏi thảo luận nhóm: Khi cảm nhận một bài ca dao ta đi từ nội dung hay các yếu tổ nghệ thuật, cần chú ý các vấn đề gì?

B2.Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận thống nhất câu trả lời.

B3.Báo cáo kết quả và thảo luận: Các nhóm trình bày ý kiến

B4. Kết luận, nhận định.

Giáo viên khắc chốt các vấn đề: Cảm nhận một tác phẩm trữ tình dân gian cần đi từ các yếu tố nghệ thuật sang nội dung. Xác định chủ đề bài ca dao, chủ thể trữ tình, tâm trạng nhân vật trữ tình.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:

a.Mục tiêu: Học sinh nắm được các phương diện làm nên cái hay của một bài ca dao

b.Nội dung: Giáo viên cho học sinh thảo luận về các yếu tố quan trọng của bài ca dao

c.Sản phẩm: Sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh d.Tổ chức thực hiện:

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh làm việc nhóm chọn lựa và cùng thảo luận về bài ca dao yêu thích.

B2.Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.

B3.Báo cáo kết quả và thảo luận: Giáo viên theo dõi các nhóm hoạt động và giúp đỡ tháo gỡ những thắc mắc học sinh.

-Dự kiến sản phẩm hoạt động nhóm học sinh: Bài ca dao:

Chủ đề

Ngôn từ Hình ảnh

Biện pháp tu từ

Tâm trạng nhân vật trữ tình

B4. Kết luận, nhận định: Giáo viên khắc nhấn lại phương pháp tiếp cận bài ca dao

*

Hoạt động 3: Luyện tập

a.Mục tiêu: Học sinh biết viết bài cảm nhận về cái hay của một bài ca dao

b.Nội dung: Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân viết bài cảm nhận về bài ca dao mà nhóm đã lụa chọn và thảo luận trước đó.

c.Sản phẩm: sản phẩm hoạt động của học sinh d.Tổ chức thực hiện:

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh làm việc.

B2.Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.

B3.Báo cáo kết quả và thảo luận: Giáo viên cho một vài học sinh trình bày, nhận xét. Các bài còn lại thu về nhà chấm

-Rubrics đánh giá bài viết cảm thụ về bài ca dao em yêu thích:

Tiêu chí Tốt Khá Trung bình Cần góp ý

Nội dung Bài viết có những cảm nhận sâu sắc về nội dung và nghệ thuật bài ca dao Bài viết cảm nhận được những nội dung cơ bản của bài ca dao về nội dung và nghệ thuật

Bài viết chưa cảm nhận được những nội dung cơ bản của bài ca dao

Bài viết còn sơ sài, chiếu lệ

Hình thức Đảm bảo cấu trúc bài văn. Hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, có cách diễn đạt mới mẻ, hấp dẫn Đảm bào cấu trúc bài văn, yêu cầu về ngữ pháp, chính tả Cấu trúc bài văn chưa rõ ràng, các phần mở bài, thân bài, kết bài chưa đáp ứng yêu cầu. Còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp Chưa tạo lập được bài viết đáp ứng yêu cầu về cấu trúc, ngữ pháp, chính tả còn sai nhiều

-Giáo viên nhận xét, chốt lại những vấn đề cơ bản:

+ Bài cảm nhận về cái hay của một ca dao thuộc dạng đề cảm nhận không có định hướng. Người viết dựa trên nội dung, nghệ thuật của bài ca dao lựa chọn những vấn đề mà mình thấy hứng thú, thấy có ý nghĩa để cảm nhận lí giải, đưa ra dẫn chứng, mở rộng vấn đề theo góc nhìn của riêng mình. Bài viết cảm nhận thể hiện rõ dấu ấn cá nhân của người viết.

+Cấu trúc bài cảm nhận có Mở bài-Thân bài-Kết bài và phải đảm yêu cầu từng phần.

+Cảm nhận không lan man mà xoáy vào trọng tâm, gọi ý các cảm nhận cá nhân của người viết.

+Đoạn văn cảm nhận viết theo cấu trúc: Nêu ý cảm nhận-Diễn giải, phân tích, bình giá, liên tưởng, tưởng tượng,so sánh…-Chốt lại ý.

3.4. Thiết kế hoạt động Nghe và Nói chủ đề “Trữ tình dân gian ViệtNam” Nam”

I. Mục tiêu dạy học

a. Yêu cầu cần đạt: Yêu cầu học sinh biết trình bày ý kiến của bản thân về các vấn đề liên quan. Nắm bắt được nội dung, quan điểm của người nói, biết phản biện, biết bày tỏ quan điểm của bản thân.

-Phát triển năng lực ngôn ngữ, thẩm mỹ, giải quyết vấn đề sáng tạo cùng với khả năng tự học qua thực hiện tốt nhiệm vụ GV chuyển giao.

-Thuyết trình được vấn đề có sử dụng kết hợp các phương tiện ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

-Nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói về vấn đề.

-Thảo luận, tiếp nhận về một vấn đề có những quan điểm ý kiến khác nhau. -Nhận xét được hình thức và nội dung thuyết trình, đưa ra được căn cứ thuyết phục để bảo vệ hoặc bác bỏ một ý kiến trên tinh thần tôn trọng người đối thoại.

-Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề, biết đề xuất, phân tích và đưa ra giải pháp về vấn đề.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỌC-VIẾT-NÓI-NGHE TỪ CHỦ ĐỀ TRỮ TÌNH DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w