Kinh nghiệm đặt câu hỏi phát triển năng lực của học sinh

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỌC-VIẾT-NÓI-NGHE TỪ CHỦ ĐỀ TRỮ TÌNH DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 68 - 70)

- Cung cấp tài liệu.

5.3. Kinh nghiệm đặt câu hỏi phát triển năng lực của học sinh

+ Câu hỏi tạo tâm thế tiếp nhận văn học cho học sinh (Ví dụ: Em biết

gì về Nguyễn Bính và thơ của ông? Ấn tượng của em về thơ lục bát Nguyễn Bính?...).

+ Câu hỏi giúp học sinh tri giác ngôn ngữ nghệ thuật (VD:Xác định

ngôn từ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật…

+ Câu hỏi giúp học sinh tái hiện hình tượng văn học (VD: Những sắc

thái cảm xúc tương tư trong bài thơ? Cảm nhận của em về không gian, thời gian nghệ thuật trong bài thơ…

+Câu hỏi giúp học sinh phân tích, cắt nghĩa tác phẩm văn học qua đàm thoại gợi mở, so sánh, thảo luận nhóm (VD: Cảm nhận của em về câu

thơ…, Em hãy nói thay tâm trạng của nhân vật trữ tình ở câu thơ…Cái hay của từ “nhuộm”? tại sao tác giả không dùng một từ khác? Cái hay, cái đặc biệt của những hình ảnh cặp đôi trong bài thơ ?…)

+ Câu hỏi giúp học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức: tạo tình huống có vấn đề, viết lời bình cho 1 đoạn thơ, sáng tác thơ, viết thu hoạch

+Câu hỏi sử dụng những hiểu biết và kinh nghiệm có sẵn về tác giả, về đề tài, về cuộc sống, con người...để phán đoán về vấn đề của bài học.

VD: Đọc “Vợ nhặt” có một tác giả viết “Bốn bát bánh đúc thành lễ cưới thật rồi. Xin từ điển hãy thêm từ vợ nhặt. Ngòi bút Kim Lân tưởng như đùa như khóc. Đói quắt quay nhưng tha thiết con người”. Nếu có cuốn từ điển ấy, em sẽ ghi như thế nào trong mục từ “Vợ nhặt”. Nhan đề đó của Kim Lân gợi lên điều gì ở người đọc về tác phẩm ?

+Câu hỏi kết nối kiến thức kiến thức có sẵn với những vấn đề của văn bản.

VD: Ở phần đầu “Vội vàng” của Xuân Diệu, ta thấy dòng đề từ “Tặng Vũ Đình Liên”. Vũ Đình Liên là một nhà thơ mới có hồn thơ hoài cổ, nổi tiếng với bài thơ “Ông đồ”. Vậy theo em Xuân Diệu muốn gửi tới Vũ Đình Liên thông điệp gì?

- Câu hỏi hỏi liên hệ suy ngẫm về những vấn đề trong văn bản với những vấn đề tương tự ngoài cuộc sống.

VD: Tình huống truyện trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân như thế nào ? Tình huống này có hay xảy ra trong đời sống hay không? Vì sao - Câu nói của tiên Đế Thích với Trương Ba “Thế ông ngỡ mọi người đều được toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình co xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất trên trời đều thế cả, nữa là ông.” có gợi cho em suy nghĩ về một thực trạng nào trong đời sống không ?

- Câu hỏi vận dụng để giải quyết tình huống thực tế đặt ra.

VD: Từ câu chuyện của Tràng - Thị - bà cụ Tứ, theo em trước những khó khăn của cuộc sống chúng ta cần có thái độ sống như thế nào?

Các lưu ý khi giáo viên đưa ra câu hỏi:

+ Câu hỏi phải tạo được sự hứng thú, thu hút người học tham gia vào việc đọc hiểu văn bản.

+ Không nên đưa ra những câu hỏi đóng mà học sinh chỉ cần trả lời đúng hoặc không, câu hỏi gài sẵn câu trả lời.

+ Đặt ra những câu hỏi tác động đến cảm xúc, đến rung động thẩm mĩ, đến trực giác của học sinh.

+ Đặt câu hỏi đưa học sinh vào tình huống có vấn đề.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỌC-VIẾT-NÓI-NGHE TỪ CHỦ ĐỀ TRỮ TÌNH DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w