Kinh nghiệm dạy học sinh phát triển tư duy và cảm xúc trong tiến trình đọc hiểu văn bản

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỌC-VIẾT-NÓI-NGHE TỪ CHỦ ĐỀ TRỮ TÌNH DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 70 - 72)

- Cung cấp tài liệu.

5.4. Kinh nghiệm dạy học sinh phát triển tư duy và cảm xúc trong tiến trình đọc hiểu văn bản

tiến trình đọc hiểu văn bản

*Tổ chức cho học sinh nhận biết các chi tiết quan trọng, ý chính: Biết được thông tin nào của văn bản là quan trọng rất có ý nghĩa với học sinh. Thông tin được xây dựng giữa người đọc và tác giả thông qua văn bản. Thông tin này thay đổi theo mục đích của nguwoif đọc và bối cảnh đọc. Vậy nên việc học sinh xác định đúng chi tiết quan trọng, ý chính quyết định kết quả việc đọc hiểu văn bản.

-Sử dụng bài tập tìm từ hay, từ khó và giải nghĩa từ: Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê những từ mới, từ hay hoặc khó theo phiếu học tập sau:

Từ hay, từ mới, từ khó Ý nghĩa

-Sử dụng bài tập nhận biết ý chính:

Yêu cầu HS Xác định HS Lý giải

Tìm câu chủ đoạn

Tìm chi tiết, hình ảnh thể hiện… Xác định biện pháp tu từ

*Tổ chức cho học sinh hình dung và tưởng tượng:

-Tưởng tượng bằng bài tập vẽ tranh: Giáo viên cho học sinh vẽ tranh theo hình dung bản thân về bài học. Bức vẽ là sự hình dung, tưởng

tượng bằng màu sắc, nét vẽ của học sinh sẽ khiến giờ học sinh động và trở nên thú vị hơn rất nhiều.

-Tưởng tượng bằng nhập thân: Đây là hình thức tưởng tượng đầy thú vị giúp học sinh có những trải nghiệm cảm xúc như nhân vật trong tác phẩm. Ví dụ dạy “Trao duyên” của Nguyễn Du, giáo viên tổ chức nhập thân vào nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, từ đó hiểu sâu nỗi đau của Kiều cũng như cái khó, cái bối rối, băn khoăn của Thúy Vân.

-Tưởng tượng và sân khấu hóa bài học: Với những văn bản phù hợp (Kịch, truyện ngắn..) giáo viên có thể phát triển khả năng tưởng tượng của học sinh bằng hình thức đóng vai, sân khấu hóa bài học một số đoạn, cảnh tiêu biểu của bài học

-Tưởng tượng bản thân là tác giả: Bài tập yêu cầu học sinh thay mặt tác giả viết thêm một đoạn nào đó mà tác giả chưa thể hiện đầy đủ. Ví dụ dạy “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”, giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết tiếp câu chuyện về An Dương ở dưới biển đông suy nghĩ về những sai lầm của bản thân. Hay dạy “Tấm Cám” giáo viên cho học sinh đóng vai tác giả viết lại kết thúc truyện.

* Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động liên hệ: Liên hệ là một kĩ thuật đọc quan trọng giúp người đọc phát triển tư duy và cảm xúc.Hoạt động liên hệ có thể được thực hiện trong suốt chiều dài tổ chức hoạt động đọc hiểu, thông qua các hoạt động Đọc-Viết-Nói, Nghe. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động liên hệ như sau:

-Liên hệ với bản thân: Liên hệ cái người đọc đang đọc với những trải nghiệm hoặc cuộc sống của chính học sinh. Chẳng hạn khi học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, có em học sinh đã khóc khi liên hệ với người mẹ của mình đang chịu cảnh bạo hành mỗi khi người cha tuy rất mực yêu thương vợ con nhưng lại không kiềm chế được mỗi khi uống rượu. Hoạt động liên hệ với bản thân sẽ tác động nhiều đến cảm xúc của người đọc, vì vậy khi tiến hành liên hệ giáo viên cần có sự cân nhắc để thực hiện liên hệ một cách hợp lý, trí những cảm xúc tiêu cực cho học sinh.

-Liên hệ văn bản này với văn bản khác: Những chi tiết, nhân vật, sự kiện, từ ngữ, đề tài, chủ đề của văn bản này cũng có thể gợi người đọc nhớ đến những văn bản khác từng đọc. Ví dụ như khi đọc câu thơ “Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Bảy nổi ba chìm với nước non” trong bài “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương), người đọc có thể liên hệ với những câu ca dao với mô típ “Thân em” để hơn về thân phận người phụ nữ. Khi thực hiện

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỌC-VIẾT-NÓI-NGHE TỪ CHỦ ĐỀ TRỮ TÌNH DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w