II. Đọc hiểu các văn bản: *Tìm hiểu chung:
c. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất trách nhiệm, học sinh tích cực chủ động nói lên quan điểm, chính kiến cá nhân trước tập thể tham gia xây
4.2. Kết quả cụ thể về các năng lực, kĩ năng học sinh rèn luyện khi thực hiện dạy học chủ đề “Trữ tình dân gian Việt Nam” theo hướng
thực hiện dạy học chủ đề “Trữ tình dân gian Việt Nam” theo hướng phát triển năng lực, rèn luyện kĩ năng qua tổ chức các hoạt động Đọc- Viết-Nói- Nghe.
*Bài cảm nhận: Thân em như tấm lụa đào.Phất phơ giữa chợ biết vào tay
ai (Hà Nhật Ánh, Lớp 10D2, THPT Anh Sơn I)
Ca dao dân gian là cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng nhân dân. Không chỉ là tiếng đàn trao duyên của tình yêu đôi lứa, hay những giai điệu của tình nghĩa phu thê… mà nó còn là âm điệu nặng nề thê lương của kiếp người phụ nữ trong xã hội xưa. Đến với cặp ca dao về thân phận của người phụ nữ “như tấm lụa đào” càng làm ta thấm thía hơn về số phận đầy lênh đênh chìm nổi:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Mở đầu câu thơ là một tiếng “thân em”, từ thân gợi nên một cảm giác nhỏ nhoi, yếu đuối. Người con gái khi tự giới thiệu mình cũng rụt rè, khiêm nhường thốt lên hai tiếng "thân em". Thân phận của người phụ nữ đã được
văn học nhắc đến. Hồ Xuân Hương thì đồng cảm với phận bảy nổi ba chìm của thân em vừa trắng lại vừa tròn. Tú Xương cũng thổn thức khi viết về bà Tú: lặn lội thân cò khi quãng vắng. Còn ca dao lại nói về đời người con gái qua hình ảnh liên tưởng như dải lụa đào. Biện pháp so sánh ở đây thật nhẹ nhàng và thanh thoát, như một tiếng đàn cất lên thánh thót mà đầy sầu bi. Dải lụa đào mang dáng vẻ đẹp, nhẹ nhàng như chính tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ, lại là một thứ vật liệu mềm mỏng dùng để may mặc, trang trí thêm cho người hay khung ảnh. Và phải chăng người phụ nữ trong cuộc đời cũ cũng vậy, họ là một món đồ trang sức, là chiếc bóng lặng lẽ, âm thầm trước những bất công. Dải lụa đào là một hình ảnh so sánh thật thanh cao, thật mềm mại nhưng quấn trong đó một nỗi niềm nặng trĩu. Vì thế câu tiếp theo là tất cả tâm trạng đau khổ vắt ra mà thành:
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Dải lụa đào lại ở giữa chợ, giữa cảnh xô bồ kẻ bán người mua. Liệu ai có con mắt xanh để biết giá trị của tấm lụa đào. Từ phất phơ không có hướng cố định cũng như “hoa trôi man mác biết là về đâu”. Bị số phận đưa đẩy đến như vậy mà nữ nhi lại không đủ sức, không thể chủ động định được một hướng đi cho mình để rồi đêm ngày tự hỏi cuộc đời mình sẽ vào tay ai. Một Gã Giám Sinh buôn sắc bán hương. Một Trương Sinh đa nghi, ích kỉ hay là một Kim Trọng hào hoa phong nhã? Họ hoàn toàn biết về số phận của mình cũng như mảnh lụa mềm nhẹ kia không biết có được một người tri kỷ chọn lựa hay không?. Dải lụa bay nhè nhẹ trong gió, phó mặc ngọn gió đưa mình đến một bàn tay thô bạo hay bay vào đôi mắt hữu tình, phong nhã. Câu hỏi buông ra biết vào tay ai thật tinh tế và khéo léo, nó tạo cho người đọc một cảm giác xót xa. Câu hỏi đó có lẽ đã bám suốt cuộc đời người con gái.
Câu ca dao là một lời than. Nó được sinh ra từ số phận cam chịu của người phụ nữ thời phong kiến. Câu ca dao là sản phẩm quá trình đông tụ những giọt nước mắt ngược vào lòng. Từng lời từng chữ trong câu ca toát lên ý ngậm ngùi. Câu ca dao là tiếng lòng của bao nhiêu người, là tiếng than của bao nhiêu thân phận. Số phận lênh đênh chìm nổi giữa dòng đời
đầy xô bồ sóng gió, bản thân người phụ nữ không thể tự quyết định cuộc đời của chính mình, cũng không ai có thể đưa họ đến bến bờ hạnh phúc:
Em ngồi cành trúc, em tựa cành mai, Đông đào tây liễu, biết ai bạn cùng?
*Bài cảm nhận: KHĂN THƯƠNG NHỚ AI (Nguyễn Khánh Linh. 10D2.
THPT Anh sơn I)
Ca dao là những tác phẩm nghệ thuật sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Đây là mảnh đất rộng lớn để tác giả dân gian thổi hồn với biết bao tâm tư, tình cảm, ngân lên khúc hát tình yêu đôi lứa duyên dáng, ý nhị. Đến với bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” ta càng thấm thía hơn nỗi niềm nhớ thương, lo âu thầm kín của người con gái trong tình yêu.
“Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai. Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt.”
Khăn là vật quen thuộc, gắn liền với người con gái. Chiếc khăn xuất hiện với ba câu hỏi vang lên chất chứa nhiều tâm trạng, cảm xúc. Những câu hỏi đặt ra để rồi chìm vào hư vô vắng lặng, không ai trả lời, để rồi trào thành những giọt nước mắt. Chiếc khăn ấy, phải chăng đã ấp ủ bao kỉ niệm về mối tình tha thiết, mặn nồng. Điệp cấu trúc “Khăn thương nhớ ai” cùng lối vắt dòng độc đáo khiến những câu thơ như tiếng lòng triền miên, khắc khoải bao nỗi nhớ. Cô gái đang hỏi chiếc khăn hay độc thoại với chính lòng mình? Đằng sau các động từ “rơi- vắt”, “lên- xuống” trái ngược nhau của khăn là hình ảnh người con gái đang sống trong nhung nhớ khôn nguôi về mối tình đẹp đẽ. Nỗi nhớ ấy dường như đang trào dâng cao độ, khiến người trong cuộc không tự chủ được từng dáng đứng, bước đi, không thể an yên
dù chỉ một giây, một phút. Sự thổn thức ấy khiến người đọc nhớ đến câu ca dao:
“Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi,
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.”
Nỗi nhớ không dừng lại ở những trăn trở da diết mà còn tuôn trào những giọt nước mắt nhớ thương, đợi chờ khắc khoải “khăn chùi nước mắt”.Nỗi nhớ được thể hiện theo từng bước đi của thời gian. Khi màn đêm buông xuống cũng là thời khắc để con người suy ngẫm về những điều tâm tư thầm kín. Đối với cô gái, đó là lúc nỗi nhớ trào dâng mạnh mẽ, khắc khoải cô đơn. Điệp khúc “Thương nhớ ai” lại ngân lên trước ngọn đèn trong đêm tối:
“Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt.”
Hình ảnh chiếc đèn cũng được nhân hóa để diễn tả tâm tư của người con gái. Sự nối tiếp từ khăn đến đèn đã diễn tả nỗi nhớ kéo dài theo thời gian, nỗi nhớ bao trùm lên tất cả sự vật xung quanh cô gái. Nó triền miên, da diết, nó khắc khoải vô cùng, vô tận. Đèn không tắt hay chính là ngọn lửa tình yêu vẫn đang rực cháy bất chấp thời gian, không gian? Mượn hình ảnh khăn, đèn để diễn tả tâm trạng nhớ thương một cách cuốn hút, nhưng rốt cuộc đèn và khăn cũng chỉ là những vật vô tri, vô giác không hiểu thấu lòng người. Không thể kìm lòng, thứ cảm xúc không thể gọi tên kia chực vỡ òa, cô gái tự hỏi chính mình:
“Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên”
Đôi mắt là hình ảnh hoán dụ để chỉ người con gái. Nỗi nhớ xoáy sâu, dâng trào đến tột cùng buộc cô phải tìm đến một đối tượng để bộc lộ trực tiếp, mãnh liệt hơn khăn và đèn là đôi mắt. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là nỗi lòng nhân vật trữ tình da diết, khắc khoải. Dường như nỗi niềm ấy cứ cuộn trào, thao thức nhớ thương, không thể chợp mắt ngủ yên. Để rồi,
mạch cảm xúc nỗi nhớ dằng dặc của người con gái vốn nhiều suy tư, mẫn cảm ấy kia cất thành nỗi lo khôn thấu:
“Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi không yên một bề.”
Những câu hỏi liên tiếp đặt ra không một lời hồi đáp, càng như nén chặt nỗi thương nhớ trong lòng, để rồi cuối cùng chực ào ra thành niềm lo âu mênh mang vô tận. Cô gái lo bao nỗi muộn phiền, lo cho tình yêu đôi lứa, bao điều vấn vương xung quanh cuộc sống, lo cho gia đình, cha mẹ,… Đó phải chăng là quy luật muôn đời của tình yêu?
Bài ca dao với mười câu thơ 4 chữ và một cặp lục bát độc đáo với hàng loạt các câu hỏi tu từ, trải dài, mượt mà, sâu lắng. Mượn câu chuyện ngoại cảnh để bày tỏ tâm trạng, những nỗi niềm của nhân vật trữ tình. Ba hình ảnh khăn- đèn- mắt được sắp xếp đầy ngụ ý. Khăn là hình ảnh đại diện cho câu chuyện trao duyên, tình yêu đôi lứa, đèn đại diện cho nỗi tương tư, nỗi nhớ khôn nguôi không thể giãi bày, và mắt là hình ảnh biểu đạt cho nỗi niềm tình yêu không thể giấu che… Các câu hỏi tu từ tạo mạch trữ tình, liên kết chặt chẽ diễn tả một cách thấm thía nỗi nhớ và tình yêu của người con gái. Những câu ca dao gieo vần xen kẽ, thanh bằng, thanh trắc xoắn xuýt tạo nên âm điệu luyến láy liên hồi, bâng khuâng da diết.
Đúng như nhà văn Thuần Phong từng nói: “Ca dao tự vạch cho mình một lối đi,... ca dao là kết tinh thuần túy của tinh thần dân tộc”. Qua những tâm tình về nỗi nhớ thương và niềm lo âu- những trạng thái điển hình của tình yêu đôi lứa, người đọc càng thấm sâu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của mảng ca dao yêu thương tình nghĩa.