PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Imperial Huế
2.2.2. Tình hình khách hàng lưu trú tại Khách sạn Imperial Huế từ năm
2016 - 2018
Thị trường chính của khách sạn là khách nội địa, họ thường đi du lịch ngắn ngày, có thu nhập thấp. Tuy nhiên, khách nội địa của Khách sạn Imperial Huế là khách từ các ban ngành đại sứ, các doanh nhân, người nổi tiếng nên họ có khả năng chi trả cao. Thêm vào đó, Việt Nam đang chủ trương ưu tiên xúc tiến đầu tư du lịch nội địa và tạo điều kiện để mọi người dân đều được đi du lịch, góp phần thúc đẩy lượng khách nội địa tại các cơ sở du lịch. Thực tế cho thấy du lịch nội địa đã cứu vãn ngành du lịch trong nước trước sự tụt giảm nghiêm trọng khách du lịch quốc tế. Vai trò của khách du Trường Đại học Kinh tế Huế
lịch nội địa ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển của Việt Nam nói chung và của Khách sạn Imperial Huế nói riêng.
Đối với khách quốc tế, đây là thị trường có đóng góp rất lớn vào ngành du lịch Việt Nam cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là Khách sạn Imperial Huế. Bởi vì họ thường đi du lịch dài ngày và có mức chi trả khá cao. Khách quốc tế đến với khách sạn chủ yếu là khách từ Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc,…
Bảng 3: Tình hình khách hàng lưu trú tại Khách sạn Imperial Huế
CHỈ
TIÊU ĐVT
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2018/2016
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng ngày khách Ngày khách 69470 100 65382 100 75943 100 6473 109,32 Tổng lượt khách Lượt khách 48203 100 47550 100 50632 100 2429 105,04 Thời gian lưu trú BQ Ngày/khách 1,5 1,53 1,57 0,07 104,67
Nguồn: Phòng Nhân sự - Kế toán của Khách sạn Imperial Huế
+ Tổng ngày khách
Dựa vào bảng số liệu có thể thấy tổng ngày khách của khách sạn tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2018. Năm 2016 khách sạn có 69.470 số ngày khách đến năm 2017 giảm xuống 65.382 ngày khách. Năm 2018 có tổng 75.943 ngày khách, so với năm 2016 tăng 6.473 ngày khách tương ứng tăng 9,32%. Khách nội địa là thị trường chủ yếu của khách sạn nên luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn khách. Khách sạn đã sử dụng các biện pháp kích cầu trong nước như khuyến mãi, giảm giá dịch vụ lưu trú và ăn uống cho khách nội địa, tăng cường quan hệ với các hãng lữ hành chuyên tổ chức các tour đi trong nước, đặt quan hệ và chủ động chào giá ưu đãi đối với các tổ chức trong nước. Khách quốc tế cũng có dấu hiệu tăng lên trong 3 năm qua bởi Huế có các sự kiện, lễ hội truyền thống thu hút sự tham quan của khách du lịch ở lại lâu hơn.
+ Tổng lượt khách
Với xu hướng phát triển của Du lịch Thừa Thiên Huế cùng những định hứng và chính sách, các chương trình hành động du lịch được triển khai và phát huy tác dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của Khách sạn Imperial Huế. Năm 2016, số lượt khách là 48.203 đến năm 2017 là 47.550, giảm 653 lượt tương ứng giảm 1,35%. Năm 2018 khách sạn có 50.632 lượt khách tăng 2429 lượt so với năm 2016 tương ứng tăng 5,04%.
Nguyên nhân dẫn đến lượt khách hàng tăng là do các năm qua Sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, đặc biệt là lễ hội Festival mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Mục đích là để giới thiệu những nét đẹp, phong tục tập quán của thành phố Huế, các di tích lịch sử, kiến trúc công đình nổi tiếng,…
Ngoài ra, khách sạn còn tổ chức kết nối tour với rất nhiều hãng lữ hành để thu hút lượng khách đến khách sạn như VietNam World Travel, Công ty dịch vụ lữ hành SaiGon Tourist, Công ty dịch vụ du lịch và thương mại quốc tế Hà Nội,… Mặt khác, để nâng cao chất lượng dịch vụ và giới thiệu thương hiệu Khách sạn Imperial Huế đến với du khách trong nước và quốc tế, khách sạn đã tập trung chú trọng đến thái độ, chất lượng phục vụ vủa nhân viên, đồng thời tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, hội nghị du lịch trong và ngoài nước.
+ Thời gian lưu trú bình quân
Thời gian lưu trú bình quân năm 2018 tăng so với năm 2016 là 0,07 ngày/lượt khách tương ứng tăng 4,67%. Nguyên nhân của sự biến động này là do năm 2018 Thừa Thiên Huế diễn ra lễ hội Festival với quy mô lớn đã thu hút khách du lịch tìm hiểu về bản sắc văn hóa Huế với thời gian lưu trú lâu hơn. Mặt khác, do khách sạn đã có chính sách giá phòng linh hoạt đối với du khách đi theo đoàn có số lượng lớn cũng như đối với khách hàng quen thuộc của khách sạn nên cũng có tác động tích cực đến thời gian lưu trú của khách.
Thời gian lưu trú bình quân trên một lượt khách tăng lên nhưng vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do Thừa Thiên Huế có nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhưng diện tích không lớn, hầu hết các điểm du lịch chưa có sự đầu tư đổi mới. Chương trình du lịch còn nghèo, trùng lặp, chưa có sự kết hợp nhiều loại hình du lịch trong một chương trình, thiếu cơ sở vui chơi giải trí ở các điểm du lịch làm cho du khách có cảm giác buồn chán khi ở lại Huế.
Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là ngoài việc tổ chức kết nối tour với các hãng lữ hành trong nước và quốc tế đưa khách đến tham quan các điểm di tích tại Huế thì Khách sạn Imperial Huế chưa chủ động và sáng tạo trong công tác khảo sát địa điểm mới lạ như tham quan các làng nghề truyền thống, nhà vườn Huế, du lịch sinh thái,… để đầu tư thiết kế tour hấp dẫn du khách ở lại khách sạn lâu hơn. Trong thời gian tới khách sạn cần có những chính sách đổi mới giúp làm tăng lượng khách và thời gian lưu trú.
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Imperial Huế từ năm2016 -2018 2016 -2018
Trong kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm đến kết quả hoạt động kinh doanh của mình nếu muốn tồn tại và phát triển. Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân và của doanh nghiệp. Mặt khác, lợi nhuận còn là nguồn tài chính để cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Khách sạn Imperial Huế cũng quan tâm đến lợi nhuận đạt được, xu hướng biến động và những Trường Đại học Kinh tế Huế
nhân tố tác động đến lợi nhuận của khách sạn, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận với mức tối đa. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn được thể hiện như bảng sau:
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Imperial Huế
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
2018/1016 +/- % Doanh thu 61530 59768 65487 3957 106,43 Chi phí 39580 37462 40218 638 101,61 Lợi nhuận 21950 22306 25269 3319 115,12 Công suất phòng (%) 49,95 49,40 56,53 6,58 113,17
Nguồn: Phòng Nhân sự - Kế toán của Khách sạn Imperial Huế
-Về doanh thu: Doanh thu trong 3 năm có sự biến động tăng giảm, điều này là do ảnh hưởng lớn từ sự cố môi trường biển trong năm 2016. Đã làm cho hệ thống cơ sở lưu trú nhà nghỉ, khách sạn, các khu du lịch, resort và các dịch vụ phục vụ du khách như nhà hàng, chế biến hải sản, bán đồ lưu niệm, vận chuyển ở các khu du lịch này bị ảnh hưởng rất nhiều. Lượng khách giảm từ năm 2017, công suất sử dụng buồng phòng thấp. Trong năm 2016 doanh thu đạt 61.530 triệu đồng, thì năm 2017 giảm còn 59.768 triệu đồng. Năm 2017, với những phục hồi tích cực trong ngành du lịch, sự cố môi trường biển được khắc phục nên doanh thu trong năm 2018 tăng lên 65.487 triệu đồng tương ứng tăng 6,43%.
- Về chi phí: Tổng chi phí cũng có biến động trong 3 năm. Cụ thể là trong năm 2016 tổng chi là 39.580 triệu đồng, đến năm 2017 giảm còn 37.462 triệu đồng. Tuy có giảm nhưng giảm ít hơn so với doanh thu là do có một số khoản chi phí cố định không bị ảnh hưởng bởi số lượng khách. Trong năm 2018, chi phí có tăng so với năm 2016 là 1,61% và đạt mức 40.218 triệu đồng. Sở dĩ chi phía tăng là do sự tăng giá và gia tăng của các yếu tố đầu vào.
- Về lợi nhuận: Lợi nhuận của khách sạn tăng đều trong 3 năm qua. Trong năm 2016 lợi nhuận đạt 21.950 triệu đồng, qua năm 2017 lợi nhuận tăng lên 22.306 triệu đồng. Năm 2018, lợi nhuận ở mức 25.269 triệu đồng, tăng 3.319 triệu đồng tương ứng tăng 15,12% so với năm 2016. Nguyên nhân của việc tăng lợi nhuận là do lượng khách tăng mạnh nhờ vào các hoạt động tổ chức sự kiện, lễ hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, kèm theo đó là khả năng chi trả của khách cũng cao hơn.
- Về công suất sử dụng phòng: Khách sạn với tổng số 192 phòng và số ngày phòng tương ứng theo thiết kế là 70.080 ngày/phòng. Công suất sử dụng phòng cũng biến động qua các năm. Có thể thấy năm 2018 so với năm 2016, công suất sử dụng phòng tăng lên 13,17% vì lượt khách đến khách sạn nhiều hơn và thời gian lưu trú cũng lâu hơn.
Nhờ vào những hoạt động của Sở Du lịch Huế mà lượng khách đến tham quan, lưu trú nhiều hơn. Điều này góp phần nâng cao doanh thu cũng như lợi nhuận cho Khách sạn Imperial Huế. Thúc đẩy tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch ngày càng phát triển.
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Kháchsạn Imperial Huế sạn Imperial Huế
2.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanhcủa Khách sạn Imperial Huế của Khách sạn Imperial Huế
a. Năng lực tài chính
Vốn là một trong những yếu tố đầu cào quan trọng nhất, đặc biệt trong kinh doanh khách sạn, vốn có vai trò quyết định đến việc hình thành, phát triển và tồn tại của khách sạn. Bên cạnh đó, vốn còn là yếu tố cơ bản quyết định đến hoạt động kinh doanh nên đây là mục tiêu mà khách sạn cố gắng bảo toàn và phát triển.
Khách sạn Imperial Huế là doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hình hoạt động dịch vụ khác nhau như lưu trú, ăn uống, vận chuyển,… trong đó, chức năng chính là kinh doanh lưu trú. Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn qua 3 năm từ 2016 đến 2018 được thể hiện ở bảng 5:
Bảng 5: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Khách sạn Imperial Huế
CHỈ TIÊU
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2018/2016
Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % TỔNG TÀI SẢN 409038 100 442529 100 405792 100 -3246 99,21 Tài sản lưu động 71248 17,42 118339 26,74 79008 19,47 7760 110,89 Tài sản cố định 337790 82,58 324190 73,26 326784 80,53 -11006 96,74 NGUỒN VỐN 409038 100 442529 100 405792 100 -3246 99,21 Nợ phải trả 47296 11,56 93999 21,24 69733 17,18 22437 147,44 Nguồn vốn chủ sở hữu 361742 88,44 348530 78,76 336059 82,82 -25683 92,90
Nguồn: Phòng Nhân sự - Kế toán của Khách sạn Imperial Huế
Từ số liệu trên có thể thấy rằng, tình hình tài sản của khách sạn qua 3 năm (2016 - 2018) có sự biến động theo xu hướng giảm đi, trong đó năm 2018 giảm so với năm 2016 là 3.246 triệu đồng tương ứng giảm 0,79%. Sự biến động về tổng tài sản ở trên là do khách sạn có sự biến động lớn cả về tài sản lưu động lẫn tài sản cố định. TSLĐ của khách sạn tăng lên qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2017. Nguyên nhân là do khách sạn mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ với chính sách nâng cao sức cạnh tranh và tăng doanh thu, khách sạn đã thực hiện chính sách trả chậm đối với khách hàng làm cho các khoản phải thu của khách sạn tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự tăng lên của các khoản phải thu lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh nên khách sạn đã thực hiện công tác thu hồi nợ vào năm 2018. Vì vậy, TSLĐ năm 2018 giảm nhiều so với năm 2017 nhưng vẫn tăng so với năm 2016 là 7.760 triệu đồng tương ứng tăng 10,89%. Đây là biểu hiện tích cực của khách sạn.
Ngược lại với TCLĐ thì TSCĐ của khách sạn có xu hướng giảm. TCSĐ ở năm 2018 giảm so với năm 2016 là 11.006 triệu đồng tương ứng giảm 3,26%. Nguyên nhân là khách sạn đã thay đổi một số thiết bị hiện đại ở các phòng và sửa chữa, đầu tư lại cơ sở vật chất, các thiết bị hạ tầng mới đạt tiêu chuẩn.
Ngoài ra, TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn so với TSLĐ trong tổng tài sản (chiếm trên 70%). Bởi vì khách sạn là đơn vị kinh doanh du lịch nên cần có sự đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng cơ bản. Kiến trúc cũng tham gia vào quá trình kinh doanh và tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn. Do đó, cần nâng cấp, hoàn thiện và hiện đại hóa nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn. Mặt khác, TSLĐ chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 30%) trong tổng tài sản. Do đặc trưng của kinh doanh dịch vụ có quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chính diễn ra đồng thời nên hàng tồn kho chỉ có các hoạt động phụ kèm theo như nước, rượu,… giá trị nguyên vật liệu nhà bếp phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng, giá trị công cụ dụng cụ, vật tư có giá trị không lớn.
Cùng với sự biến động của tài sản thì nguồn vốn của khách sạn cũng thay đổi trong 3 năm qua. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu khoảng 82% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy khách sạn có tình trạng tài chính lành mạnh, khả năng độc lập về tài chính cao, có thể chủ động và dễ dàng được chấp nhận cho vay hơn khi có nhu cầu. Nguồn VCSH của năm 2017 và 2018 có xu hướng giảm rõ rệt, so với năm 2016 thì năm 2018 giảm 25.683 triệu đồng tương ứng giảm 7,1%. Nguyên nhân là do lợi nhuận của khách sạn giảm nên phần lãi bổ sung vào vốn tự có giảm và vốn đóng góp của các bên liên doanh giảm.
Nợ phải trả không ngừng tăng lên, đặc biệt là năm 2017 vì chưa đủ vốn kinh doanh. Nợ phải trả của năm 2018 giảm so với năm 2017 nhưng vẫn cao hơn năm 2016 là 1.311 triệu đồng tương ứng tăng 47,44%. Đây là biểu hiện xấu trong kinh doanh, khách sạn có kế hoạch giảm nhẹ gánh nặng, nâng cao lợi nhuận để phát triển doanh nghiệp và thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
b. Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh
Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiện ở khả năng sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý. Ban lãnh đạo đã phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho Trường Đại học Kinh tế Huế
từng bộ phận. Dưới ban lãnh đạo gồm có các Manager, Assistant Manager, Supervisor,… quản lý riêng cho từng bộ phận, hỗ trợ giám sát các hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bảng 6: Cơ cấu đội ngũ Ban lãnh đạo của Khách sạn Imperial Huế
Bộ phận
Chức vụ
Số lượng
Trình độ chuyên môn Trình độ ngoại ngữ Độ tuổi
ĐH CĐ TC ĐH A B C >40 Ban lãnh đạo TGĐ 1 1 - - - 1 1 PTGĐ 1 1 - - - - 1 - 1 Tổng cộng: 2 2 - - - - 1 1 2
Nguồn: Phòng Nhân sự - Kế toán của Khách sạn Imperial Huế