PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.4. Cơ sở thực tiễn
1.4.1. Tình hình phát triển của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
So với năm 2016 là năm bản lề cho giai đoạn phát triển mới của ngành du lịch, năm 2017 là năm khởi động, có thể nói năm 2018 là năm bắt đầu tăng tốc khá thành công của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế.
Cùng với những dự án trọng điểm trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ (nổi bật nhất là Trung tâm Thương mại Vincom và Khách sạn 5 sao Vinpearl của Tập đoàn Vingroup đưa vào hoạt động từ tháng 4/2018), các sự kiện thể thao gắn với du lịch (cuộc đua xe đạp quốc tế Couple de Huế 2018 và ngày hội chạy bán Marathon Huế 2018), lễ hội truyền thống (lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đền Huyền Trân, lễ hội Vật làng Sình,…), tổ chức Festival Huế 2018, hoạt động xúc tiến quảng bá trong thời gian qua thì năm 2018 du Trường Đại học Kinh tế Huế
lịch Thừa Thiên - Huế đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Huế rất cao (tăng 30% so với năm 2017), thị trường khách quốc tế ổn định. Thừa Thiên - Huế vẫn được bình chọn nằm trong top đầu các điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam.
Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên - Huế năm 2018 đạt hơn 4.3 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt hơn 1.9 triệu lượt, tăng 30% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt trên 2 triệu lượt, tăng 13,1% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 989.405 lượt, tăng 21% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.473 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ, doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 11.3 nghìn tỷ đồng.
Lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 3.498.234 lượt, tăng 26% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 1.418.827 lượt, tăng 32% so với cùng kỳ, khách nội địa đạt 2.079.407 lượt, tăng 22% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đón được 1.581.556 lượt, tăng 11,37% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 725.304 lượt tăng 22% so với cùng kỳ, khách nội địa đạt 856.252 lượt, tăng 1,17% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch 9 tháng đạt 3,377 tỷ đồng, tăng 30,45% so với cùng kỳ.
Trong tháng 9/2018, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế ước đạt 319.525 lượt, tăng 24,56% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế ước đạt 109.291 lượt, tăng 4,29% so với cùng kỳ; khách nội địa 210.234 lượt, tăng 38,55% so với cùng kỳ. Khách lưu trú ước đạt 141.974 lượt; trong đó khách quốc tế 65.678 lượt, khách nội địa 76.296 lượt. Doanh thu từ du lịch ước đạt 360 tỷ đồng, tăng 29,94 % so với cùng kỳ.
Về lĩnh vực lưu trú, trên địa bàn tỉnh tính đến nay có có 573 cơ sở lưu trú, tổng số phòng đạt 10.540 phòng, trong đó có 196 khách sạn với 7.481 phòng; số khách sạn từ 1-5 sao: 111 cơ sở với 5.179 phòng, 8.864 giường, số khách sạn từ 3 - 5 sao: 27 cơ sở với 3.227 phòng, 5.439 giường.
Xu thế cạnh tranh trên thị trường hiện nay đang ngày càng gay gắt trên hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là ngành du lịch. Với lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Huế đang ngày càng tăng đòi hỏi khả năng cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cơ hội và thách thức càng Trường Đại học Kinh tế Huế
nhiều đòi hỏi các khách sạn phải chạy đua về chất lượng phục vụ, quy mô phát triển và năng lực cạnh tranh.
(Nguồn: Sở du lịch Thừa Thiên Huế)
1.4.2. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một sốkhách sạn, resort tại tỉnh Thừa Thiên Huế khách sạn, resort tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, một số khách sạn, resort đã đưa ra những chính sách, cơ chế quản lý và những biện pháp phát triển du lịch thích hợp, đưa doanh nghiệp lên mức phát triển khá cao, được nhiều du khách đánh giá tốt. Sau đây là một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn:
1.4.2.1. Kinh nghiệm của Vingroup (Khách sạn Vinpearl)
Mô hình mới của Vinpearl được tái cấu trúc, nâng cấp và đổi mới định vị trên cơ sở nhu cầu trải nghiệm của khách hàng với ba cấp độ: sang trọng - riêng tư (Vinpearl Luxury); tiện nghi - linh hoạt (Vinpearl Hotel & Resort) và năng động - khám phá (Vinpearl Discovery). Mô hình này hướng đến sự năng động, tiện lợi, phù hợp với sở thích khám phá của từng cá nhân. Tất cả dịch vụ tại đây được thiết kế theo tiêu chí mở, tự do và thân thiện, tạo điều kiện để du khách tự lên lịch trình cá nhân, du khách có thể tự mình trải nghiệm toàn bộ dịch vụ. Bên cạnh tái cấu trúc thương hiệu, tập đoàn này cũng thay đổi đồng bộ trên tất cả các nhóm dịch vụ từ đi lại, lưu trú, đến ẩm thực và giải trí định vị theo từng chuỗi thương hiệu - Vinpearl đồng thời thiết kế riêng các dịch vụ cho từng nhóm du khách đến từ châu Á, châu Âu,…(Nguồn: Tập đoàn Vingroup)
1.4.2.2. Kinh nghiệm của Khách sạn Indochine Palace
Với cấu trúc khách sạn sang trọng, mang hơi hướng hiện đại cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ tiện nghi và đẳng cấp 5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khách sạn mang đến cho khách hàng cảm giác được tận hưởng như trong cung điện sang trọng và xa xỉ. Khách sạn Indochine Palace còn chú trọng vào yếu tố con người, chất lượng nhân viên phục vụ tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh phục vụ, tạo ra thương hiệu của công ty. Không chỉ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, công ty hết sức quan tâm đến việc đào tạo những con người toàn diện về mọi mặt, nhằm mang lại cho khách hàng sự phục vụ hoàn hảo nhất.(Nguồn: Khách sạn Indochine Palace Huế)
1.4.2.3. Kinh nghiệm của Resort Laguna Lăng Cô
Ông Ravi Chandran, Tổng Giám đốc Laguna Lăng Cô từ lâu đã rất quan tâm đến việc phát triển thương hiệu của mình tại Việt Nam. Với nguyện vọng giới thiệu đến du khách Việt Nam và thế giới mô hình khu nghỉ dưỡng phức hợp đẳng cấp quốc tế đã xây dựng rất thành công tại Phuket, Thái Lan. Tập đoàn Banyan Tree hiện đang triển khai chiến dịch “Must Go Lăng Cô” trên toàn thế giới, nhằm giới thiệu một điểm đến du lịch còn giữ vẹn nét đẹp hoang sơ, đầy bí ẩn tại châu Á. Với phong cách Mondrian đầy sắc màu cho chiến dịch quảng cáo này, mục đích khơi dậy nhận thức của du khách Quốc tế và Việt Nam về vẻ đẹp tiềm ẩn của Lăng Cô. Laguna Lăng Cô là điểm đến du lịch mới còn giữ vẹn nét đẹp hoang sơ, sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng. Tập đoàn Banyan Tree tin rằng chiến dịch quảng cáo đầy nghệ thuật này sẽ thu hút du khách Việt Nam và thế giới đến và khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của Lăng Cô cùng với những điều kì diệu đang chờ đón du khách.(Nguồn: Resort Laduna Lăng Cô Huế)
1.4.3. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Kháchsạn Imperial Huế sạn Imperial Huế
Đối với Khách sạn Imperial Huế, lối kiến trúc vừa hiện đại vừa mang phong cách cung đình là một lợi thế khác biệt trong cạnh tranh. Trong hoạt động kinh doanh, khách sạn luôn lấy chất lượng sản phẩm, dịch vụ là tiêu chí cạnh tranh quan trọng nhất, tạo chữ tín, làm hài lòng khách hàng trong và ngoài nước, qua đó tạo ra giá trị thương hiệu cho khách sạn. Khách sạn có những chiến lược phát triển kiên định và đúng đắn, cùng với đó là bộ máy quản trị và nhân viên được đào tạo chuyên môn, có trách nhiệm cao, giàu kinh nghiệm, đáp ứng kịp thời những thay đổi, biến động của môi trường kinh doanh khách sạn.
Bên cạnh việc thấu hiểu và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho khách hàng, khách sạn còn tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng trung thành, khách hàng lâu năm và mở rộng mối quan hệ, liên doanh, liên kết các đối tác. Là điểm đến của nhiều người nổi tiếng và các lãnh đạo cấp cao nên vấn đề về chất lượng phục vụ được khách sạn coi trọng hơn cả. Tạo ra được dấu ấn riêng về sản phẩm, dịch vụ cũng như thực hiện tốt công tác marketing quảng bá cho thương hiệu. Khách sạn nhận được nhiều đánh giá Trường Đại học Kinh tế Huế
tích cực của khách hàng và là một trong những khách sạn 5 sao nổi tiếng của Thành phố Huế đang ngày càng phát triển hơn nữa.(Nguồn: Khách sạn Imperial Huế)
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ