PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Imperial Huế
2.2.1. Tình hình cơ cấu lao động của Khách sạn Imperial Huế từ năm 2016 2018
2018
Lao động là một yếu tố rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến xác định và đanh giá nguồn nhân lực, một trong những yếu tố cơ bản của nguồn lực sản xuất. Trong khách sạn, lực lượng lao động cũng đóng vai trò to lớn vì chính họ là những Trường Đại học Kinh tế Huế
người thực hiện nhiệm vụ kinh doanh khách sạn, tạo ra thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.
Bảng 2: Tình hình cơ cấu lao động của Khách sạn Imperial Huế
Đơn vị tính: Người
CHỈ TIÊU
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2018/2016
Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) TỔNG SỐ LAO ĐỘNG 173 100 178 100 185 100 12 106,94 I. Phân theo giới tính:
1. Nam 70 40,46 73 41,01 77 41,62 7 110
2. Nữ 103 59,54 105 58,99 108 58,38 5 104,85 II. Phân theo tính chất lao động:
1. Lao động trực tiếp 135 78,03 139 78,09 143 77,30 8 105,93
2. Lao động gián tiếp 38 21,97 39 21,91 42 22,70 4 110,53 III. Phân theo trình độ chuyên môn:
1. Đại học 48 27,75 50 28,09 54 29,19 6 112,5
2. Trung cấp 23 13,29 25 14,04 27 14,59 4 117,39
3. Nghiệp vụ 90 52,02 91 51,12 95 51,35 5 105,56
4. Phổ thông 12 6,94 12 6,74 9 4,86 -3 75 IV. Phân theo trình độ ngoại ngữ:
1. Đại học 33 19,08 35 19,66 37 20 4 112,12
2. Bằng C 67 38,73 69 38,76 71 38,38 4 105,97
3. Bằng B 69 39,88 70 39,33 74 40 5 107,25
4. Bằng A 4 2,31 4 2,25 3 1,62 -1 75 * Biết 1 ngoại ngữ 159 91,91 163 91,57 170 91,89 14 106,92 * Biết 2 ngoại ngữ trở lên 14 8,09 15 8,43 15 8,11 1 107,14
Nguồn: Phòng Nhân sự - Kế toán của Khách sạn Imperial Huế
Từ số liệu ở bảng 2.1 ta thấy, số lượng lao động của khách sạn tăng lên qua các năm. Năm 2018 tăng so với năm 2016 là 12 người tương ứng tăng 6,94%. Sự biến động số lượng qua các năm là do khách sạn đã mở rộng quy mô kinh doanh và dịch vụ kinh doanh nên tăng thêm lao động để hỗ trợ cho các bộ phận thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao.
Phân theo giới tính, lao động nữ chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nam (nữ chiếm 58,97%; nam chiếm 41,03%. Tuy nhiên, theo xu hướng biến động qua các năm thì lao động nam tăng cao hơn so với lao động nữ. Năm 2018 lao động nữ chỉ tăng so với năm 2016 là 5 người tương ứng tăng 4,85%, trong khi đó lao động nam tăng 7 người tương ứng tăng 10%. Trong khách sạn, lao động nam được bố trí làm việc ở các bộ phận đòi hỏi có sức khỏe, mang tính kỹ thuật như bảo trì, bảo vệ,… còn lao động nữ tập trung nhiều ở bộ phận đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, tính hấp dẫn trẻ trung như lễ tân, bàn, buồng, bếp,… Kiên trì, nhẫn nại, ôn hòa là ưu điểm của lao động nữ và ưu điểm này rất phù hợp với đặc tính phục vụ của khách sạn. Vì vậy, Khách sạn Imperial Huế đã chọn số lượng lao động nữ nhiều hơn số lượng lao động nam nhằm phục vụ hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả hơn.
Trong kinh doanh khách sạn, tỷ trọng lao động chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động bởi vì khách sạn có nhiều loại hình dịch vụ phong phú và đa dạng. Do đó, theo tính chất lao động thì lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao 78,03% còn lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng thấp 21,97% vào năm 2016. Tuy nhiên, số lượng lao động gián tiếp của khách sạn ít thay đổi, sự gia tăng lao động chủ yếu là tăng lượng lao động trực tiếp (lao động trực tiếp chiếm 77,3% và lao động gián tiếp chiếm 22,7% vào năm 2018). Do tính chất và đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn là con người nên bộ phận lao động trực tiếp tập trung hầu hết ở các bộ phận lễ tân, buồng, bàn, kỹ thuật và bảo vệ, trừ một số lao động nhỏ không trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách. Lực lượng lao động này là những người trực tiếp thực hiện quá trình hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho du khách. Bộ phận lao động gián tiếp ở khách sạn thường tập trung ở bộ phận quản lý hành chính, kế toán, kinh doanh.
Chất lượng lao động của khách sạn ngày càng được nâng cao, năm 2016 có 48 người đạt trình độ đại học chiếm 27,75%, đến năm 2018 có 54 người tăng 6 người so Trường Đại học Kinh tế Huế
với năm 2016 tương ứng tăng 12,5%. Tương tự, lao động có trình độ trung cấp và nghiệp vụ cũng tăng lên. Những lao động này được bố trí ở những bộ phận quan trọng, có sự tiếp xúc với khách hàng, chủ yếu ở bộ phận hành chính, kế toán, bộ phận lễ tân, bộ phận buồng và bộ phận bàn. Cùng với sự tăng lên của trình độ lao động thì số lượng lao động phổ thông giảm dần. Những lao động này được bố trí những công việc đơn giản và không đòi hỏi nhiều về trình độ. Điều này cho thấy khách sạn đã chú ý đến công tác nâng cao trình độ cho nhân viên.
Ngoài ra, trong hoạt động du lịch nhân viên phải tiếp xúc với nhiều khách nước ngoài nên đòi hỏi nhân viên phải có trình độ ngoại ngữ nhất định và có thể sử dụng nhiều thứ tiếng. Năm 2018, trình độ ngoại ngữ của lao động không ngừng được nâng cao: lao động có trình độ đại học ngoại ngữ chiếm 20%, có bằng C chiếm 38,38%, có bằng B chiếm 40% và ngày càng gia tăng. Đồng thời số lượng lao động có bằng A ngày càng giảm xuống còn 1,62%. Qua đó có thể thấy khách sạn khách sạn đã tập trung đào tạo và tuyển dụng những lao động có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, lao động của khách sạn chủ yếu chỉ biết sử dụng 1 ngoại ngữ là tiếng Anh, còn số lượng lao động biết sử dụng 2 ngoại ngữ trở lên (Nhật, Trung, Hàn,…) rất ít.
Trong những năm qua khách sạn đã có nhiều cố gắng trong việc tuyển dụng và bố trí lao động tương đối hợp lý, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, đưa hoạt động của các bộ phận vào quỹ đạo thống nhất, đáp ứng kịp thời việc mở rộng quy mô kinh doanh cũng tốc độ phát triển của ngành Du lịch.