Đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP góp PHẦN rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG THÍCH ỨNG xã hội CHO học SINH THPT cửa lò (Trang 29)

“Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý”, khi xây dựng các giải pháp phải đảm bảo tiêu chí quan trọng hàng đầu đó phải có khả năng vận dụng phù hợp vào thực tiễn. Tính khả thi của các giải pháp thể hiện:

- Phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của cơng tác giáo dục.

- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trường. 3 Câu hỏi 4, câu hỏi 5 Phụ lục 2

- Phù hợp với đặc điểm, trình độ nhận thức của HS, đảm bảo tính vừa sức với HS. - Phải có tính khái qt, linh hoạt để có thể dễ dàng vận dụng trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau.

3.2. Một số giải pháp góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kỹ thích thích ứng về tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kỹ thích thích ứng xã hội cho học sinh THPT

3.2.1.1. Mục tiêu:

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, cũng như học sinh và cha mẹ các em về việc hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho HS, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

3.2.1.2. Nội dung:

Giúp cán bộ, giáo viên, các em học sinh và phụ huynh thấy được sự quan trọng

và cần thiết của kỹ năng thích ứng xã hội đối với bản thân HS.

* Đối với cán bộ quản lý: Phải quán triệt một cách đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, chỉ thị của Sở Giáo Dục và Đào tạo về thực hiện Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8, khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo cũng như mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018, qua đó làm nổi bật sự cần thiết của việc hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội để HS có thể đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới.

* Đối với giáo viên: Phải xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình trong cơng tác tuyên truyền, giáo dục cũng như hướng dẫn, hỗ trợ các em trong vấn đề nhận thức. Như vậy, trước hết giáo viên phải đồng tình ủng hộ và thấm nhuần các chủ trương, đường lối và quyết sách trong công tác giáo dục, đặc biệt là thấy được sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng thích ứng xã hội cho HS, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện.

* Đối với học sinh: Học sinh vừa là một nửa chủ thể vừa là đối tượng trong quá trình dạy học, đặc biệt đối với việc hình thành kỹ năng thích ứng xã hội cho các em thì nhiệm vụ và lợi ích của các em rất lớn. Các năm gần đây, sự biến động từ mơi trường, chính trị, kinh tế, dịch bệnh khiến hoạt động của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và mỗi quốc gia phải chao đảo. Để vượt qua sự thay đổi của môi trường ngoại cảnh, mỗi người trong chúng ta cần phải “biến hóa” liên tục để thích nghi với từng điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau. Tuy nhiên, mỗi người đều có hồn cảnh, năng lực khác nhau nên thay đổi như thế nào điều đó là nằm trong khả năng của mỗi người. Chính vì thế, chúng ta phải làm cho học sinh nhận thức rõ vai

trò và trách nhiệm của mình, để từ đó các em có ý thức và thực sự nghiêm túc trong quá trình tham gia hoạt động rèn luyện và phát triển kỹ năng sống của bản thân.

* Đối với phụ huynh học sinh: Phải có tinh thần hợp tác, phối hợp với nhà trường trong các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội nói riêng. Họ phải nhận thức thật đầy đủ và chính xác về tác dụng của hoạt động này trong việc phát triển năng lực cho con em mình. Ngồi ra cần phải để phụ huynh thấy nghĩa vụ và quyền lợi của mình để có sự khích lệ, tạo điều kiện cho con em họ trong quá trình học tập và rèn luyện.

3.2.1.3 Cách thức tiến hành:

Ban Giám hiệu nhà trường cần chú ý những vấn đề sau:

Thứ nhất: Thường xuyên quán triệt đầy đủ, cụ thể các văn bản mới về giáo dục về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về yêu cầu của Giáo dục hiện nay, khơng ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng cho cán bộ giáo viên thông qua các buổi học tập chính trị, sinh hoạt hội đồng.

Thứ hai: Tổ chức nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 về chương trình tổng thể cũng như chương trình của các bộ môn.

Thứ ba: Trong các giờ sinh hoạt và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh khối 10, 11, cần có những định hướng và những chia sẻ thiết thực để học sinh thấy rõ sự cần thiết của việc hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội. Thứ 3: Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh để trao đổi về các nội dung, về mục tiêu giáo dục cũng như các kế hoạch hoạt động của nhà trường từ đó có được sự đồng tình ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh.

3.2.2. Xây dựng câu lạc bộ phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh4

3.2.2.1. Mục tiêu:

Câu lạc bộ là nơi tập hợp những bạn học sinh có cùng sở thích, nhu cầu và hướng tới những mục đích nhất định. Tham gia câu lạc bộ, các bạn có cơ hội tổ chức các hoạt động phong phú và được học hỏi lẫn nhau. Việc xây dựng câu lạc bộ phát triển kỹ năng thích ứng cho học sinh được thành lập trên tinh thần tự nguyên của các em học sinh, nhằm mục đích tập hợp những học sinh cùng có nhu cầu được tham gia các hoạt động nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho bản thân.

3.2.2.2. Cách thức thành lập câu lạc bộ:

Bước 1: Khảo sát năng lực của nhóm thực nghiệm qua bài trắc nghiệm tính cách

MBTI theo link: https://mbti.vn/ (Phụ lục 5)

Bước 2: Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và vai trị của câu lạc bộ.

Bước 3: Tổ chức đăng kí, lựa chọn thành viên cho câu lạc bộ trên tinh thần tự nguyện.

Bước 4: Bầu ban chấp hành câu lạc bộ (kết hợp với kết quả của bài trắc nghiệm MBTI). Bước 5: Ban chấp hành câu lạc bộ soạn thảo nội quy, quy chế hoạt động.

Bước 6: Thống nhất nội dung sinh hoạt câu lạc bộ theo từng chủ đề. Bước 7: Ban giám hiệu thực hiện đánh giá kết quả hoạt động.

Bước 8: Tun truyền, nhân rộng mơ hình câu lạc bộ. 3.2.2.3. Nội dung hoạt động của câu lạc bộ

- Chủ đề sinh hoạt của câu lạc bộ gắn liền với việc rèn luyện từng kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản cho học sinh THPT.

- Các nguyên tắc thiết kế chủ đề sinh hoạt:

+ Mỗi chủ đề được thiết kế nhằm tập trung hình thành một số các kỹ năng thích ứng xã hội cơ bản. Thơng qua các tình huống, hoạt động của các chủ đề, học sinh được tiếp cận hoặc củng cố và rèn luyện những kỹ năng thích ứng xã hội tương ứng. Từ đó học sinh có thể hiểu được và vận dụng một cách tương tự vào cuộc sống của bản thân mỗi em.

+ Mỗi chủ đề đều gắn liền với cuộc sống của HS ở lứa tuổi này, mà để vận dụng nó thì cần vận dụng những hiểu biết và những kỹ năng khác. Qua đó hình thành, rèn luyện,... những kỹ năng thích ứng xã hội.

- Cấu trúc mỗi chủ đề: + Mục tiêu của chủ đề + Thông điệp

+ Tài liệu và phương tiện

+ Hướng dẫn tổ chức hoạt động + Tổng kết

- Mỗi chủ đề được thiết kế có 3 hoạt động như sau:

Hoạt động 1: Hướng vào làm cho học sinh hiểu kỹ năng thích ứng xã hội là gì. + Bước 1: Hướng vào khai thác kinh nghiệm của học sinh để xử lý vấn đề đặt ra. + Bước 2: Phản hồi, chia sẻ những cách xử lý theo thói quen, kinh nghiệm của bản thân, trao đổi nhóm để nhận sự phong phú và tính hay hợp lý lợi ích của những cách giải quyết khác nhau.

Hoạt động 2: Học sinh nắm được cách thức hình thành kỹ năng đó. Tiếp thu, lĩnh hội kỹ năng cách ứng xử mới thông qua hoạt động nhóm. Thực chất là học sinh thơng hiểu kỹ năng và các bước thực hiện kỹ năng.

Hoạt động 3: Tạo tình huống, cơ hội để người học rèn luyện kỹ năng đó. Vận dụng kỹ năng thích ứng xã hội ở hoạt động 2 để xử lý các tình huống mới.

năng thích ứng xã hội của trường THPT Cửa Lò:

Chủ đề sinh hoạt tháng 10: Bạn và trí tuệ cảm xúc của bạn

Tài liệu và phương tiện: Ảnh minh họa, giấy A4 các màu, bút lông, bút bi.

Hoạt động 1: Như thế nào là biểu hiện thái quá?

* Mục tiêu: Nhận biết như thế nào là mức độ cảm xúc cần sự kiềm chế. * Cách thực hiện:

- Khởi động:

+ Chia câu lạc bộ thành 5 nhóm (chia các nhóm có đầy đủ các nhóm tính cách theo trắc nghiệm MBTI).

+ Phát mỗi đội 1 quả bóng bay và yêu cầu thổi quả bóng càng to càng tốt trong 1 phút.

+ Sau 1 phút đến với đội thổi được bóng to nhất và yêu cầu tiếp tục thổi, cứ thế, thổi cho đến khi quả bóng bị vỡ.

+ Đặt câu hỏi cho các đội: Vì sao quả bóng bị vỡ? + Dẫn dắt đến chủ đề sinh hoạt của câu lạc bộ.

Hình ảnh học sinh tham gia hoạt động khởi động trong câu lạc bộ

- Hoạt động sinh hoạt:

Bạn dẫn chương trình yêu cầu mỗi nhóm đưa ra cách giải quyết cho tình huống sau: B đi học về thấy em C (5 tuổi) đang ngồi nghịch trên bàn học của B, em C xé rách thời khóa biểu, làm đổ lọ mực, mực tràn hết vào quyển sách của B. B giận quá đánh thật mạnh vào tay em C, em C đau q khóc sướt mướt.

- Phân tích hành động của B, bạn có đồng tình với cách làm của B khơng? Vì sao? - Nếu em là B, bạn sẽ làm gì để cơn giận ngi đi

nên tránh xa khỏi đối tượng làm bạn khó chịu, khơng nghĩ đến điều đó hoặc nhìn sự việc dưới góc độ hài hước.

Hoạt động 2: Học cách kiềm chế.

* Mục tiêu: Học sinh thấy cần biết quản lý cảm xúc của mình, khơng thái q trong việc biểu hiện cảm xúc vui, buồn, giận, thất vọng...

* Cách thực hiện:

Bạn dẫn chương trình của câu lạc bộ nhắc đến những kinh nghiệm trải nghiệm cảm xúc của mỗi người và yêu cầu mỗi nhóm đưa ra cách làm thế nào để khơng có những phản ứng thái quá.

- Kiềm chế những cơn nóng giận: Bạn có bao giờ cảm thấy tức giận chưa? Đó là với điều gì ? Khi đó bạn làm gì? Bạn nghĩ mình đã làm đúng hay sai, tại sao ?

- Đón nhận nỗi buồn: Trong đời bạn, bạn đã trải qua điều gì đau buồn nhất? Bằng cách nào bạn vượt qua chúng và trở nên mạnh mẽ như hơm nay?

- Đón nhận niềm vui: Nghe tin vui bất ngờ bạn đang mong đợi (người thân trở về, đạt điểm thi cao, nhận được học bổng), bạn muốn làm gì?

Làm việc trong nhóm.

Trình bày cách của nhóm trước tất cả các bạn trong câu lạc bộ cách để kiềm chế cảm xúc và không hành động thái quá.

* Kết luận:

- Bộc lộ cảm xúc cũng là một yêu cầu trong giao tiếp. Nhưng bộc lộ thái quá sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.

- Nghĩ đến những thứ khác tách rời khỏi đối tượng gây khó chịu. - Nhìn vấn đề với góc độ hài hước hoặc với lòng vị tha, độ lượng ...

- Áp dụng những thủ thuật như: Chạy ra chỗ khác, vào phịng kín hết to lên, hát lên khe khẽ, nghe bản nhạc u thích.

Hoạt động 3: Đóng vai thể hiện cảm xúc

* Mục tiêu: Học sinh biết cách kiềm chế, quản lý cảm xúc của mình. Đặc biệt là biết hành động một cách sáng suốt khi đang gặp phải những vấn đề gây nóng giận với bản thân mình.

* Cách thực hiện:

- Đóng lại hình tượng người anh nóng giận đang đánh em gái (hoặc cho xem đoạn video về tình tiết trên)

- Cảm nhận của bạn khi thấy hình ảnh một người như thế. Nếu bạn là em bé đó, bạn cảm thấy như thế nào?

sinh THPT, là một kĩ năng rất cần thiết cho học sinh nói riêng và mọi người nói chung trog cuộc sống ngày càng có nhiều áp lực như ngày nay. Để có thể quản lý tốt cảm xúc bạn cần rèn luyện và cần có một cuộc sống lành mạnh.

Chủ đề sinh hoạt tháng 11: “Cỏ dại cũng là hoa”

Tài liệu và phương tiện: Giấy A4 các màu, bút lông, bút bi.

Hoạt động 1: Bạn của bạn đang cảm thấy như thế nào?

* Mục tiêu:

- Học sinh hiểu và nhận biết cảm xúc của người khác.

- Học sinh biết bày tỏ sự cảm thông với người khác trong cuộc sống. * Cách thực hiện:

- Chia sẻ cảm xúc với các bạn trong nhóm. Mỗi bạn sẽ tâm sự về tình trạng đặc biệt của bản thân hiện nay (5-7 học sinh/nhóm).

+ Mỗi nhóm chọn một trải nghiệm để chia sẻ (buồn nhất, chán nhất, vui nhất...). + Xung quanh bạn hiện nay, ai là người hiểu và có thể chia sẻ với bạn?

+ Bạn cảm thấy thế nào nếu bên cạnh bạn khơng có ai? Nếu được chia sẻ bạn thấy thế nào?

- Làm việc chung tồn nhóm lớn.

+ Mỗi nhóm nói về trải nghiệm đã chọn.

+ Mỗi nhóm chia sẻ, thơng cảm với lời nói và hành động với vấn đề của nhóm bạn. * Kết luận: Khi bản thân bạn có chuyện vui hay buồn, bạn đều muốn có ai đó để chia sẻ và lắng nghe bạn tâm sự thì bạn của bạn cũng thế, người khác cũng thế.

Hoạt động 2: Tạo lập kỹ năng đồng cảm

* Mục tiêu: Học sinh hiểu, đồng cảm với người khác không phải chỉ là sự tự nhiên, có những người có khả năng tự nhiên dễ đồng cảm với người khác, tuy nhiên kỹ năng này có thể có được nhờ sự tập luyện.

* Cách thực hiện: Lấy một câu chuyện thực trong nhóm hoặc giả định có một chuyện buồn với bạn A (bố mới mất, gia đình quá nghèo). Bạn A thấy buồn và chán nản khơng muốn đi học nữa.

Hãy chia nhóm (từ 5-7 học sinh) thảo luận, tìm cách chia sẻ và giúp đỡ bạn ấy. - Đặt mình vào hồn cảnh của bạn A, bạn thấy thế nào ?

- Nếu bạn là A, bạn muốn làm gì trong lúc này? - Là bạn của A, bạn sẽ làm gì cho A?

- Trình bày những vấn đề thảo luận trong nhóm nhỏ ở câu lạc bộ. - Sau đó các nhóm sẽ cùng thảo luận ở trong cả câu lạc bộ.

* Kết luận:

- Đồng cảm là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống nhất là trong giao tiếp. - Cảm thông sẽ giúp người trong cuộc nhận biết việc gì đang diễn ra. Trên cơ sở đó an ủi, động viên và giúp họ vơi bớt những xúc cảm tiêu cực.

- Tìm cách giúp họ vượt qua tình trạng khó khăn bằng chính khả năng của bản thân. - Cảm thông bao gồm sự hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần đối với người gặp khó

Một phần của tài liệu SKKN một số GIẢI PHÁP góp PHẦN rèn LUYỆN và PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG THÍCH ỨNG xã hội CHO học SINH THPT cửa lò (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)