Với mục đích TNSP nêu trên, chúng tơi đã xác định các nhiệm vụ TNSP như sau: - Chọn đối tượng để TNSP.
- Xác định nội dung và phương pháp TNSP. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi khảo sát, đánh giá. - Lập kế hoạch và tiến hành TNSP.
- Xử lý kết quả TNSP và rút ra kết luận: + Đánh giá tính khả thi của các giải pháp. + Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các giải pháp. + Đánh giá hiệu quả của các giải pháp.
4.3. Đối tượng và thời gian TNSP
- Đối tượng TNSP là HS khối 11 ở trường THPT Cửa Lò.
- Thực nghiệm sư phạm được thực hiện trong năm học 2021- 2022.
- Để đảm bảo tốt cho việc so sánh giữa lớp thực nghiệm (TNg) và lớp đối chứng (ĐC) có ý nghĩa chúng tơi chọn nguyên lớp và chọn ngẫu nhiên. Dựa vào kết quả học tập học kì II năm học 2020 - 2021, chúng tôi chọn ra 2 lớp tương đương nhau về sĩ số, trình độ, chất lượng học lực, điều kiện tổ chức dạy học… Tổng số HS được khảo sát trong quá trình TNSP là 90 HS thuộc 2 lớp 11D1.1(THPT Cửa Lò) và 11D1.2 (THPT Cửa Lò). Số lượng HS ở các lớp thể hiện trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số liệu các mẫu được chọn để TNg sư phạm Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Lớp Sĩ số HK HL Lớp Sĩ số HK Học lực T Kh G Kh T Kh G Kh
11D1.1 45 43 2 28 17 11D1.2 45 41 4 30 15 Ngoài ra, trong đề tài SKKN này, chúng tơi cịn tiến hành nghiên cứu và so sánh so sánh theo chiều dọc sau tác động thơng qua phân tích số liệu thu được trước và sau tác động của cùng một đối tượng (lớp TNg).
4.4. Phương pháp tiến hành TNSP
- Kĩ thuật triển khai TNSP gồm:
+ Điều tra trước và sau TNSP trên diện rộng HS. + Theo dõi, quan sát trực tiếp trong tiến trình TNSP.
+ Phân tích bằng phương pháp thống kê điểm số sau khi tiến hành TNg bằng bài test.
- Quy trình tổ chức thực hiện TNSP:
+ Chúng tơi chọn cách thức thực nghiệm là có một nhóm TNg được thực hiện các giải pháp rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội mà đề tài đã đưa ra, lớp ĐC sẽ không tham gia thực hiện các giải pháp này.
+ Trước và sau khi tiến hành TNSP, chúng tôi tổ chức cho HS (cả lớp ĐC và TNg) làm một bài test về kỹ năng thích ứng xã hội của HS có được trước và sau thời gian tiến hành TNg.
+ Mỗi buổi sinh hoạt của câu lạc bộ và các tiết sinh hoạt chủ nhiệm có lồng ghép giáo dục kỹ năng thích ứng xã hội, chúng tơi mời một số GV của trường tham gia dự giờ.
4.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
4.5.1. Phân tích định tính
Thơng qua q trình theo dõi trong các giờ học kết hợp với kết quả các bài trắc nghiệm kiểm tra chúng tôi thấy:
- Đối với lớp TNg, do được rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng thích ứng xã hội nên các em đánh giá chính xác hơn về bản thân, và có sự phát triển kỹ năng thích ứng xã hội tốt hơn so với trước khi tiến hành TNg.
- Đối với lớp ĐC các em chưa được rèn luyện qua các bài học cụ thể theo chuyên đề của giáo viên nên khi đưa ra các tình huống chưa có cách giải quyết tốt và linh hoạt đối với các vấn đề đặt ra.
4.5.2. Phân tích kết quả định lượng
Để đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện và phát triển kĩ năng thích ứng xã hội qua các giải pháp đã đưa ra, chúng tôi sử dụng bảng test về thái độ, hành vi của kĩ năng thích ứng xã hội của Gresham và Elliott .
Bảng test được thực hiện ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau thời gian thực nghiệm và cả so sánh ở ngay lớp thực nghiệm trước và sau thời gian tác động
các giải pháp.
Chúng tôi lập được các dữ liệu sau:
Bảng 3.2. Điểm trung bình của các kỹ năng thích ứng xã hội qua các tiểu trắc nghiệm của lớp TNg (11D1.1)
Kỹ năng thích ứng xã hội Trung bình
Trước TNg Sau TNg Hợp tác 1.36 1.8 Tự khẳng định 1.06 1.5 Đồng cảm 1.29 2.0 Kiềm chế 1.06 1.97 Giải quyết vấn đề 1.38 1.6
Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi của kỹ năng thích ứng xã hội trước và sau khi thực nghiệm của lớp TNg
- Từ kết quả và biểu đồ trên chúng tôi nhận thấy :
Kết quả sau TNg cho thấy sự ổn định và tăng lên ở một số kỹ năng thích ứng xã hội. Điểm số trung bình sau khi tiến hành thực nghiệm cao hơn so với điểm trung bình trước khi thực nghiệm tác động. Cụ thể, sự tiến bộ vượt bậc của học sinh sau khi các em tham gia vào các hoạt động tác động được thể hiện rõ nét nhất ở các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng kiềm chế. Điều này cho thấy các giải pháp đề tài đã đưa ra có hiệu quả.
Bảng 3.3. Điểm trung bình của các kỹ năng thích ứng xã hội
0 0,5 1 1,5 2 2,5 Kĩ năng hợp tác Kĩ năng tự khẳng định
Kĩ năng đồng cảm Kĩ năng kiềm chế Kĩ năng giải quyết vấn đề Trước Thực nghiệm Sau Thực nghiệm
qua các tiểu trắc nghiệm của lớp ĐC
Kỹ năng thích ứng xã hội Trung bình
Trước TNg Sau TNg Hợp tác 1.28 1.5 Tự khẳng định 1.08 1.06 Đồng cảm 1.27 1.4 Kiềm chế 1.1 1.27 Giải quyết vấn đề 1.28 1.32
Biểu đồ 3.2. Sự thay đổi của kỹ năng thích ứng xã hội trước và sau khi thực nghiệm của lớp ĐC
Bảng 3.3 cho thấy điểm trung bình của nhóm đối chứng có tăng lên sau một thời gian nhất định nhưng tăng khơng đáng kể so với nhóm thực nghiệm. Như vậy, có thể nói rằng, kỹ năng thích ứng xã hội có thể tăng lên dù khơng có sự tác động nào, cũng có thể giảm đi sau một thời gian nhất định.
Bảng 3.4. Điểm trung bình của các kỹ năng thích ứng xã hội
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 Kỹ năng hợp tác
Kỹ năng tự khẳng định Kỹ năng đồng cảm Kỹ năng kiềm chế Kỹ năng giải quyết vấn đề
qua các tiểu trắc nghiệm của lớp TNg và ĐC sau thời gian TNg
Kỹ năng thích ứng xã hội Trung bình
TNg ĐC Hợp tác 1.8 1.5 Tự khẳng định 1.5 1.03 Đồng cảm 2.0 1.4 Kiềm chế 1.97 1.27 Giải quyết vấn đề 1.6 1.32
Biểu đồ 3.3. Kỹ năng thích ứng xã hội sau TNg (Lớp TNg và Lớp ĐC)
Qua phân tích kết quả thu được trong lần đo 2 trên nhóm thực nghiệm và lớp ĐC cho thấy: thang đo về kỹ năng thích ứng xã hội của lớp TNg đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn hẳn so với lớp ĐC. Điều đó có nghĩa là những tác động của nhóm nghiên cứu có ảnh hưởng hiệu quả lên mặt nhận thức, thái độ và hành vi của các em học sinh. Như vậy, ngoài sự phát triển tự nhiên của các kỹ năng xã hội thì việc sử dụng các hình thức tác động để rèn luyện và hướng dẫn cho học sinh THPT những kỹ năng thích ứng xã hội đã giúp cho học sinh dễ dàng thích ứng với cuộc sống với xã hội đang ngày càng phát triển, đặc biệt là học sinh thích nghi với các hoạt động trong nhà trường, nhất là hoạt động học tập, giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo, kiềm chế bản thân...
Một điều rất thú vị là khi đã hiểu được về vai trò và các cách để rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội thì các em HS đã nhận ra được sự thay đổi trách nhiệm trong việc phát triển kỹ năng này đối với bản thân và bạn bè xung quanh.
Bảng 3.5. Kết quả hỏi HS trách nhiệm của bản thân đối với việc hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội
0 0,5 1 1,5 2 2,5
Hợp tác Tự khẳng định Đồng cảm Kiềm chế Giải quyết vấn đề
1. Cần luôn tự nỗ lực, rèn luyện và phát triển các kỹ năng của bản thân. 31/45
2. Gắn bó với gia đình, tập thể 17/45
3. Xây dựng mối quan hệ XH tốt đẹp. 11/45
4. Tất cả các ý trên 39/45
4.6. Hiệu quả của đề tài
4.6.1. Mức độ vận dụng
Đề tài được triển khai cho các đối tượng học sinh của các lớp khối 11.
Đề tài có tính gợi mở hướng tiếp cận nhiều hình thức, phương pháp khác trong chương trình giáo dục kỹ năng cho học sinh THPT.
4.6.2. Hiệu quả
Về phía học sinh
Qua số liệu thống kê tại một số lớp cụ thể, với việc áp dụng phương pháp như trên, chúng tôi nhận thấy học sinh vô cùng hứng thú với việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng thích ứng xã hội cho bản thân.
Về phía giáo viên
Phần lớn các giáo viên áp dụng các giải pháp này đều thống nhất cao và đồng thuận ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn.
Những kết quả trên cho phép khẳng định: Để phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT, địi hỏi nhà trường cần có kế hoạch và chương trình rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội phù hợp cho học sinh để các em có khả năng thích ứng được với mơi trường học đường, với cuộc sống một cách dễ dàng hơn hay nói cách khác nếu vận dụng các giải pháp mà đề tài đã đề xuất thì sẽ phát triển được kỹ năng thích ứng xã hội cho HS.
Điều đó có nghĩa rằng, kết quả nghiên cứu của đề tài hồn tồn có thể vận dụng vào hoạt động giáo dục kỹ năng cho học sinh ở các trường THPT hiện nay.
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số
giải pháp góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT Cửa Lị”, chúng tơi rút ra một số kết luận như sau:
1.1. Trên cơ sở tổng quan các vấn đề lí luận và thực tiễn về hoạt động và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho HS trong nhà trường THPT Cửa Lị, chúng tơi nhận thấy:
- Vấn đề rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh trong nhà trường THPT là rất cần thiết, phù hợp với các yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục.
- Hầu hết các giáo viên đều đã nhận thấy được vai trò của hoạt động rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh trong nhà trường.
1.2. Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tơi đã đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT. Đó là:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kỹ thích thích ứng xã hội cho học sinh THPT
- Thành lập các câu lạc bộ phát triển kỹ năng mềm (cụ thể là kỹ năng thích ứng xã hội) cho học sinh.
- Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phụ trách hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường.
- Xây dựng và tích hợp nội dung rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh thơng qua các giờ sinh hoạt lớp.
- Xây dựng trang fanpage nhằm tác động tích cực và nhanh chóng đến học sinh về các năng lượng sống tích cực.
Qua kinh nghiệm thì trong số các giải pháp trên thì giải pháp tổ chức các hoạt động xã hội thông qua các câu lạc bộ phát triển kỹ năng mềm cho học sinh tham gia là có tính khả thi hơn cả. Vì thơng qua hoạt động tập thể như thông qua tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, đóng kịch sẽ thu hút học sinh tham gia nhiều hơn đồng thời học sinh cũng được thể hiện mình, được rèn luyện các kỹ năng thích ứng xã hội thơng qua các tình huống gần với cuộc sống hàng ngày.
1.3. Chúng tôi đã thực hiện giải pháp và thu được các kết quả đáng ghi nhận: - Nâng cao được nhận thức của các cán bộ, giáo viên, học sinh đối với vai trò của hoạt động rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội.
- Xây dựng được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tham vấn tâm lý cho học sinh.
- Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên, học sinh và gia đình trong việc giáo dục và định hướng cho học sinh.
- Hình thành cho học sinh động cơ rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội đúng đắn, mạnh mẽ, trên cơ sở đó thúc đẩy học sinh tích cực tham gia rèn luyện các kỹ năng thích ứng xã hội.
- Học sinh phát triển được kỹ năng thích ứng xã hội của bản thân trong cuộc sống xã hội ngày càng phức tạp, nhiều biến động.
Chúng tôi đã tiến hành TNSP, kết quả TNSP cho thấy các giải pháp có tính khả thi và hiệu quả trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT.
2. Kiến nghị
Từ những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao kĩ năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT trong bối cảnh hiện nay như sau:
2.1. Đối với cán bộ quản lý
- Đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường cần chú trọng đề cao việc rèn luyện,
nâng cao kĩ năng thích ứng xã hội cho học sinh.
- Nhà trường ln giữ vai trị chủ chốt trong việc chuẩn bị cho học sinh kỹ năng thích ứng tốt với cuộc sống luôn thay đổi.
- Luôn tạo cho HS bầu khơng khí thân thiện, gần gũi…xây dựng mơi trường “Trường học hạnh phúc!”.
- Tổ chức các hoạt động tập thể phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức phù hợp với nhu cầu, đặc điểm tâm lý của học sinh, giúp các em rèn luyện và nâng cao sự tự tin, khẳng định bản thân và có được những kỹ năng thích ứng xã hội cần thiết để hịa nhập với môi trường học đường, với cuộc sống tốt hơn.
2.2. Với giáo viên:
- Giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần ý thức được tầm quan trọng của việc hình thành và rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh THPT.
- Trong q trình rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội cho học sinh cần chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, trình độ nhận thức của học sinh.
- Giáo viên phải ln có sự đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh đồng thời rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội cho các em ngay trong những giờ học của mình.
- Ln động viên, khuyến khích học sinh rèn luyện các kỹ năng thích ứng xã hội.
2.3. Với phụ huynh học sinh
em mình.
- Tạo mơi trường gia đình hịa thuận, hạnh phúc để các em phát huy hết khả năng của mình.
2.4. Với học sinh
- Phải tích cực hoạt động và giao tiếp hàng ngày.
- Phải rèn luyện cho mình có được những phẩm chất và năng lực cần thiết - Phải nhanh nhẹn, hoạt bát và rèn luyện để có sức khỏe tốt.
- Phải ý thức được tầm quan trọng của việc hình thành, rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội đối với bản thân. Đồng thời phải có thái độ tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng thích ứng xã hội.
- Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp... để nâng cao sự tự tin, những kỹ năng thích ứng xã hội cho bản thân. Bên cạnh