Tổng biến động được giải thích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quyết định sử dụng dịch vụ internet banking tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 69)

Nhân tố

Các giá trị đặc trưng ban đầu Rotation Sums of Squared

Loadings Tổng % Phương sai trích % Phương sai trích tích lũy Tổng % Phương sai trích % Phương sai trích tích lũy 1 10,06 30,49 30,49 3,229 9,785 9,785 2 2,561 7,760 38,259 3,203 9,705 19,490 3 2,427 7,355 45,614 3,187 9,658 29,148 4 2,220 6,729 52,343 3,004 9,102 38,250 5 1,885 5,713 58,056 2,703 8,190 46,440 6 1,725 5,227 63,282 2,635 7,984 54,424 7 1,399 4,240 67,523 2,327 7,050 61,474 8 1,327 4,021 71,544 2,319 7,026 68,500 9 1,203 3,645 75,189 2,207 6.688 75,189 10 0,803 2,434 77,623

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS - Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân

tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.

Dựa theo bảng trên, tổng phương sai trích là 75,189% > 50%, do đó, phân tích nhân tố là phù hợp. Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, số biến quan sát không có gì thay đổi so với số biến đề xuất ban đầu. Các điều kiện để sử dụng khi xoay nhân tố đều phù hợp để tiến hành các phân tích tiếp theo.

Chín nhân tố được mô tả như sau:

- Nhân tố 1: “Tính linh động” của việc sử dụng Internet Banking bao gồm 4 biến quan sát. Các biến này đề cập chủ yếu đến việc tiếp cận và sử dụng Internet Banking một cách linh hoạt bất kể các điều kiện về không gian, thời gian, tình hình thời tiết. Chính sự linh động này đã tạo sự thích thú cho khách hàng khi sử dụng Internet Banking nhất là trong khi tình hình thời tiết ở Huế rất thất thường và khắc nghiệt, là một cản trở không hề nhỏ khi khách hàng đến và thực hiện giao dịch trực tiếp ở Ngân hàng. Đây chính là một trong những động cơ sử dụng Internet Banking của khách hàng. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,896. Do trong quá trình xoay nhân tố không có sự thay đổi của các biến quan sát.

- Nhân tố 2: “Sự An toàn” khi sử dụng dịch vụ Internet Banking. Do hoạt động chủ yếu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Internet Banking là chuyển khoản. Mà việc sử dụng Internet Banking lại đem đến cho họ cảm giác an toàn và bí mật. Mặt khác, các thao tác giao dịch chủ yếu là do tự thân khách hàng nên các sai sót trong quá trình sử dụng Internet Banking để chuyển khoản hay thực hiện các giao dịch khác rất hiếm khi xảy ra sai sót. Chính vì vậy mà việc sử dụng Internet Banking để giảm các rủi ro khi thực hiện các giao dịch ngân hàng là một động cơ để khách hàng lựa chọn dịch vụ Internet Banking để sử dụng. Khái niệm này được đo lường bằng 4 biến quan sát.Hệ số Cronbach’s Alpha của khái niệm này là 0,889.

- Nhân tố 3: “Sự tương hợp” khi sử dụng Internet Banking, khái niệm này chủ yếu đề cập đến việc ảnh hưởng của phong cách sống, địa vị xã hội, sở thích ngân hàng đến việc sử dụng Internet Banking. Bất kể một sản phẩm nào, kể cả Internet Banking đều phải tương hợp với bản ngã của khách hàng. Phù hợp với sự

ưa thích của khách hàng thì mới hướng họ tìm hiểu và sử dụng nó. Nhân tố này được đo lường bởi 4 biến quan sát. Là một trong những động cơ của việc sử dụng Internet Banking. Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,871.

- Nhân tố 4: “Sự hữu ích” của việc sử dụng Internet Banking. Hệ số Cronbach’s Alphacủa nhân tố này là: 0,869. Nhân tố này bao gồm 4 biến quan sát. Sự hữu ích của Internet Banking được đo lường bởi các câu hỏi so sánh giữa mức độ thuận tiện, dễ dàng giao dịch của Internet Banking so với giao dịch trực tiếp tại quầy. Động cơ này ảnh hưởng không nhỏ tới việc sử dụng Internet Banking. Bởi tính thông dụng của Internet Banking ngày càng cao, chứng tỏ sự ưu việt của các giao dịch ngân hàng khi thực hiện qua Internet Banking ngày càng được khách hàng nắm bắt và đánh giá cao.

- Nhân tố 5: “Tiết kiệm chi phí” – được đánh giá là điều kiện tiên quyết trong việc cân nhắc có nên sử dụng dịch vụ hay không của khách hàng. Khách hàng luôn so sánh giữa chi phí thực hiện dịch vụ và lợi ích dịch vụ đem lại cho chính họ. Trong nghiên cứu này, nghiên cứu chi phí trên nhiều bình diện: chi phí tiền bạc, chi phí thời gian… Nhân tố này được đánh giá qua 4 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này không đổi: 0,801.

- Nhân tố 6: “Sự quan tâm” từ phía Ngân hàng đến việc khách hàng sử dụng Internet Banking. Để khách hàng có thể tiếp cận với các dịch vụ mới như thế này thì sự quan tâm hỗ trợ, tư vấn các vấn đề về dịch vụ rất có ảnh hưởng đến việc khách hàng sử dụng vụ Internet Banking. Cách giới thiệu dịch vụ, sự hỗ trợ thông tin về quy cách sử dụng, các chương trình khuyến mãi để khuyến khích sử dụng dịch vụ rất có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ. Đây chính là một trong những động cơ của việc sử dụng Internet Banking của khách hàng. Khái niệm này được đo lường bằng 3 biến quan sát. Các biến số và hệ số Cronbach’s Alpha sau khi rút trích nhân tố không hề thay đổi: 0,828.

- Nhân tố 7: Nhân tố này được định nghĩa là “Ảnh hưởng xã hội”đến việc sử dụng Internet Banking. Ảnh hưởng xã hội ở đây có nghĩa là những người xung quanh có tác động đến việc khách hàng có sử dụng Internet Banking hay không.

Động cơ này đề cập đến tính trào lưu sử dụng, tác động ảnh hưởng của những người xung quanh có thúc đẩy khách hàng tiến đến việc sử dụng sản phẩm hay không. Nhân tố này được đo lường bằng 3 biến quan sát. Cũng như các nhân tố khác, hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này không thay đổi: 0,873.

- Nhân tố 8: được rút trích trong nghiên cứu là sự ảnh hưởng của “Thuận tiện công việc”đến việc sử dụng Internet Banking. Nhân tố này chủ yếu đề cập đến sự ảnh hưởng của tínhchất công việc liên quan có liên quan hay không đến việc sử dụng Internet Banking hay không. Đôi khi do tính chất công việc thường xuyên phải làm việc trên máy tính hay sử dụng Internet thường xuyên hay tính chất công việc hiện tại khiến khách hàng rất hạn chế khi đến giao dịch trực tiếp tại Ngân hàng hình thành nên một trong những động cơ sử dụng Internet Banking để thuận tiện và phù hợp với công việc hiện tại. Khái niệm này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,823 với 3 biến quan sát.

- Nhân tố cuối cùng: đó chính là “Sự hiểu biết”. Khái niệm này nghiên cứu các lợi ích khách hàng thu lượm được từ việc sử dụng Internet Banking. Đó việc tiếp cận vời thời đại mới, mở mang tâm hiểu biết ra nhiều lĩnh vực, nâng cao các kĩ năng vi tính. Các động cơ văn minh và chinh đáng này chắc chắn rằng có ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet Banking của khách hàng. Nhân tố này được đo lường bằng 3 biến quan sát với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,749.

Nhìn chung, do trong quá trình rút trích nhân tố không hề có sự thay đổi số biến các quan sát nên hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố sau khi được rút trích so với ban đầu là không thay đổi. Nghiên cứu đã rút trích được 9 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng tại ngân hàng BIDV - CN TTH. Bảng 2.12: Ma trận xoay nhân tố Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tính linh động TLD4 0,821 TLD2 0,819

TLD3 0,808 TLD1 0,794 Sự An toàn AT4 0,873 AT1 0,822 AT3 0,801 AT2 0,766 Sự tương hợp STH2 0,854 STH1 0,844 STH3 0,762 STH4 0,718 Sự hữu ích SHI4 0,837 SHI3 0,832 SHI1 0,811 SHI2 0,808

Tiết kiệm chi phí

TKCP3 0,796 TKCP1 0,792 TKCP2 0,707 TKCP4 0,637 Sự quan tâm SQT4 0,820 SQT3 0,702 SQT2 0,675 SQT1 0,638 Ảnh hưởng xã hội AHX 2 0,796

AHX 1 0,792

AHX 3 0,741

Thuậntiện công việc

TTCV1 0,789 TTCV2 0,735 TTCV3 0,704 Sự hiểu biết SHB3 0,821 SHB1 0,787 SHB2 0,780

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

2.3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Trong mô hình phân tích hồi quy, biến phụ thuộc là biến “QUYẾT ĐỊNH SỬ

DỤNG DỊCH VỤ”, các biến độc lập là các nhân tố được rút ra từ các biến quan sát

từ phân tích nhân tố EFA. Mô hình hồi quy như sau:

Đ = β0+β1AT+β2TLD+β3STH+β4SHI+β5TKCP + β6S T+β7AHCH+β8TTCV+β9SHB

Các ký hiệu được quy định như sau:

- Đ: uyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng; - AT: Sự an toàn;

- TLD: Tính linh động; - STH: Sự tương hợp; - SHI: Sự hữu ích;

- TKCP: Tiết kiệm chi phí; - SQT: Sự quan tâm;

- AHXH: Ảnh hưởng xã hội; - TTCV: Thuận tiện công việc; - SHB: Sự hiểu biết;

H0: Các nhân tố chính không có mối tương quan với uyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng.

H1: Nhân tố “AT” có tương quan với uyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng.

H2: Nhân tố “TLD” có tương quan với uyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng.

H3: Nhân tố “STH” có tương quan với uyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng.

H4: Nhân tố “SHI” có tương quan với uyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng.

H5: Nhân tố “TKCP” có tương quan với uyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng.

H6: Nhân tố “S T” có tương quan với uyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng.

H7: Nhân tố “AHXH” có tương quan với uyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng

H8: Nhân tố “TTCV” có tương quan với uyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng

H9: Nhân tố “SHB” có tương quan với uyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng.

Trước khi tiến hành hồi quy, luận văn đã tiến hành xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến. Kết quả kiểm tra cho thấyHệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với các nhân tố cao nhất là 0,593 (thấp nhất là 0,176) (Phụ lục). Sơ bộ có thể kết luận rằng các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc. Thêm vào đó, các điều kiện khác cần để việc phân tích hồi quy tuyến tính có ý nghĩa cũng được đảm bảo.

Tham số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) cho biết mức độ (%) sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập. Ta có giá trị

R2 hiệu chỉnh bằng 0,623 có nghĩa 62,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập đưa vào trong mô hình.

Bảng 2.13: Kết quả phân tích mô hình hồi quyMôhình Môhình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá

Hệ số hồi quy

chuẩn hoá T Sig.

Beta Std. Error Beta

Hằng số 1,304 0,384 3.399 0,001 AT 0,080 0,038 0,113 2.092 0,038 TLD 0,065 0,040 0,091 1.633 0,104 STH 0,142 0,040 0,197 3.532 0,001 SHI 0,140 0,036 0,194 3.904 0,000 TKCP 0,195 0,051 0,211 3.835 0,000 SQT 0,088 0,049 0,107 1.788 0,075 AHXH 0,099 0,044 0,139 2.286 0,023 TTCV 0,106 0,042 0,147 2.495 0,014 SHB 0,008 0,047 0,008 0.170 0,865 R2hiệu chỉnh = 0,623

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS Từ những phân tích trên, ta có được phương trình mô tả sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụngdịch vụ Internet Banking của khách hàng tại ngân hàng BIDV – CN TTH:

Đ = 0,113AT + 0,091TLD + 0,197STH + 0,194SHI + 0,211TKCP + 0,107SQT + 0,139AHXH + 0,147TTCV + 0,008SHB

Dựa mô hình hồi quy trên, có 6 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng tại ngân hàng BIDV – CN TTH. Các

hệ số hồi quy đều mang dấu dương có nghĩa là các biến độc lập có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Theo đó:

Hệ số β1 = 0,091 có nghĩa là khi đánh giá của đối tượng khảo sát đối với nhân tố “An toàn” tăng lên 1 đơn vị thì làm cho đánh giá trung bình đối với nhân tố “ uyết định sử dụng dịch vụ” tăng lên 0,91 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Hệ số β3 = 0,197 có nghĩa là khi đánh giá của đối tượng khảo sát đối với nhân tố “Sự tương hợp” tăng lên 1 đơn vị thì làm cho đánh giá trung bình đối với nhân tố “ uyết định sử dụng dịch vụ” tăng lên 0,197 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Hệ số β4 = 0,194 có nghĩa là khi đánh giá của đối tượng khảo sát đối với nhân tố “Sự hữu ích” tăng lên 1 đơn vị thì làm cho đánh giá trung bình đối với nhân tố “ uyết định sử dụng dịch vụ” tăng lên 0,194 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Hệ số β5 = 0,211 có nghĩa là khi đánh giá của đối tượng khảo sát đối với nhân tố “Tiết kiệm chi phí” tăng lên 1 đơn vị thì làm cho đánh giá trung bình đối với nhân tố “ uyết định sử dụng dịch vụ” tăng lên 0,211 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Hệ số β7 = 0,139 có nghĩa là khi đánh giá của đối tượng khảo sát đối với nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” tăng lên 1 đơn vị thì làm cho đánh giá trung bình đối với nhân tố “ uyết định sử dụng dịch vụ” tăng lên 0,139 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Hệ số β8 = 0,147 có nghĩa là khi đánh giá của đối tượng khảo sát đối với nhân tố “Thuận tiện công việc” tăng lên 1 đơn vị thì làm cho đánh giá trung bình đối với nhân tố “ uyết định sử dụng dịch vụ” tănglên 0,147 đơn vị, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Như vậy, dựa trên kết quả phân tích hổi quy mà nghiên cứu đã tiến hành như ở trên, có thể nhận thấy rằng “Tiết kiệm chi phí” ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng tại ngân hàng BIDV – CN

TTH. Xét trên góc độ thực tế, Internet Banking thực sự là một giải pháp tiết kiệm chi phí cho người dùng khi sử dụng nó. Điều đó phù hợp với mong muốn của bất kì khách hàng nào thuộc tầng lớp xã hội nào. Không chỉ là tiết kiệm chi phí về tiền bạc mà khách hàng luôn yêu cầu sự nhanh chóng về thời gian giao dịch, thời gian di chuyển.. Bởi vậy với mong muốn tiết kiệm toàn diện các mặt của vấn đề chi phí thì ắt hẳn đây là tác động rất lớn đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng.

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan

Ngoài ra để đảm bảo mô hình có ý nghĩa, ta cần tiến hành kiểm tra thêm về đa cộng tuyến và tự tương quan. Để dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến ta căn cứ trên độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số VIF. Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Enter, cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF nhỏ hơn 10 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) lớn hơn 0,1. Hệ số VIF nhỏ hơn 10 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) lớn hơn 0,1 nên có thể bác bỏ giả thuyết mô hình bị đa cộng tuyến.

Bảng 2.14: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Mô hình Độ chấp nhận của biếnThống kê đa cộng tuyếnVIF

AT 0,712 1,404 TLD 0,668 1,496 STH 0,668 1,497 SHI 0,842 1,187 TKCP 0,691 1,447 SQT 0,583 1,716 AHXH 0,561 1,783 TTCV 0,604 1,656 SHB 0,872 1,146

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS Tra bảng thống kê Durbin-Watson với số mẫu quan sát bằng 182 và số biến độc lập là 9 ta có du = 1,883. Như vậy, đại lượng d nằm trong khoảng (du, 4 - du) hay trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quyết định sử dụng dịch vụ internet banking tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 69)