Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình trường đại học định hướng ứng dụng phù hợp việt nam (Trang 65 - 70)

7. Phạm vi nghiên cứu

2.2. Căn cứ xây dựng mô hình trƣờng Đại học Khoa học ứng dụng tạ

2.2.2. Cơ sở thực tiễn

Những nhân tố ảnh hƣởng tới xây dựng mô hình trƣờng đại học định hƣớng ứng dụng ở Việt Nam

2.2.2.1. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH của Việt Nam

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 10 năm 2011-2020 đã xác định mục tiêu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Tuy nhiên, ở nƣớc ta, lao động nông nghiệp hiện đang chiếm phần lớn lực lƣợng lao động. Để có thể chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng tăng lao động công nghiệp, lao động dịch vụ, lao động tri thức, nhằm đáp ứng đƣợc chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, lực lƣợng lao động cần đƣợc bổ sung một số lƣợng lớn kỹ sƣ.

Cơ cấu trình độ đào tạo của đội ngũ lao động tính theo tỷ lệ giữa lao động trình độ ĐH, THCN và công nhân kỹ thuật là 1:0.75:2.3. Trong cơ cấu lao động ở các cơ sở sản xuất của nước ta thì đội ngũ công nhân và lao động giản đơn chiếm 82%, công nhân đã qua đào tạo, kỹ thuật viên, kỹ sư, nghiên cứu viên (phát minh và đổi mới công nghệ) và quản lý chỉ chiếm 18% trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ đó là 28%. Con số này cho thấy ở nươc ta hiện

nay đang thiếu lao động được đào tạo có trình độ kỹ thuật cao, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của nền công nghiệp, đặc biệt là nền công nghiệp hiện đại. [3]

2.2.2.2. Những đặc điểm của thị trƣờng lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thị trƣờng lao động Việt Nam đang có những bƣớc đi ban đầu trên con đƣờng giải phóng khỏi những tồn đọng từ hệ thống kinh tế mệnh lệnh hành chính trƣớc đây. Những nguyên tắc của thị trƣờng tự do nhƣ: phát triển đa dạng các loại hình sở hữu và hoạt động kinh doanh với mục đích mở rộng những khả năng lựa chọn các lĩnh vực bổ sung lao động; không đƣợc phép cƣỡng bức lao động và bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào - theo giới, độ tuổi, dân tộc v.v.; tự do pháp lý và kinh tế đối với ngƣời lao động và ngƣời thuê lao động khi thuê mƣớn và sa thải; tự do di chuyển lao động và vốn; phát triển hệ thống điều tiết các quan hệ lao động, đặc biệt khi giải quyết những tranh chấp lao động tập thể và cá nhân. Kết hợp những nguyên tắc này có nghĩa là chuyển sang một mô hình việc làm mới dựa trên cơ sở tổng hợp những nguyên tắc điều tiết của thị trƣờng và sự tham gia tích cực của Nhà nƣớc trong việc ấn định những nguyên tắc hoạt động cho thị trƣờng lao động. [6]

Việc hình thành thị trường lao động ở Việt Nam trên cơ sở nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chính sách lớn có tác động mạnh mẽ đến việc thay đổi cơ cấu lao động, yêu cầu đối với lao động. Khi những yêu cầu của thị trường đặt ra với người lao động ngày càng cao hơn, nó sẽ tác động tới giáo dục đại học, là khu vực cung cấp lao động cho nền kinh tế. Để hai khu vực này có tiếng nói chung và có sự liên kết chặt chẽ với nhau thì việc hình thành loại hình trường đại học khoa học ứng dụng là cầu nối giữa hai khu vực này sẽ giúp giải quyết vấn đề này một cách triệt để.

Hơn nữa, khi xã hội giáo dục đại chúng phát triển đến mức đƣợc điều khiển bởi các loại cơ chế đƣợc mô tả ở trên, chúng ta sẽ mong đợi một sự “phù hợp” không hoàn hảo giữa việc cung cấp sinh viên tốt nghiệp và nhu cầu đối với nhà chuyên môn trong thị trƣờng lao động. Ngoài ra, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và công nghệ thay đổi nhanh chóng, nhiều ngƣời sẽ thƣờng xuyên thay đổi công việc. Đối với những ngƣời đó, khả năng tiếp tục học, đòi hỏi nhiều kỹ năng mới và điều chỉnh đối với những môi trƣờng đang thay đổi nhanh chóng, sẽ trở lên ngày càng quan trọng. Ít nhất hai chiến lƣợc khác nhau cơ bản dƣờng nhƣ cùng tồn tại. Một là định hƣớng lại những chƣơng trình “không chuyên nghiệp” sao cho nó có thể cung cấp tốt hơn những loại trình độ đƣợc cho là quan trọng đối với danh mục những công việc cụ thể hoặc đối với phân khúc cụ thể của thị trƣờng lao động. Trong thuật ngữ thông lệ, những biện pháp nhằm tăng “tính tuyển dụng - employability” có thể liên quan, ví dụ nhƣ, sẽ tập trung hơn vào “Tiếng Anh Kinh doanh” (hơn là , nói, ngôn ngữ Anh trong văn học Thế kỷ 19), học theo tình huống (case-work) giải quyết các vấn đề hiện tại hoặc những cơ hội của ngành công nghiệp cụ thể hoặc của cộng đồng, hoặc đào tạo thực hành trong một loại hình hoạt động cụ thể (nhƣ viết-ghi nhớ cho ngƣời-ra-quyết định). Quá trình Bologna, một chƣơng trình cải cách lớn nhằm tạo ra một Khu vực Giáo đại học Châu Âu, đƣợc lấy cảm hứng phần lớn từ mối quan tâm là làm cho giáo dục đại học đáp ứng hơn đối với nhu cầu của xã hội và thị trƣờng lao động đang thay đổi. Theo cách nói của Báo cáo Xu hƣớng: “khả năng có thể tuyển dụng đƣợc là một ƣu tiên lớn trong cải cách chƣơng trình đào tạo trong tất cả các chu kỳ”. Tuy nhiên, báo cáo tƣơng tự cũng chỉ ra quan điểm rằng: “”…Vẫn còn nhiều việc phải làm để chuyển đổi ƣu tiên này thành thực tiễn của tổ chức.” [26]

Giáo dục Việt Nam hiện nay nhằm vào mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và mục tiêu cụ thể góp phần xóa đói giảm

nghèo. Với định hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước mà Đảng và nhà nước ta thực hiện để phát triển nền kinh tế công nghiệp hiện nay, đòi hỏi sự phát triển giáo dục cho số đông, giáo dục đại chúng để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ học vấn và kỹ thuật nhất định phục vụ cho nền kinh tế công nghiệp. Hiện nay trên thế giới, bên cạnh các trường đại học truyền thống, các trường đại học khoa học ứng dụng đang mang trong mình sứ mệnh đào tạo đại học cho số đông, đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn giáo dục đào tạo với sự phát triển của các ngành kinh tế, xã hội. Do đó vấn đề nghiên cứu mô hình trường đại học khoa học ứng dụng phù hợp với điều kiện phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay ở Việt Nam là một yêu cầu cấp bách đặt ra.

2.2.2.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - nguồn doanh nghiệp tiềm năng liên kết với đại học định hƣớng ứng dụng

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nƣớc, kể cả các nƣớc có trình độ phát triển cao. Đối với Việt Nam thì vị trí doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng quan trọng.

+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi tạo ra việc làm chủ yếu ở Việt Nam + Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ, do có mặt ở hầu hết các vùng, địa phƣơng

+ Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm hơn tới hoạt động R&D của doanh nghiệp

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (EMSs) chiếm tới 97%, và hiện đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, theo thống kê về đóng góp công nghệ của các doanh nghiệp này cho thấy chỉ số thấp. Điều này chứng tỏ năng lực công nghệ của các EMSs Việt nam chưa được phát huy. Qua nghiên cứu về mô hình trường đại học khoa học ứng dụng trên thế giới cho thấy sự gắn bó và tiềm năng hợp tác với các doanh nghiệp EMSs là rất lớn. Cấc chuyên gia nghiên cứu về mối quan hệ giữa các trường đại học

khoa học ứng dụng và doanh nghiệp cho biết, đát nước nào có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nền GDĐG của quốc gia ấy rất phù hợp để phát triển mô hình đại học khoa học ứng dụng.

2.2.2.4. Đại chúng hóa giáo dục đại học

Sự phát triển của giáo dục đại học thế giới là sự phát triển từ tinh hoa qua đại chúng đến phổ cập. Martin Trow đã đề nghị sử dụng các khái niệm và tiêu chí sau đây: GDĐH tinh hoa (elit higher education) khi tỷ số sinh viên ở độ tuổi đại học (gross enrolment rate - GER) dƣới 15%, GDĐH đại chúng (mass higher education) khi GER từ 15% đến 50%, GDĐH phổ cập (universal higher education) khi GER vƣợt 50%. Các nƣớc Bắc Mỹ, Tây và Bắc Âu, Úc và New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đều đạt trên ngƣỡng dƣới của GDĐH phổ cập vào đầu thế kỷ 21. Trong các nƣớc kinh tế kế hoạch tập trung trƣớc đây có Nga và Cu Ba cũng đạt ngƣỡng đó vào đầu thế kỷ 21; Trung Quốc đạt ngƣỡng dƣới của GDĐH đại chúng vào năm 2003. Trong các nƣớc ở khu vực Đông nam Á nhƣ Malaysia và Thái Lan có khả năng bƣớc vào ngƣỡng của GDĐH phổ cập vào cuối thập niên đầu thế kỷ 21. Ở Việt Nam trong thập niên cuối của Thế kỷ 20, việc tăng quy mô GDĐH là một chủ đề gây nhiều tranh luận. Tuy GER đối với GDĐH Việt Nam còn dƣới 10%. Muốn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc quy mô GDĐH nhƣ vậy còn thấp (theo tiêu chí của Martin Trow), cần phải đồng thời tăng quy mô và đảm bảo chất lƣợng. Trong thập niên cuối của Thế kỷ 20 mỗi năm số lƣợng sinh viên đại học Việt Nam gia tăng không quá 5%, nhƣng trong những năm đầu Thế kỷ 21 số lƣợng gia tăng đó vào cỡ 10%, và cho đến năm học 2004-2005 thì đạt ngƣỡng dƣới của chỉ tiêu về GDĐH đại chúng. [17]

Nhận xét: Từ những nghiên cứu về lịch sử phát triển giáo dục đại học, cùng với sự thay đổi các loại hình đại học trong xu thế hiện nay. Ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng: Xã hội nông nghiệp truyền thống trước đây chỉ cần

giáo dục cho một số ít người làm quan lại phong kiến cai trị số đông. Trong xã hội công nghiệp tư bản chủ nghĩa, nhà trường có chức năng đào tạo lao động làm thuê cho các xí nghiệp, nhà máy. Giáo dục có chức năng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Ngày nay, sự bùng nổ của khoa học công nghệ và thông tin đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Nhà trường hiện đại không còn khép kín mà mở cửa để liên tục tương tác với các thiết chế xã hội để phát triển con người. Trong xã hội tri thức, nhà trường có chức năng đào tạo đội ngũ công nhân tri thức có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên môn để làm việc trong các văn phòng, công sở. Rõ ràng là, sự xuất hiện của “lao động trí óc”, “công nhân trí thức”, “kinh tế tri thức” tất yếu kéo theo sự hình thành của “xã hội học tập” và hình thành những quan niệm mới về giáo dục như “học tập suốt đời (lifelong learning)”, giáo dục cho số đông (universal) với nhiều phương thức giáo dục phong phú “giáo dục từ xa”, “giáo dục trực tuyến (online education)”, giáo dục điện tử (E- education). Đồng thời, sự phát triển của giáo dục đã góp phần tạo ra những thay đổi to lớn trong cấu trúc lao động việc làm và chất lượng cuộc sống của toàn bộ xã hội. Giáo dục thế kỷ 21 trên thế giới được UNESCO xác định có bốn trụ cột cơ bản là: học biết, học làm, học cùng chung sống và học khẳng định sự phát triển cá nhân. [8]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình trường đại học định hướng ứng dụng phù hợp việt nam (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)