Học kỳ Các môn học và số tín chỉ Học kỳ 1 Môn 1 (số tín chỉ) Môn 2 (số tín chỉ) Môn 3 (số tín chỉ) … Học kỳ 2 Môn 1 (số tín chỉ) Môn 2 (số tín chỉ) Môn 3 (số tín chỉ) … … … … … …
(Xem Phụ lục 1 ví dụ về bản mô tả Chương trình đào tạo kỹ sư Xây dựng dân dụng của Trường Đại học Khoa học ứng dụng Karlruhe, Đức)
Mỗi môn học gồm hai phần, phần học lý thuyết và phần học thực hành. Đối với Trƣờng đại học khoa học ứng dụng thì tỷ lệ hai phần nhƣ sau:
Phần học tập thực hành, thực tập chiếm từ 60-70 %, phần học lý thuyết chiếm từ 30 - 40% thời gian học tập.
Giờ học thực hành thể hiện ở các hình thức:
+ Học tại phòng thí nghiệm (Lab)
+ Làm bài tập thực hành (Practical Exercises) + Giờ học dự án (Project lecture)
+ Hội thảo (Seminar) + Thực tập (Internship)
+ Tự học (Independent study)
Trong số giơ học của sinh viên trƣờng đại học khoa học ứng dụng:
+ Số giờ tự học và tự học có giám sát (Independent Study): 60% bao gồm cả thời gian thực tập và làm luận văn.
3.2.3. Mô hình phƣơng pháp giảng dạy và học tập
Phƣơng pháp giảng dạy đƣợc áp dụng phù hợp đối với từng hình thức và nội dung của từng môn học. Mô hình phƣơng pháp dạy - học đƣợc thiết lập trên cơ sở Tháp học tập (learning pyramid) thể hiện tỉ lệ phần trăm khả năng tiếp thu kiến thức tƣơng ứng với các hoạt động học tập của sinh viên.
Trong đó, hoạt động học tập đƣợc thực hiện đa dạng với các phƣơng pháp học tập kiến tạo nhƣ: Phƣơng pháp học qua vấn đề (Problem based learning), phƣơng pháp học qua dự án (Project based learning), phƣơng pháp học điện tử (e-learning), phƣơng pháp học lấy sinh viên làm trung tâm.
Hình 3.6. Tháp học tập
a) Học qua vấn đề (PBL, Problem Based Learning):
Học tập qua vấn đề là một phƣơng pháp dạy và học lôi cuốn sinh viên bằng tài liệu, phát triển hợp tác học tập, xây dựng học tập độc lập và phát triển học tập đào sâu. Học tập qua vấn đề đƣợc xem là một triết lý giáo dục hoặc một hƣớng tiếp cận trong thiết kế chƣơng trình đào tạo. Đặc biệt, trong trƣờng hợp tập trung vào tổ chức chƣơng trình đào tạo liên ngành, sinh viên đƣơng đầu với những vấn đề mà họ sẽ gặp trong cuộc sống. Theo quan điểm này, chƣơng trình đào tạo cần phải định hƣớng đa ngành, bởi vì các vấn đề trong đời sống thƣờng không chỉ giới hạn ở một chuyên ngành nhất định. Engel (1991) đã cố gắng tiếp cận vấn đề này bằng cách tập trung vào tính nhất
quán và chặt chẽ của chƣơng trình đào tạo liên quan đến sự lựa chọn nội dung và phƣơng pháp. Theo ông bốn khía cạnh chính cần phải xem xét trong chƣơng trình đào tạo dựa trên vấn đề đó là:
+ Học tích luỹ
+ Không giới hạn chiều sâu nghiên cứu một đề tài hoặc chủ đề nào trong một thời điểm bất kỳ, mà cần đƣợc giới thiệu lặp lại.
+ Học tập tích hợp
+ Các chủ đề không nên đƣợc trình bày một cách riêng lẻ, mà cần đƣợc học và nghiên cứu khi nó có liên quan đến vấn đề.
+ Tiển triển trong học tập
+ Khi sinh viên trƣởng thành thì các khía cạnh của chƣơng trình đào tạo phải thay đổi (ví dụ làm việc nhóm, tƣơng quan giữa lý thuyết và thực hành)
+ Tính nhất quán trong học tập
Mục tiêu của việc học tập dựa trên vấn đề phải đƣợc thao tác hoá trong từng khía cạnh của chƣơng trình đào tạo (ví dụ tƣơng quan giữa việc dạy học và kiểm tra). Tích hợp giữa các chuyên ngành đƣợc xem là một đặc trƣng quan trọng cho sự lựa chọn nội dung khoá học trong các chƣơng trình dựa trên vấn đề.
Các bƣớc học tập qua vấn đề gồm: + Xác định vấn đề là gì;
+ Đƣa ra tình trạng cụ thể của vấn đề; + Chỉ ra các thông tin cần thiết;
+ Chỉ ra các nguồn có thể tìm kiếm những thông tin đó; + Phát triển các giải pháp khả thi;
+ Phân tích và đƣa giải pháp tốt hơn;
b) Học qua dự án (Project Based Learning): là một phƣơng pháp học tập dựa trên việc giao một dự án cho ngƣời học và cần sự hợp tác với nhau để tạo nên một sản phẩm, một bài thuyết trình hoặc dạng thể hiện nào đó hoàn thành cuối môn học. Hai đặc điểm không thể thiếu của học qua dự án là: (01) những câu hỏi gợi mở đến vấn đề, động viên ngƣời học và (02) sản phẩm của ngƣời học đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra.
Những tính chất quan trọng của học qua dự án, theo Hiệp hội quốc tế về Công nghệ trong Giáo dục (ISTE), bao gồm:
+ Ngƣời học thực hiện dự án phù hợp với mong muốn và năng lực của mình.
+ Ngƣời học tổng hợp và phân tích thông tin, khám phá và báo cáo kết quả tìm hiểu đƣợc.
+ Ngƣời học tiến hành nghiên cứu, sử dụng các nguồn thông tin đa dạng.
+ Dự án đƣợc yêu cầu thực hiện trên đa lĩnh vực và kiến thức khác nhau.
+ Ngƣời học phải phối hợp một cách rộng rãi kiến thức và kỹ năng. + Dự án kéo dài trong một khoảng thời gian đáng kể.
+ Dự án bao gồm thiết kế và phát triển một sản phẩm, một bài thuyết trình hay kết quả thực hiện mà ngƣời khác có thể xem đƣợc hoặc dùng đƣợc.
+ Bối cảnh cho vấn đề mục tiêu rộng hơn bài học trên lớp.
+ Việc hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho dự án đƣợc định hƣớng bởi các mục tiêu giảng dạy.
c) Học tập cộng tác/hợp tác (collaborative learning, cooperative learning):
Học tập cộng tác là một phƣơng pháp giảng dạy và học tập trong đó sinh viên cùng nhau khám phá một câu hỏi quan trọng hoặc tạo ra một dự án
có ý nghĩa. Một nhóm sinh viên cùng thảo luận về một bài giảng hoặc sinh viên từ các khoa khác nhau làm việc với nhau qua mạng Internet về một tiểu luận là hai ví dụ của học tập hợp tác. Trọng tâm chính của Học tập Hợp tác là hội thảo, là một loại cụ thể của học tập hợp tác. Trong học tập hợp tác, sinh viên làm việc với nhau trong các nhóm nhỏ trong các hoạt động có cấu trúc. Cá nhân đƣợc đánh giá về việc chịu trách nhiệm công việc của bản thân và công việc chung của nhóm. Nhóm hợp tác làm việc mặt đối mặt và học cách làm việc nhƣ một đội. Trong một nhóm nhỏ, sinh viên có thể chia sẻ những điểm mạnh của mình cũng nhƣ cải thiện những kỹ năng còn yếu. Sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp; học cách giải quyết các xung đột. Khi nhóm hợp tác đƣợc hƣớng dẫn bởi các mục tiêu rõ ràng, sinh viên tham gia vào nhiều hoạt động nhằm nâng cao sự hiểu biết của họ về các đối tƣợng khám phá.
Có ba điều cần thiết sau để tạo ra một môi trƣờng mà trong đó học tập hợp tác có thể thực hiện đƣợc. Đầu tiên, sinh viên cần phải cảm thấy an toàn, nhƣng cũng thách thức. Thứ hai, các nhóm cần phải đủ nhỏ để tât cả các thành viên có thể đóng góp. Thứ ba, nhiệm cụ của từng sinh viên trong nhóm phải đƣợc xác định rõ ràng. Ngoài ra, trong học tập hợp tác nhóm nhỏ cung cấp một nơi mà
+ Sinh viên tham gia tích cực;
+ Giảng viên có những thời điểm trở thành ngƣời học, và ngƣời học đôi khi giảng dạy;
+ Mỗi thành viên đều đƣợc tôn trọng;
+ Các dự án và các câu hỏi hấp dẫn và thách thức sinh viên;
+ Sự đa dạng đƣợc tán dƣơng, và tất cả những đóng góp đều đƣợc đánh giá;
+ Mục tiêu đƣợc xác định rõ ràng và đƣợc sử dụng nhƣ là bản hƣớng dẫn;
+ Các công cụ nghiên cứu nhƣ truy cập Internet luôn sẵn có; + Sinh viên đƣợc đầu tƣ vào việc học của mình.
Bảng 3.4: Mô hình phương pháp dạy và học
Phƣơng pháp dạy Phƣơng pháp học
Bài giảng (lectures)
Học trên lớp (face - to - face) Classroom Làm việc nhóm (Team work) Thảo luận (discussion) Thuyết trình (Presentation) X x x bài tập thực hành (Pratical Exercises) Học trên lớp (face - to - face) Classroom Độc lập nghiên cứu và học tập (Independent study) Hoc tập giải
quyết vấn đề (assignment) Viết tự luận X x x
Thuyết trình (Presentation) Độc lập nghiên cứu và học tập (Independent study) Học giải quyết vấn đề (problem-based learning) Học qua dự án (project-based learning) Viết tự luận (assignment) hoặc báo cáo dự
án Thuyết trình (Presentation) x x Giảng dạy dự án (project lectures) Học trên lớp (face - to - face) Classroom Học giải quyết vấn đề (problem-based learning) Học qua dự án (project-based learning) Viết tự luận (writen assignment) Thuyết trình (Presentation) Thuyết trình (Presentation) x
Hội thảo Seminar
Học trên lớp (face - to - face) Classroom Học giải quyết vấn đề (problem-based learning) Thuyết trình (Presentation) Viết tự luận (writen assignment) Thảo luận (discussion) Thảo luận (discussion) x
Thí nghiệm Học ở phòng thí nghiệm Làm việc nhóm
(Team work) Độc lập nghiên cứu và học tập (Independent study) Học giải quyết vấn đề (problem- based learning) Thuyết trình (Presentation) Viết tự luận (writen assignment) Thảo luận (discussion) Thực tập Học tập và làm việc tại hiện trƣờng (công trƣờng, doanh nghiệp…) Độc lập nghiên cứu và học tập (Independent study) Học qua dự án (project-based learning) Học giải quyết vấn đề (problem- based learning)
Viết báo cáo dự án (Project report) Thuyết trình (Presentation) Thảo luận (discussion)
3.2.4. Mô hình phƣơng pháp kiểm tra đánh giá
Đánh giá dựa trên năng lực ngƣời học, trên cơ sở những kết quả học tập mong muốn đƣợc xây dựng cho từng môn học. Đánh giá đƣợc áp dụng cho toàn bộ quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên, những đóng góp của từng sinh viên trong các hoạt động nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao.
Các phƣơng pháp đánh giá tích hợp gồm: Bài tập thực hành - Practical exercises; Tiểu luận nghiên cứu - Study assignment; Bài kiểm tra viết - written exam;
Vấn đáp - Oral exam;
Làm việc tại phòng thí nghiệm - Lab work; Tiểu luận thực tế - Practical assignment;
Thuyết trình - Presentation (qua - trƣợt - pass / fail);
Bài tập thực hành - Practical exercise (qua - trƣợt - pass / fail); Viết báo cáo - written report;
Thuyết trình - presentation;
Viết Luận văn tốt nghiệp - written Bachelor Thesis.
Phƣơng pháp đánh giá kiểm tra này đảm bảo sự công bằng và minh bạch, đánh giá đúng năng lực của sinh viên ứng dụng, nhất là khi áp dụng các phƣơng pháp học tập thực hành mới. Phƣơng pháp này hoàn toàn tƣơng thích với phƣơng pháp giảng dạy và học tập chủ động và tích hợp của nhà trƣờng.
Năng lực của sinh viên tốt nghiệp chƣơng trình đào tạo khoa học ứng dụng đƣợc tiếp cận trên cơ sở cấu trúc quanh yêu cầu và nhiệm vụ, đòi hỏi ngƣời thực hiện không chỉ có kiến thức và kỹ năng mà còn cần những thói quen, cảm xúc và thái độ thích hợp. Năng lực ở đây không chỉ là nhận thức mà còn động lực, đạo đức, xã hội và hành vị. Năng lực cốt lõi mà sinh viên đại học ứng dụng đạt đƣợc sau khi tốt nghiệp đó là:
+ Năng lực xử lý thông tin, giải quyết vấn đề + Năng lực học tập suốt đời
+ Năng lực giao tiếp + Năng lực văn hóa
+ Năng lực làm chủ (làm chủ kinh doanh)
3.2.5. Mô hình tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học
Nguyên tắc:
+ Thực hiện nghiên cứu ứng dụng, triển khai và chuyển giao công nghệ; + Đảm bảo hoạt động nghiên cứu và giảng dạy không tách rời;
+ Xác định những lĩnh vực ƣu tiên cho nghiên cứu trên cơ sở chiến lƣợc phát triển nghiên cứu quốc gia, khu vực;
+ Có sự kết nối tƣ vấn giữa các khoa, các giáo sƣ và các đơn vị bên ngoài; + Kết hợp với các trƣờng nghiên cứu tạo thành một cộng đồng nghiên cứu.
Cách thức tổ chức nghiên cứu:
+ Theo hình thức tập trung (từ trên xuống)
+ Theo hình thức phi tập trung (từ dƣới đề xuất lên) + Kết hợp cả hai hình thức trên
Tuy nhiên hình thức phi tập trung là chủ yếu
Ban Điều hành Phê duyệt
Trung tâm/Phòng Nghiên cứu khoa học Chuyên ngành
Nhóm/cá nhân Đề xuất
Do sự năng động của xã hội tri thức bao hàm nhu cầu phải liên tục cập nhật và đào tạo lại các công nhân tri thức. Các hoạt động chính trong lĩnh vực này là chuyển giao tri thức và ứng dụng tri thức thông qua giáo dục và nghiên
trƣờng đại học định hƣớng ứng dụng bên cạnh nghĩa vụ dạy học của họ. Tuy nhiên, khác với các trƣờng đại học truyền thống, nghiên cứu của các trƣờng đại học định hƣớng ứng dụng nhằm mục đích đóng góp vào công cuộc đổi mới của khu vực và đề nâng cao chất lƣợng nghề nghiệp, thông qua sự kết nối các nghề nghiệp chuyên môn và giáo dục thông qua nghiên cứu ứng dụng và phát triển. Nghiên cứu ứng dụng dựa trên kết quả thu đƣợc từ các dự án nghiên cứu cơ bản. Mục tiêu của nó là phát triển mới các ứng dụng thực tế, phƣơng pháp, giải pháp cho các vấn đề. Còn phát triển dựa trên sự sáng tạo, đổi mới và thực tế, và nó tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm mới, quy trình sản xuất và hệ thống hoặc cải thiện những thứ hiện có.
Trong khi mục tiêu nghiên cứu của các trƣờng đại học nghiên cứu là đƣa ra hoặc thử nghiệm lý thuyết mới, dựa trên việc tiếp thu tri thức mới mà không cần phải ứng dụng vào đâu thì mục tiêu nghiên cứu của các trƣờng đại học ứng dụng là Triển khai thực nghiệm và tƣ vấn, trong đó
Triểu khai thực nghiệm: là một công việc có hệ thống, dựa trên kiến thức thu đƣợc từ nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế, hƣớng đến sản xuất vật liệu mới, các sản phẩm và thiết bị; thiết lập các quy trình mới, hệ thống và dịch vụ; hoặc để cải thiện các sản phẩm đƣợc sản xuất hoặc hoặc đã đƣợc lắp đặt.
Công tác tƣ vấn: chủ yếu trên cơ sở cá nhân để cung cấp dịch vụ cho các ngành công nghiệp, thƣơng mại, các tổ chức công cộng, cơ quan chuyên nghiệp, cộng đồng và các đối tác văn hóa.
3.2.6. Mô hình tổ chức hợp tác với doanh nghiệp
ĐHKHƢD có khả năng tham gia các quan hệ đối tác và các dạng quan hệ trao đổi tri thức khác với các doanh nghiệp và cộng đồng trong khu vực bằng nhiều cách. Các đối tác của KHƢD bao gồm các loại hình doanh nghiệp (vừa và nhỏ, các ngành kinh doanh đặc thù, các văn phòng chính phủ khu vực/tỉnh, các tổ chức phi chính phủ (phi lợi nhuận, từ thiện), các viện y tế, các trƣờng dạy nghề, các nhóm lợi ích đặc biệt, v.v.
Các loại hình quan hệ tƣơng tác giữa một trƣờng KHƢD với các cộng đồng/doanh nghiệp trong khu vực có thể đƣợc phân loại nhƣ sau:
1.Gắn kết chƣơng trình đào tạo với nhu cầu của ngành công nghiệp 2.Thực tập và luận văn của sinh viên
3.Trao đổi/biệt phái đội ngũ nhân viên (staff mobility) 4.Hỗ trợ các chủ doanh nghiệp mới tốt nghiệp
5.Hợp đồng nghiên cứu và tƣ vấn
6.Cơ cấu đại diện của khu vực trong thành phần cấu trúc quản trị đại học KHƢD
Các trƣờng KHƢD tăng cƣờng sự tham gia vào khu vực ở ba cấp độ:
Vĩ mô: Xây dựng một tầm nhìn chiến lƣợc thể hiện dự định trong việc đóng góp cho sự phát triển của khu vực và huy động các mạng lƣới và các nguồn lực của cơ sở giáo dục để thực hiện điều đó.
Trung mô: Phát triển các nhóm cơ sở tiến hành các loại hợp tác đa ngành mới với các đối tác trong khu vực và hỗ trợ các loại hình mới, liên quan đến khu vực về phát triển tri thức.
Vi mô: Khuyến khích cá nhân thực hiện các hoạt động bên cạnh việc giảng dạy để giúp củng cố dòng chảy tri thức và nghiên cứu ứng dụng xã hội vào khu vực địa phƣơng.
1) Xây dựng bộ phận hợp tác với doanh nghiệp, lãnh đạo bộ phận có vị trí cấp cao trong trƣờng;
2) Thiết kế và xây dựng chƣơng trình giáo dục riêng theo nhu cầu của khu vực, hợp tác với doanh nghiệp và cộng đồng địa phƣơng. Xây dựng các kỹ