III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠ
2. Đối với giáo viên
2.3. Xây dựng giờ học trực tuyến hạnh phúc, lớp học trực tuyến yêu thương
2.3.1. Thu hút, lôi cuốn HS vào các bài giảng và tạo hứng thú học tập cho học sinh
học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học
Dạy học trực tuyến hoàn toàn khác với các lớp học truyền thống; vì không thể lên lớp gặp mặt trực tiếp HS, GV cần tìm hiểu thêm một số phương pháp dạy học mới, phù hợp hơn cho các lớp học trực tuyến. Không thể áp dụng các phương pháp giảng dạy, đứng lớp thông thường vào dạy học online. Mỗi GV đã biết làm mới tiết dạy của mình, tiết sau “mới” hơn tiết trước. Sau mỗi tiết học, trò học được nhiều tri thức bổ ích tạo nên sự đam mê học hỏi, khám phá tự tin, khẳng định mình. Bởi nếu GV biết đưa ra câu hỏi “gợi mở” mang tính “phát động”, chắc chắn sẽ nhận được
câu trả lời hay, độc đáo; GV biết “cuốn” HS vào trò chơi học tập. Trong quá trình giảng dạy trực tuyến, nhiều GV đã mạnh dạn giao việc cho HS, hướng dẫn các em để chúng làm theo định hướng của mình nhưng cũng để “Đất” cho các em thể hiện tính sáng tạo, tuyệt đối không được áp đặt. Khi ngồi học trước máy tính hoặc điện thoại sẽ dễ gây cảm giác nhàm chán cho HS. GV nên xây dựng và khuyến khích thảo luận nhóm có thể giúp ích rất nhiều cho HS, tạo cảm giác hứng thú cho người học hơn. Có nhiều cách để khuyến khích sự tham gia tích cực các hoạt động nhóm của HS, chẳng hạn như thảo luận nhóm, đăng bài thuyết trình nhóm, phân công tài liệu đọc, theo dõi tiến độ xung phong phát biểu, tương tác giữa GV và bạn bè trong lớp,… Sự tham gia vào các hoạt động học tập sẽ giúp HS học tập tự giác hơn, tự làm việc, tự tìm hiểu tài liệu và xem lại bài học trước khi lên lớp. Hơn nữa, chính điều này giúp tạo tinh thần đồng đội, xây dựng tinh thần đội nhóm hoàn hảo cho một lớp học. Như vậy, nếu biết tận dụng thế mạnh khi học trực tuyến sẽ rèn luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng về CNTT phù hợp với con người thời đại 4.0 và GV cũng cảm thấy có động lực cho việc dạy trực tuyến hơn.
Tóm lại, nghề dạy học là một nghệ thuật - nghệ thuật dạy trẻ. Thầy, cô phải đóng nhiều vai: tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, cả khán giả... Làm thầy, nhưng phải hiểu trò đang nghĩ gì, làm gì trong giờ học. Bởi bài giảng là một “món ăn”, nếu nhàm chán, học trò sẽ “bỏ ăn” – bỏ học.
Hình ảnh dạy học môn hóa học bằng phiếu tự học tích hợp
Ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc đổi mới các hình thức tổ chức dạy học trực tuyến cũng là một yêu cầu thiết yếu. GV cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để phù hợp với yêu cầu của xã hội trong thời đại mới. GV cần tổ chức các hình thức như: trải nghiệm, câu lạc bộ, cuộc thi…để tạo hứng thú cho HS, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đồng thời giúp các em hình thành được những năng lực, kĩ năng sống cho bản thân.
Hình ảnh hoạt động trải nghiệm soạn giáo án E- learning của HS
Tăng cường tương tác trực tuyến
Để làm cho giờ học online trở nên thú vị và đạt hiệu quả như mong muốn, GV đã tận dụng những ứng dụng, phần mềm thiết kế những câu hỏi đố vui, trò chơi… giúp HS vừa học tập, đồng thời tạo tâm lý hứng thú học bài, giảm bớt sự căng thẳng trong học tập. Sử dụng trò chơi trực tuyến trong dạy học có nhiều tác dụng như: giúp HS thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. HS tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, tạo hứng thú học tập, kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để HS tự thể hiện mình. Thông qua trò chơi, HS vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống. Ở đề tài này tác giả xin giới thiệu một số phần mềm mà giáo viên trường THPT Nghi Lộc 5 đã sử dụng trong dạy học trực tuyến:
-Phần mềm padlet là một bảng thảo tương tác trực tuyến, như một bảng tin vô tận mà ở đó GV và HS có thể cùng ghim, lưu trữ, chia sẻ thông tin, ý tưởng với nhau:
Hình ảnh lớp học k16A1 sử dụng padlet học tập
- Phần mềm Azota.vn và phần mềm shub classroom là hai phần mềm kiểm tra trực tuyến có thể nói là tối ưu nhất hiện nay, hai phần mềm này cho phép GV tạo ra các đề thi dạng trắc nghiệm, tự luận, câu điền khuyết,..., các phần mềm này có thể cho phép GV đảo đề, cài đặt thời gian, kiểm soát số lần HS thoát ra khỏi bài làm, sau khi HS làm bài xong GV có thể xuất điểm ra file Excel.
Phần mềm wheelofname.com: là phần mềm tạo ra vòng quay gọi tên HS bất kỳ, giáo viên có thể sử dụng dụng phần mềm trong dạy học thì HS sẽ phải tập trung học hơn vì vòng quay có thể chỉ vào tên mình bất kỳ lúc nào.
Các phần mềm : Quizizz, Kahoot, Gimkit, Blooket, Quizlet, Wordwall, nearpod, Liveworksheet, Baamboozle là các phần mềm tạo các game trò chơi trong dạy học trực tuyến, với các dạng trò chơi đa dạng và phong phú giúp cho tiết học trở nên sôi nổi, bớt căng thăng, tạo hứng thú cho HS hơn trong học tập. Các phần mềm trò chơi này còn giúp HS ôn lại kiến thức rất tốt, giúp GV sẽ điểm danh được HS nào không tham gia trong buổi học, cũng như nắm bắt được khả năng tiếp thu bài của HS.
Hình ảnh GV sử dụng phần Quizizz, Baamboozle tổ chức trò chơi trực tuyến cho HS
-Đối với dạy học trực tuyến không thể thực hiện các thí nghiệm trực tiếp cho HS, để khắc phục điều đó GV sử phần mềm https://phet.colorado.edu/vi/ giúp HS thực hiện các thí nghiệm ảo trong quá trình học tập.
Lưu lại nội dung bài giảng
Khi học trực tuyến việc GV nói hoặc trình bày liên tục bài giảng trong một khoảng thời gian dài có thể khiến HS mất tập trung hoặc do đường truyền mạng kém, học sinh bị lỗi kỹ thuật,.... Vì vậy, việc lưu trữ lại bài giảng là cách quan trọng giúp GV và HS tạo nên hiệu quả cao trong việc dạy, học. Các bài giảng đã được quay có thể được lưu giữ lại để HS có thể xem lại khi cần; Lưu trữ bài giảng giúp HS tự học, tự ôn tập tốt hơn; Khi dạy bằng phần mềm zoom GV có thể sử dụng chức ghi lại nội dung bài học rồi chia sẻ qua zalo, messenger hoặc tải lên youtube cho HS xem lại.
Hình ảnh GV lưu bài giảng trên youtube Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
Đánh giá sau giờ học để GV và HS cùng nhìn lại kết quả học tập, giúp HS xem lại những kiến thức mình được học cũng như mức độ hiểu bài. Đối với GV, việc đánh giá sau giờ học giúp thầy cô xem xét phương pháp dạy của mình đã hiệu quả chưa. Qua đó, cả thầy và trò có thể đánh giá, bàn luận và rút kinh nghiệm cho những giờ học trực tuyến tiếp theo. Việc thực hiện kiểm tra đánh giá sau các giờ học cũng góp phần giúp HS tích cực hơn trong học tập. GV đa dạng các hình thức đánh giá khác nhau để không gây nhàm chán cho HS. Qua đó, GV cũng có thể đánh giá được nhiều nội dung kiến thức và kỹ năng. GV có thể sử dụng một số hình thức đánh giá như: đánh giá nhanh mức độ hiểu bài của HS sau mỗi bài học thông qua tổ chức trò chơi trực tuyến trên các phần mềm Quizizz, Kahoot, Gimkit, Blooket, Quizlet, Wordwall, nearpod, Liveworksheet, Baamboozle, yêu cầu HS quay các video ngắn trình bày bài làm của mình hoặc trình bày bài làm của mình vào giấy rồi chụp ảnh gửi qua zalo, messenger, padlet,... hoặc GV có thể cho HS làm các bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận qua phần mềm shub classroom,...
Hình ảnh GV kiểm tra đánh giá trên trên shub classroom và Quizizz
Một số hình ảnh về kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh trên padlet 2.3.2. Tôn trọng và lắng nghe HS
Trong môi trường sư phạm, lắng nghe HS là một yếu tố vô cùng quan trọng để giữa thầy và trò luôn có sự đồng cảm, chia sẻ, cảm thông lẫn nhau. Từ đó, môi trường sư phạm luôn có năng lượng tích cực, tạo động lực cho công việc dạy và học trực tuyến gặt hái nhiều hiệu quả hơn. Những sự việc đáng tiếc xảy ra trong giờ học trực tuyến phần nào cũng do chúng ta chưa biết lắng nghe HS; chưa có sự tương tác, hợp tác và chưa có niềm tin lẫn nhau giữa thầy và trò. Vì vậy, GV cần tạo cho HS có cảm giác GV như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập. GV luôn khích lệ, động viên, lắng nghe, tôn trọng HS, cho các em được sai lầm, được nói ra cảm xúc, quan điểm của mình trong mỗi bài học là liên hệ với cuộc sống, giúp các em tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Qua đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung của mỗi HS.
2.3.3. Khuyến khích, hướng dẫn HS tham gia xây dựng nội quy lớp học trực tuyến tuyến
Môi trường tôn trọng tiếng nói của HS là môi trường có sự tham gia tích cực của HS trong xây dựng và thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử…Việc khuyến khích HS xây dựng nội quy lớp học sẽ giúp các em hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội
qui do chính các em đề ra, HS được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình quyết định, đồng thời phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm của HS trong lớp.
Hình ảnh nội quy học trực tuyến lớp 11A1 2.3.4. Tham khảo các phản hồi
HS có thể cung cấp cho GV những phản hồi có giá trị, giúp bạn nhận ra ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, từ đó đề ra phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn. Đi đôi với tần số dạy học trực tuyến ngày càng nhiều trong thời buổi hiện nay, các HS sẽ có nhiều trải nghiệm online với nhiều GV khác nhau. Trải nghiệm này có thể giúp hình thành những so sánh, nhận xét và đánh giá về những mặt tích cực và tiêu cực của một lớp học trực tuyến nào đó. Ngoài ra,trong thời buổi CNTT và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các GV có thể thể tìm kiếm và kết nối với các GV dạy trực tuyến khác để cùng trao đổi, tham khảo, tham dự các giờ dạy của GV khác nhau và chia sẻ các phương pháp dạy học trực tuyến hay và hiệu quả. Vốn nguồn gốc của giáo dục là một lĩnh vực ‘chia sẻ, cộng tác vàcùng phát triển’, vì vậy sự kết nối, sẻ chia kinh nghiệm, phương pháp giữa các GV đang dạy học trực tuyến là điều hoàn toàn cần thiết và giúp ích rất nhiều cho sự tiếnbộ của công tác dạy, học trực tuyến.
2.4. Quan tâm chăm sóc bản thân
Dạy học trong bối cảnh dịch bệnh đã và đang gây áp lực tâm lý cho GV; việc ngồi quá lâu trước các thiết bị điện tử sẽ có hại cho mắt, não, gây mệt mỏi và làm cho tâm lý GV trở nên không ổn định, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung và trí
trạngthái thoải mái toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi đó, chúng ta sẽ vượt qua những cảm xúc tiêu cực, bi quan để duy trì lối sống tích cực, lạc quan; tự điều chỉnh tốt, có khả năng sống hòa hợp với người khác; tự kiểm soát tốt, giữ cânbằng về lý trí và cảm xúc; đối diện với các vấn đề và cố gắng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả;…GV cũng cần tạo cho mình một phong cách sống vui vẻ, thoải mái, lạc quan, yêu đời,…GV phải yêu nghề, nhiệt huyết với nghề, tích cực, nhiệttình, năng nổ trong các hoạt động, phong trào…
3. Đối với học sinh 3.1 Chuẩn bị 3.1 Chuẩn bị
Để bắt đầu tham gia các lớp học trực tuyến hiệu quả, HS cần chuẩn bịcho mình thiết bị học tập đầy đủ như: máy tính, điện thoại có kết nối mạng internet, sạc đầy pin trước khi sử dụng; tài liệu học tập đầy đủ: sách giáo khoa, vở ghi chép,...; không gian học riêng yên tĩnh, bàn học an toàn, có đủ ánh sáng. Ngoài ra, HS cần phải hoàn thành các nhiệm GV giao chuẩn bị trước ở nhà.
Hình ảnh về trang thiết bị và góc học tập của HS
3.2. Tâm thế học online
Tậm thế nó quyết định cho việc học như thế nào, nó thúc đẩy HS hoạt đông tích cực hay không tích cực. Nếu chúng ta không thoái mải với việc học online thì sẽ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực dẫn đến việc học tập không hiệu quả. Vì vậy, mỗi HS cần xây dựng cho mình một tâm thế tích cực, đó là vào học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, đầu tóc chỉnh chu, giấy bút sẵn sàng để viết,... Giao tiếp khi học trực tuyến có văn hóa, cần phải tắt mic, bật camera khi đang học, ấn nút "giơ tay" khi muốn trình bày ý kiến, chào hỏi GV khi vào và ra lớp. Mỗi HS cần nhận thức được rằng học online không chỉ vì dịch covid mà nói còn là xu thế tất yếu của thế kỷ 21.
3.3. Xác định mục tiêu
Để mỗi giờ học trực tuyến có hiệu quả, HS cần phải xác định mục tiêu cụ thể của bài học đó trước giờ học, sau giờ học phải xác định được mục tiêu nào đã đạt được, mục tiêu nào chưa đạt thì có thể hỏi thầy cô, bạn bè hoặc xem lại video bài giảng.
Ngoài ra, khi học trực tuyến hay trực tiếp, HS cũng nên lập cho mình kế hoạch rõ ràng và chi tiết. Điều này sẽ giúp HS có được thói quen học tập tốt, thời gian học bài, thời gian làm bài tập, thời gian nghỉ ngơi... tất cả sẽ được thực hiện rõ ràng, nhằm đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.
3.4. Xây dựng động lực, tinh thần tự giác
Học trực tuyến sẽ đem lại cho HS môi trường học thoải mái, không bị gò bó, không cần phải đến trường, nhưng không vì thế mà lơ đãng, không tập trung, và trì hoãn công việc học tập của mình. Hãy chăm chỉ làm bài tập, luyện tập các kiến thức đã học, sự nỗ lực, kiên trì sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc tự giác học tập sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như các bài học đến từ GV. Ngoài ra, nó còn tạo ra một tâm lý thật sự sẵn sàng và thoải mãi để chinh phúc những khó khăn trong quá trình tiếp thu những kiến thức mới, khó.
Dù học online hay trực tiếp, mỗi HS phải rèn luyện cho bản thân tinh thần tự học để khi không có sự giám sát của thầy cô và bố mẹ, việc tiếp thu kiến thức và chủ động tìm kiếm tài liệu… vẫn diễn ra bình thường. Cũng giống như cách học truyền thống, khi có bất cứ một kiến thức nào chưa hiểu, các bạn cần mạnh dạn hỏi lại ngay để được GV giảng giải cặn kẽ. Đây cũng là cách hiệu quả để tăng tính tương tác giữa GV và HS trên môi trường online. Cuối cùng, sau khi nghe bài giảng, cách học hiệu quả nhất vẫn là làm đầy đủ bài tập GV giao.
3.5. Tích cực tương tác trong giờ học
HS nên tích cực tương tác, tham gia trả lời, thảo luận các câu hỏi, ý kiến của các bạn và thầy cô. Bởi vì khi học online, sẽ có một số hạn chế là thầy cô sẽ không để ý được hết HS của mình. Điều đó dẫn đến nhiều bạn không tương tác