III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠ
2. Đối với giáo viên
2.3. Xây dựng giờ học trực tuyến hạnh phúc, lớp học trực tuyến yêu thương
2.3.3. Khuyến khích, hướng dẫn HS tham gia xây dựng nội quy lớp học trực tuyến
tuyến phần nào cũng do chúng ta chưa biết lắng nghe HS; chưa có sự tương tác, hợp tác và chưa có niềm tin lẫn nhau giữa thầy và trò. Vì vậy, GV cần tạo cho HS có cảm giác GV như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập. GV luôn khích lệ, động viên, lắng nghe, tôn trọng HS, cho các em được sai lầm, được nói ra cảm xúc, quan điểm của mình trong mỗi bài học là liên hệ với cuộc sống, giúp các em tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Qua đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung của mỗi HS.
2.3.3. Khuyến khích, hướng dẫn HS tham gia xây dựng nội quy lớp học trực tuyến tuyến
Môi trường tôn trọng tiếng nói của HS là môi trường có sự tham gia tích cực của HS trong xây dựng và thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử…Việc khuyến khích HS xây dựng nội quy lớp học sẽ giúp các em hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội
qui do chính các em đề ra, HS được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình quyết định, đồng thời phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm của HS trong lớp.
Hình ảnh nội quy học trực tuyến lớp 11A1 2.3.4. Tham khảo các phản hồi
HS có thể cung cấp cho GV những phản hồi có giá trị, giúp bạn nhận ra ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, từ đó đề ra phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn. Đi đôi với tần số dạy học trực tuyến ngày càng nhiều trong thời buổi hiện nay, các HS sẽ có nhiều trải nghiệm online với nhiều GV khác nhau. Trải nghiệm này có thể giúp hình thành những so sánh, nhận xét và đánh giá về những mặt tích cực và tiêu cực của một lớp học trực tuyến nào đó. Ngoài ra,trong thời buổi CNTT và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các GV có thể thể tìm kiếm và kết nối với các GV dạy trực tuyến khác để cùng trao đổi, tham khảo, tham dự các giờ dạy của GV khác nhau và chia sẻ các phương pháp dạy học trực tuyến hay và hiệu quả. Vốn nguồn gốc của giáo dục là một lĩnh vực ‘chia sẻ, cộng tác vàcùng phát triển’, vì vậy sự kết nối, sẻ chia kinh nghiệm, phương pháp giữa các GV đang dạy học trực tuyến là điều hoàn toàn cần thiết và giúp ích rất nhiều cho sự tiếnbộ của công tác dạy, học trực tuyến.
2.4. Quan tâm chăm sóc bản thân
Dạy học trong bối cảnh dịch bệnh đã và đang gây áp lực tâm lý cho GV; việc ngồi quá lâu trước các thiết bị điện tử sẽ có hại cho mắt, não, gây mệt mỏi và làm cho tâm lý GV trở nên không ổn định, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung và trí
trạngthái thoải mái toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi đó, chúng ta sẽ vượt qua những cảm xúc tiêu cực, bi quan để duy trì lối sống tích cực, lạc quan; tự điều chỉnh tốt, có khả năng sống hòa hợp với người khác; tự kiểm soát tốt, giữ cânbằng về lý trí và cảm xúc; đối diện với các vấn đề và cố gắng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả;…GV cũng cần tạo cho mình một phong cách sống vui vẻ, thoải mái, lạc quan, yêu đời,…GV phải yêu nghề, nhiệt huyết với nghề, tích cực, nhiệttình, năng nổ trong các hoạt động, phong trào…
3. Đối với học sinh 3.1 Chuẩn bị 3.1 Chuẩn bị
Để bắt đầu tham gia các lớp học trực tuyến hiệu quả, HS cần chuẩn bịcho mình thiết bị học tập đầy đủ như: máy tính, điện thoại có kết nối mạng internet, sạc đầy pin trước khi sử dụng; tài liệu học tập đầy đủ: sách giáo khoa, vở ghi chép,...; không gian học riêng yên tĩnh, bàn học an toàn, có đủ ánh sáng. Ngoài ra, HS cần phải hoàn thành các nhiệm GV giao chuẩn bị trước ở nhà.
Hình ảnh về trang thiết bị và góc học tập của HS
3.2. Tâm thế học online
Tậm thế nó quyết định cho việc học như thế nào, nó thúc đẩy HS hoạt đông tích cực hay không tích cực. Nếu chúng ta không thoái mải với việc học online thì sẽ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực dẫn đến việc học tập không hiệu quả. Vì vậy, mỗi HS cần xây dựng cho mình một tâm thế tích cực, đó là vào học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, đầu tóc chỉnh chu, giấy bút sẵn sàng để viết,... Giao tiếp khi học trực tuyến có văn hóa, cần phải tắt mic, bật camera khi đang học, ấn nút "giơ tay" khi muốn trình bày ý kiến, chào hỏi GV khi vào và ra lớp. Mỗi HS cần nhận thức được rằng học online không chỉ vì dịch covid mà nói còn là xu thế tất yếu của thế kỷ 21.
3.3. Xác định mục tiêu
Để mỗi giờ học trực tuyến có hiệu quả, HS cần phải xác định mục tiêu cụ thể của bài học đó trước giờ học, sau giờ học phải xác định được mục tiêu nào đã đạt được, mục tiêu nào chưa đạt thì có thể hỏi thầy cô, bạn bè hoặc xem lại video bài giảng.
Ngoài ra, khi học trực tuyến hay trực tiếp, HS cũng nên lập cho mình kế hoạch rõ ràng và chi tiết. Điều này sẽ giúp HS có được thói quen học tập tốt, thời gian học bài, thời gian làm bài tập, thời gian nghỉ ngơi... tất cả sẽ được thực hiện rõ ràng, nhằm đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.
3.4. Xây dựng động lực, tinh thần tự giác
Học trực tuyến sẽ đem lại cho HS môi trường học thoải mái, không bị gò bó, không cần phải đến trường, nhưng không vì thế mà lơ đãng, không tập trung, và trì hoãn công việc học tập của mình. Hãy chăm chỉ làm bài tập, luyện tập các kiến thức đã học, sự nỗ lực, kiên trì sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc tự giác học tập sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như các bài học đến từ GV. Ngoài ra, nó còn tạo ra một tâm lý thật sự sẵn sàng và thoải mãi để chinh phúc những khó khăn trong quá trình tiếp thu những kiến thức mới, khó.
Dù học online hay trực tiếp, mỗi HS phải rèn luyện cho bản thân tinh thần tự học để khi không có sự giám sát của thầy cô và bố mẹ, việc tiếp thu kiến thức và chủ động tìm kiếm tài liệu… vẫn diễn ra bình thường. Cũng giống như cách học truyền thống, khi có bất cứ một kiến thức nào chưa hiểu, các bạn cần mạnh dạn hỏi lại ngay để được GV giảng giải cặn kẽ. Đây cũng là cách hiệu quả để tăng tính tương tác giữa GV và HS trên môi trường online. Cuối cùng, sau khi nghe bài giảng, cách học hiệu quả nhất vẫn là làm đầy đủ bài tập GV giao.
3.5. Tích cực tương tác trong giờ học
HS nên tích cực tương tác, tham gia trả lời, thảo luận các câu hỏi, ý kiến của các bạn và thầy cô. Bởi vì khi học online, sẽ có một số hạn chế là thầy cô sẽ không để ý được hết HS của mình. Điều đó dẫn đến nhiều bạn không tương tác sẽ bị chậm trễ, ì ạch và không hiểu bài. Vì vậy, hãy tương tác thường xuyên để thầy cô có thể đánh giá được khả năng hiểu bài của mình đến đâu, hướng dẫn và góp ý sau mỗi câu trả lời của mình, giúp HS nâng cao lên được kiến thức của mình và không bị tụt lại phía sau. Ngoài ra việc thường xuyên tương tác với thầy cô, ban bè bằng các câu hỏi hoặc các câu chuyện liên quan đến bài học, hoặc những câu chuyện bên lề cuộc sống sẽ tạo nên không khí sinh động, thoải mãi hơn trong các buổi học online.
3.6. Tham gia tích cực các hoạt động trải nghiệm trực tuyến
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới; một trong những hoạt động có ý nghĩa và là sân chơi bổ ích cho các em HS. Sau những giờ học trực tuyến căng thẳng, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm góp phần giảm áp lực, stress, tạo tâm lý thoải mãi cho HS. Qua đó giúp các em hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách, các năng lực, tâm lí xã hội, tích lũy kinh nghiệm và phát huy sáng tạo để áp dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
Hội thi giới thiệu sách hay trực tuyến trường THPT Nghi Lộc 5 năm học 2021- 2022
HS tham gia cuộc thi KHKT cấp Tỉnh trực tuyến năm học 2021 - 2022
4. Đối với phụ huynh
4.1. Ủng hộ, hỗ trợ việc học trực tuyến
Để dạy học trực tuyến trong bối cảnh HS không đến trường học tập trung là giải pháp cần thiết, hợp lý hiện nay, ngoài sự cố gắng, nổ lực của nhà trường, của các thầy cô giáo thì sự quan tâm, ủng hộ và hỗ trợ từ phía PH là rất cần thiết. Các bậc PH cần chuẩn bị đầy các trang thiết bị, đường truyền internet để phục vụ việc học học trực tuyến cho con em mình; PH cần tạo cho con em mình một môi trường học tập tốt nhất có thể, nhất là không gian học, khu vực học tập riêng cho HS.
4.2. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường
GVCN sẽ trao đổi với PH về quy tắc học tập trực tuyến của lớp, thời khóa biểu, tình hình học tập của HS. PH cần nắm thông tin con em mình, trao đổi thường xuyên với GVCN, GV bộ môn. Tham gia vào các nhóm do GV (hoặc PH) lập để nắm bắt,
trao đổi các hoạt động của trường, tình hình học tập của con. Động viên, nhắc nhở
HS chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường, pháp luật của nhà nước đề ra. Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, Hội cha mẹ HS, PH, GV sẽ đem lại thành công cho việc học trực tuyến.
Hình ảnh GVCN thông báo tình hình học tập của HS đến PH
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 1. Tổ chức thực nghiệm: 1. Tổ chức thực nghiệm:
Mục đích thực nghiệm: Mục đích của thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của giải pháp nâng cao chất lượng dạy hoc trực tuyến mà chúng tôi đã đề xuất.
Nội dung thực nghiệm: Do điều kiện về tính pháp lý và thời gian nghiên cứu, tác giả chỉ khảo sát một số nội dung.
Đối tượng thực nghiệm: GV và HS ở trường THPT Nghi Lộc 5
Thời gian thực nghiệm: Trong năm học: 2020 – 2021 và năm học 2021- 2022
Cách thức thực nghiệm: Chúng tôi so sánh kết quả khảo sát trước khi áp dụng giải pháp nâng cao chất lượng dạy hoc trực tuyến và sau khi thực hiện giải pháp để có kết quả đánh giá.
Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát CBQL, GV, CNV, HS về giải pháp đưa ra.
Xử lý kết quả thử nghiệm
+ Sau khi thu thập số liệu, chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu. Kết quả kiểm tra nội dung trên sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê.
2. Kết quả thực nghiệm:
2.1. Kết quả từ phiếu điều tra
CBQL, GV, CNV và HS trường về tính khả thi của các giải pháp (Phiếu khảo sát – Xem phần phụ lục 7).
Kết quả khảo sát cho thấy đa số CB, GV, CNV và HS được hỏi đều có sự thống nhất và đánh giá cao về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Trong đó, số nguời đánh giá rất khả thi và khả thi chiếm tỷ lệ rất cao (bình quân trên 90%). Đặc biệt, các biện pháp đối với nhà trường và GV không có ý kiến nào đánh giá không khả thi. Sự đánh giá này chứng tỏ là các biện pháp được đề xuất là có tính khả thi cao trong việc thực hiện dạy học trực tuyến tại trường THPT nói chung và tại trường THPT Nghi Lộc 5 nói riêng.
2.1.2. Khảo sát tính hiệu quả của giải pháp đưa ra
Bảng 8. Kết quả khảo sát HS thực hiện quy tắc trong lớp học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 5 (Dành cho HS – trước và sau khi thử nghiệm)
Đánh giá của GV trước thử nghiệm Đánh giá của GV Sau thử nghiệm Nôi dung Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Hoàn toàn không tốt Rất tốt Tốt Bình thườ ng Chưa tốt Hoàn toàn không tốt
1. Thực hiện đúng giờ giấc học
tập,trang phục học tập 9 28 8 6 1 28 15 9 0 0 2. Chuẩn bị nội dung và tài liệu
học tập theo đúng yêu cầu 29 13 7 2 1 24 24 4 0 0 3. Học sinh bật/tắt camera và
microphone theo sự chỉ dẫn của thầy cô trong lớp, sử dụng tên thât khi đăng nhâp lớp học trực tuyến
11 17 9 10 5 35 12 5 0 0
4. Lắng nghe tích cực khi cô giáo
giảng bài, khi bạn phát biểu 22 21 3 5 1 29 14 8 1 0 5. Trong quá trình học phải ghi
đầy đủ nội dung tiết học 13 25 2 8 4 30 13 9 0 0 6. Tuyệt đối không gửi đường link
cho người không thuộc lớp mình
Sau khi thực hiện các giải pháp đưa ra việc thực hiện nội quy lớp học trực tuyến của HS được tăng lên rất nhiều, đặc biệt không còn tình trạng HS gửi đường link lớp học trực tuyến cho người không thuộc lớp mình. Việc thực hiện nội quy lớp học nghiêm túc sẻ góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy trực tuyến.
Biều đồ 3: (trước thực nghiệm)
Biều đồ 6: (sau thực nghiệm)
Kết quả khảo sát về khả năng tiếp thu bài của HS qua các tiết dạy học trực tuyến. Trước khi áp dụng các giải pháp 13,5% học sinh đánh giá khả năng tiếp thu bài là rất tốt, 38,6% đánh giá tốt. Sau khi áp dụng các giải pháp 53% học sinh đánh giá khả năng tiếp thu bài là rất tốt, 30% đánh giá tốt. Kết quả đạt được là nổ lực của HS, GV và sự đồng hành của PH trường THPT Nghi Lộc 5 trong quá trình giảng dạy trực tuyến.
Bảng 9: Tổng hợp kết qủa dạy học trực tuyến cho HS trường THPT Nghi Lộc 5 trước và sau khi thử nghiệm đề tài
TT Các kỹ năng Mức độ đạt được Trước thử nghiệm Mức độ đạt được Sau thử nghiệm Thành thạo Tương đối Chưa thành thạo Thành thạo Tương đối Chưa thành thạo 1 Kỹ năng sử dụng phần mềm 52 281 69 322 80 0
2 Kỹ năng thực hiện bài học 149 161 92 301 101 0
3 Kỹ năng tương tác. 60 161 181 300 102 0
4 Kỹ năng tìm kiếm thông tin. 84 101 237 301 101 0
5 Kỹ năng giao tiếp trực tuyến 24 60 318 321 81 0
6 Kỹ năng phối hợp các thao tác 68 121 213 301 101 0
Qua thực tế áp dụng dạy học trực tuyến cho HS trường THPT Nghi Lộc 5 đã cho kết quả tốt, đạt tỉ lệ 100% cho các kỹ năng thành thạo và tương đối thành thạo. Các kỹ năng học tập của HS tăng lên rất nhiều, đặc biệt kỹ năng sử dụng phần mềm, kỹ năng giao tiếp không còn tình trạng chưa thành thạo. Việc sử dụng phần mềm ứng dụng dạy học trực tuyến không chỉ nâng cao kỹ năng cho HS mà còn đem lại sự quan tâm và cả kỹ năng cho PH, các kỹ năng về tìm kiếm thông tin và tương tác được cải thiện đáng kể. Đây là kỹ năng rất cần thiết cho việc hướng tới ý thức thông tin, tự giác trong học tập, khả năng tự tìm tòi và học hỏi của người học. Kỹ năng này rất phù hợp với tinh thần và quan điểm giáo dục đổi mới đó là “Nâng cao năng lực và phẩm chất cho HS” nếu kỹ năng này thành thạo thì người học có thể tự tìm kiếm và xử lý thông tin từ đó chủ động tiếp thu kiến thức. Một số kỹ năng phối hợp các thao tác và giao tiếp trực tuyến cũng được nâng lên ở mức độ cao và nhanh. Điều này rất phù hợp với vận động xã hội 4.0.