CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.7. Kết quả xác định hoạt tính kháng khuẩn của tinhd ầu bằng phương pháp
đo đường kính vòng kháng khuẩn
Khả năng kháng khuẩn được xác định dựa trên khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn được thể hiện qua đường kính kháng khuẩn được tạo ra trên đĩa Petri được trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3. 11: Đường kính vòng kháng khuẩn của tinh dầu lá Trầu không (mm)
STT Nồng độ µl/ml B. cereus E. coli S. typhi S. areus P. aeruginosa 1 1024 8,33±1,11 3,00±0,00 3,5±0,5 4,33±1,11 5,33±2,44 2 512 5,33±1,55 2,67±0,44 2,5±0,5 2,33±0,44 3,00±0,0 3 256 5,00±1,00 1,00±0,00 - 2,33±0,44 1,00±0,00 4 128 4,00±0,67 - - 1,3±1,00 - 5 Tetracyclin 2,67±0,89 4,00±0,00 5,00±0,00 8,00±0,00 6,00 ±0,00 6 Ampicilin 7,33±0,44 4,00±0,00 - - 2,00±0,00 7 Amoxycilin - - - - 3,00±0,00 8 DMSO 2% + TWEEN 80 0,2% - - - - -
Theo bảng 3.8 khi đánh giá sơ bộ về khả năng kháng khuẩn của tinh dầu lá Trầu không trên từng chủng vi khuẩn tôi rút ra một số nhận xét như sau:
1024 µl/ml có hoạt tính kháng khuẩncao nhất với kết quả là 8,33±1,11mm, hai nồng độ 512µl/ml và 256µl/ml không chênh lệch đáng kể kết quả lần lượt là 5,33±1,55 mm và 5,00±1,00mm. Nồng độ còn lại là 128µl/ml kết quả thu được là 4,00±0,67mm. Kết quả cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá Trầu khôngđối với chủng B. cereus tương đối cao, nhận thấy tinh dầu lá Trầu không có khả năng kháng chủng này tốt kể cả ở nồng độ thấp. Hình 3. 3: Khảnăng kháng B. cereus của tinh dầu lá Trầu không (1): 1024 µl/ml, (2): 512µl/ml, (3): 256µl/ml, (4): 128µl/ml, (5): Tetracyclin, (6): Ampicilin, (7): DMSO 2% + Tween 80 0,2%
Trên chủng vi khuẩn E. coli, sau khi tiến hành khảo sát thì nhận thấy ở hai nồng độ 1024µl/ml và 512µl/ml khả năng kháng khuẩn không chênh lệch nhiều, chỉ ở mức 3,00±0,00mm và 2,67±0,44 mm. Nồng độ 256µl/ml khả năng kháng chỉ đạt 1,00±0,00mm và không kháng ở nồng độ 128µl/ml. Qua kết quả cho thấy, hoạt tính kháng vi khuẩn E. colicủa tinh dầu lá Trầu không rất thấp so với các chủng vi khuẩn còn lại.
(1): 1024 µl/ml, (2): 512µl/ml, (3): 256µl/ml, (4): 128µl/ml, (5): chứng âm DMSO 2% + Tween 80 0,2%, (6): chứng dương gồm 3 loại (a) Amoxylin, (b) Ampicilin, (c) Tetracyclin
Trên chủng vi khuẩn S. typhi, sau khi tiến hành khảo sát ta nhận thấy tinh dầu lá Trầu không chỉ kháng được vi khuẩn S. typhiở hai nồng độ 1024µl/ml và 512µl/ml, kết quả lần lượt là: 3,5±0,5mm và 2,5±0,5mm. Còn ở nồng độ 256µl/ml và 128µl/ml thì không có khả năng kháng S. typhi. Như vậy, qua kết quả cho thấy khả năng kháng vi khuẩn S. typhi của tinh dầu lá Trầu không cũng rất kém.
(1): 1024 µl/ml, (2): 512µl/ml, (3): 256µl/ml, (4): 128µl/ml, (5): chứng âm DMSO 2% + Tween 80 0,2%, (6): chứng dương gồm 3 loại (a) Amoxylin, (b) Ampicilin, (c) Tetracyclin
Trên chủng vi khuẩn S. aureus, các nồng độ khảo sát giảm dần vòng kháng khuẩn lần lượt là: 1024 µl/ml ứng với 4,33±1,11mm, 512 µl/ml và 256 µl/ml có cùng vòng kháng là 2,33±0,44mm, 128 µl/ml ứng với 1,3±1,00mm. Qua kết quả cho thấy, khảnăng kháng vi khuẩn S. aureus của tinh dầu lá Trầu không thấp hơn B. cereus, nhưng cao hơn cả E. coli
và S. typhi.
(1): 1024 µl/ml, (2): 512µl/ml, (3): 256µl/ml, (4): 128µl/ml, (5): chứng âm DMSO 2% + Tween 80 0,2%, (6): chứng dương gồm 3 loại (a) Amoxylin, (b) Ampicilin, (c) Tetracyclin
Hình 3. 6: Khảnăng kháng S. aureus của tinh dầu lá Trầu không Hình 3. 5: Khảnăng kháng S. typhi của tinh dầu lá Trầu không Hình 3. 5: Khảnăng kháng S. typhi của tinh dầu lá Trầu không
Trên chủng vi khuẩn P. aeruginosa có sựthay đổi vòng kháng rõ rệt hơn khi thay đổi nồng độ từcao đến thấp. Ở nồng độ cao nhất là 1024 µl/ml thì vòng kháng tương ứng là 5,33±2,44mm, nồng độ giảm xuống 512 µl/ml thì vòng kháng còn 3,00±0,0mm, nồng độ giảm thêm còn 256 µl/ml thì vòng kháng chỉ còn 1,00±0,0mm; nồng độ thấp nhất 128 µl/ml thì hoàn toàn không kháng được P. aeruginosa.
(1): 1024 µl/ml, (2): 512µl/ml, (3): 256µl/ml, (4): 128µl/ml, (5): chứng âm DMSO 2% + Tween 80 0,2%, (6): chứng dương gồm 3loại (a) Amoxylin, (b) Ampicilin, (c) Tetracyclin
Dựa trên kết quả thí nghiệm với DMSO 2% + Tween 80 0,2%, các mẫu chứng âm không xuất hiện vòng kháng khuẩn, điều này được khẳng định khi đa số các thí nghiệm về kháng khuẩn đều dùng DMSO làm chứng âm [10]. DMSO và Tween 80 dùng để phân tách tinh dầu ra nhỏ hơn để dễ dàng khuếch tán vào đĩa giấy. Vì vậy có thể kết luận rằng DMSO hòa tan đa số các hợp chất và sử dụng làm chứng âm với khuẩn mà không ảnh hưởng đến kết quả kháng khuẩn [12].
- Tinh dầu Trầu không có khảnăng kháng được 5 chủng vi khuẩn thử nghiệm. Mức độ kháng phụ thuộc vào nồng độ tinh dầu thử nghiệm. Hiệu quả kháng của tinh dầu Trầu không tốt nhất trên chủng B. cereus và thấp nhất trên chủng E. coli và S. typhi. Đối với S. aureus và P. aeruginosa mức độ kháng không cao so với B. cereus. Ở nồng độ thấp nhất (128µl/ml) thì hầu như không kháng được cả 3 chủng E. coli, S. typhi và P. aeruginosa; có kháng ở B. cereus và S. areus lần lượt là 4,00±0,67mm và 1,3,00±0,0mm.
-Ở nồng độ 1024µl/ml, hiệu quả kháng của tinh dầu Trầu không thấp hơn Tetracyclin mức 30µg, tương đương với Ampicilin mức 10µg và cao hơn Amoxylin mức 10µg.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ4.1. Kết luận