Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh mò bao lông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của chó mắc bệnh mò bao lông do demodex SPP tại phòng khám samyang animal clinic và biện pháp phòng trị (Trang 51 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh mò bao lông

BAO LÔNG

4.2.1. Triệu chứng lâm sàng chó mắc bệnh Mò bao lông

Trong thời gian nghiên cứu, từ cuối tháng 9/ 2018 đến tháng 8/ 2019, có 3 ca bệnh mắc Mò bao lông trong năm 2019 và 1 ca bệnh mắc trong năm 2018. Trong đó, có 3 trường hợp nhiễm ghẻ toàn thân và 1 trường hợp nhiễm ghẻ cục bộ, đều thuộc nhóm dưới 3 tuổi.

Cụ thể:

Bảng 4.6. Một số triệu chứng lâm sàng chó mắc bệnh Mò bao lông

Triệu chứng theo dõi Số con biểu hiện

(n=4)

Rụng lông cục bộ 1

Rụng lông toàn thân 3

Mặt sưng phù 1

Sốt, mệt mỏi, bỏ ăn 1

Sưng khớp chân 1

Da khô, nhăn nheo có vảy gàu 2

Da tổn thương có mủ tanh 1

Hình 4.2. Chó nhiễm Demodex gây sưng phù, rụng lông vùng mặt, chân và sưng khớp

Hình 4.3. Chó nhiễm Demodex, toàn thân đóng vảy, có dịch mủ

Hình 4.5. Chó nhiễm Demodex gây rụng lông, da nhăn nheo, đóng vảy

Những phát hiện này hoàn toàn phù hợp với những mô tả của Henfrey

(1990) về tổn thương cục bộ và của Nedunchelliyan (1989) và Caswell et al.

(1999) về tổn thương toàn thân.

4.2.2. Đặc điểm bệnh tích chó mắc bệnh Mò bao lông

Soi kính: các vết cạo da sâu cho thấy sự hiện diện của trứng, nhộng và ghẻ trưởng thành trong tất cả 4 trường hợp và quan sát hình thái đã xác định được là

loài D. canis.

Hình 4.6. Ghẻ Demodex canis được quan sát qua kính hiển vi

Về mặt tế bào học: các tổn thương có dịch rỉ cho thấy bạch cầu trung tính, hồng cầu, tế bào lympho, vi khuẩn Staphylococcus và đại thực bào.

Hình 4.7. Vi khuẩn staphylococcus, bạch cầu trung tính, lympho và đại thực bào

Về sinh hóa máu: xét nghiệm 4 chỉ tiêu sinh hóa máu nhờ hệ thống máy xét nghiệm, kết quả được thể hiện qua bảng 4.7. Cụ thể:

Bảng 4.7. Kết quả xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh hóa máu chó mắc bệnh Mò bao lông

Chỉ số theo dõi Bình thường

(Shashidhar,2009) Bệnh Mò bao lông Đơn vị

Hb 11,33 ± 0,59 8,7 ± 0,2 g/dl

Bạch cầu trung tính 7120,90 ± 357,87 10152 ± 910,12 Tế bào/µl Tế bào Lympho 2258 ± 129,20 2798 ± 356,3 Tế bào/µl

Albumin 3,09 ± 0,15 2,92 ± 0,11 g/dl

Globulin 4,04 ± 0,13 4,52 ± 0,10 g/dl

Kết quả này có sự tương đồng cao với nghiên cứu của Jayagopal Reddy

(1992); Yu-Jen Tsai and Wen-Cheng Chung (2011); Aujla et al. (2000). Các giá

trị hemoglobin thấp đáng kể cho thấy thiếu máu. Tế bào Lympho và bạch cầu trung tính tăng đáng kể (đặc biệt 1,4 lần với bạch cầu trung tính) có thể do viêm và nhiễm khuẩn thứ cấp. Ngoài ra, nồng độ giảm albumin có thể là do mất thông qua các chất tiết viêm và tăng nồng độ globulin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của chó mắc bệnh mò bao lông do demodex SPP tại phòng khám samyang animal clinic và biện pháp phòng trị (Trang 51 - 54)